Đảng bỏ tù Văn học, chọc mù Văn thơ (Phần 1) - Dân Làm Báo

Đảng bỏ tù Văn học, chọc mù Văn thơ (Phần 1)

Uyển Thi (Danlambao) - Cứ mỗi độ xuân về tôi lại được nghe những bài hát xuân, mà lạ kỳ tất cả những bài hát đó đều là nhạc vàng những tiếng hát của Chế Linh cứ ấm áp lòng người với câu con biết bây giờ mẹ chờ tin con... hay tiếng hát Duy Khánh lại một mùa xuân buồn xa xứ nghe nhớ thương vây kín trong lòng... La lũ xa nhà chúng tôi lại đưa ánh buồn vời vợi nghĩ đến quê nhà, những bài hát đó đã được sáng tác cách đây gần nửa thế kỷ nhưng sao vẫn hợp thời, suy đi nghĩ lại thì bởi dòng nhạc vàng đó được sinh ra nơi một đất nước tự do VNCH kể cả các bài giáng sinh cũng thế mà mấy chục năm nay thời cộng sản không có được một bản nhạc nào nghe cho lọt lỗ tai tại sao?

Rất nhiều ca sỹ nổi tiếng nhờ hát nhạc của Trịnh Công Sơn nhạc của ông không dừng lại ở trong nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhạc Trịnh đã được dịch ra tiếng nhật và (nhiều thứ tiếng) ca sỹ tên Tendo Yoshimi người nhật (1) đã hát rất thành công những ca khúc của ông và nổi tiếng tại quê hương. Tại sao nhạc của ông và nhiều nhạc sỹ khác như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, hay Trần Thiện Thanh... nói chung là dòng nhạc vàng lại hay như thế vâng thưa vì nó được sinh ra nơi mảnh đất tự do.

Còn nhạc đỏ ngày xưa và hiện nay thì sao? Thật tình ngay những nhạc sỹ lừng danh một thời như Trịnh Công Sơn, khi những bản nhạc của ông sáng tác sau giải phóng bị kiểm duyệt không cho xuất bản. Còn nếu muốn được kiểm duyệt phải viết theo chủ đề cánh mạng thế là họ Trịnh tịt ngòi nếu có viết cũng chẳng được mấy bài ra hồn, về sau để phải đối cộng sản ông hành nghề vẽ tranh(2) thế mới biết con người dù có tài giỏi đến đâu nếu sáng tác mà không có tự do coi như chết.

Ở Việt Nam có hẳn một sở văn hóa thông tin chuyên để kiểm duyệt phim, nhạc, thơ... Tất cả những gì mà được duyệt thì phải viết theo ý đảng bằng không sẽ bị ném thùng rác người nhạc sỹ vô tình trở thành người viết theo ý đảng bằng không bỏ nghề nên những bản nhạc họ sáng tác thật tình nghe như đấm vào tai có một câu hát mà nhai đi nhai lại như bài (3) anh tràng đẹp trai, cô nàng đẹp gái. Không yêu đừng nói lời cay đắng... đến nỗi báo chí CS còn phải lên tiếng phản đối nữa là.

Sau giải phóng những ca sỹ vang danh một thời như Chế Linh, Duy Khánh... khi tiếp xúc với chế độ cộng sản cũng bó tay bởi những bài hát ruột của mình đều bị cấm nếu muốn hát chỉ còn cách vượt biên và gần đây ngay khi ca sỹ Chế Linh quay về nước lưu diễn những bản nhạc của anh đều bị cấm thử hỏi chất giọng Chế Linh mà bắt hất nhạc đỏ thì đố mà ông hát được nên nhiều xô lưu diễn của ông bất thành.

Âm nhạc là vậy văn thơ cũng chịu chung số phận, những bài văn hay những câu chuyện tình đều bị xét duyệt cẩn thận, ngay nhà văn Hoàng Xuân Việt viết cuốn Tâm Lý Bạn Trai, Tâm Lý Bạn Gái nổi như cồn mà sau này lũ học sinh chúng tôi muốn đọc cũng chỉ có những cuốn sách cũ, truyền tay nhau để coi bởi đảng không cho tái bản. Và những tác phẩm của ông sau thời giải phóng cũng không có gì là đặc sắc. Bởi đứa con của mình đẻ ra mà bị chỉnh sửa cắt xén thì còn gì có hồn, nên một số nhà văn đành gác kiếm. Còn hơn viết ra những tác phẩm nghèo nàn chắc chắn sẽ chết yểu, bằng không sống cũng khó nuôi.

Đầu tiên phải kể đến dòng thơ mới, do chính Hồ Chí Minh làm những bài thơ con cóc mà đọc nghe có mùi (4). Rồi đến những bài thơ nghe như đấm vào tai, của những người không học mà đòi làm thơ, Những bài thơ không có vần có điệu, vô hồn thì lại được báo đảng tung hô hết lời, và được dạy ở trường học như bài thơ Bên Kia Sông Đuống của tác giả Hoàng Cầm (5) bài thơ dài lê thê như văn xuôi nhưng viết theo ý đảng, thì được ca ngợi còn những bài thơ hay thì bị vùi dập, bị ghép cho cái mác thơ phản động. Lâu dần những nhà thơ có tâm có tầm không muốn sáng tác nữa, nếu có sáng tác chỉ lưu hành nội bộ theo kiểu yêu nghề!

Phim ảnh cũng chẳng khá hơn những bộ phim mà đạo diễn tự bỏ tiền túi ra thuê diễn viên tự đóng, như bộ phim giang hồ chợ lớn thì bị đảng cát xén nhiều đoạn khi đạo diễn không đồng ý lập tức bị cấm chiếu (6) thế là bao tiền của bỏ ra coi như nước đổ ao bèo. Đến đạo diễn nước ngoài André Menras Hồ Cương Quyết quay bộ phim Hoàng Sa Việt Nam Nỗi Đau Và Mất Mát cũng bị cấm chiếu bởi đảng sợ anh Tàu phật lòng nên cấm?

Khi đảng bỏ tù văn học, chọc mù văn hóa, ném đã văn thơ thì những tài năng của tuổi trẻ chúng ta không bao giờ phát huy được nơi mảnh đất xã hội chủ nghĩa, tại sao chúng ta phải cam chịu sự cấm đoán một cách vô lý như vậy? Chúng ta là những người yêu nước tự hào với truyền thống tốt đẹp của ông cha đã để lại cả ngàn năm văn hiến không thể khuất phục sự cấm đoán bất công như thế. Chúng ta hãy chuẩn bị sẵn tinh thần chỉ đợi một cơ hội sẽ cùng đứng lên để gỡ bỏ bất công ấy bởi cơ hội đến đã rất gần.



_________________________________

Chú thích:








Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo