Thư của một cựu bộ đội gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Làm thế nào để trở thành một người lương thiện đúng nghĩa" - Dân Làm Báo

Thư của một cựu bộ đội gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Làm thế nào để trở thành một người lương thiện đúng nghĩa"

Tôi là Ngô Văn Đích, sinh ngày 21 tháng 12 năm 1971. Sinh quán tại Phả Lại, Đức Long, Quế Võ - Bắc Ninh. Số chứng minh nhân dân 125151648.

Gần đây tôi được biết nhà nước đã giải quyết một số trường hợp bị oan sai theo nghị quyết 388/2003/NQUBTVQH11. Do đó, tôi mạo muội viết gửi ông về trường hợp của tôi và xin hỏi ông "làm thế nào để trở thành một người lương thiện đúng nghĩa"?

Trước tiên tôi xin phép sơ qua về bản thân!

Năm 1989 tôi xung phong đi bộ đội và đóng quân tại biên giới phía bắc, được thưởng ra quân trước thời hạn 1991 do có công chống tiêu cực trong đơn vị.

Sau khi giải ngũ tôi về quê lấy vợ và làm ăn kinh tế và trở thành người khá thành đạt. Ngày mùng 2 tết năm 1998 tức ngày (29/1/1998 dương lịch) tôi bị bắt trên đường đi chơi với lý do là tham gia một vụ cướp xảy ra từ năm 1992. Trong suốt quá trình điều tra tôi không hề nhận cái tội từ trên trời rơi xuống. Tuy nhiên sau đó Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vẫn xét xử tôi 6 năm tù. Tôi chống án tới tòa Tối cao và qua 2 lần hoãn xử, đến lần 3 tuyên tôi vẫn bị y án 6 năm tù. Tôi làm đơn chống tới giám đốc thẩm thì biệt vô âm tín.

Sau đó tôi được đặc xá năm 2000 về quê lao động sản xuất. Lúc này gia đình tôi đã tan nát, vợ tôi đã ly dị và với hai bàn tay trắng, tài sản quý nhất của tôi chỉ là hai đứa con!

Tôi chọn cho mình công việc điêu khắc để nuôi con ổn định cuộc sống. Sau nhiều năm tích cóp tôi mở riêng cho mình một xưởng điêu khắc nhỏ và kinh doanh đá mỹ nghệ tranh đá quý!

Nhận thấy cần mở mang sản xuất, cần có mặt bằng để phát triển nghề nghiệp, mơ ước tạo dựng công ăn việc làm cho con cháu và nếu có thể là nơi làm việc của nhiều người dân địa phương, tôi có mua lại một thửa ruộng bỏ hoang hóa của một người dân địa phương và mua theo hợp đồng của HTX. Năm 2011 một gia đình người địa phương ra mặc nhiên lấn chiếm. Tôi ngăn cản và đã bị họ chém thương tích tới 57% sức khỏe và bị liệt chân trái. Tòa án phúc thẩm xét xử không đúng người đúng tội, bồi thường không thỏa đáng (70 triệu đồng). Tôi đã làm đơn khiếu nại tới chánh tòa tối cao nhưng biệt vô âm tín sau khi xảy ra và ngay cả bây giờ gia đình người đánh chém luôn có lời lẽ đe dọa con cái tôi!

Điều đáng nói ở đây là sự bè phái quan hệ với giới công quyền làm đổi trắng thay đen tình tiết của vụ án.

Và sự trù úm ngay trong cán bộ cơ sở làm việc theo cảm tính, bè phái gây mất công bằng với người dân địa phương, ngăn cản triệt để công việc làm ăn của tôi.

Với những gì nhìn thấy ở địa phương và những gì tự tìm hiểu, tôi mất niềm tin hoàn toàn vào công lý hay cơ quan pháp luật!

Với kinh nghiệm đã từng đi hết chiều dài pháp luật, tôi hiểu rằng khiếu kiện chỉ là vô vọng. Pháp luật là công cụ của kẻ có quyền và có tiền. Trong một xã hội mà người hành pháp lợi dụng quyền lực, lợi dụng cán cân công lý để kiếm tiền thì sao có công bằng được!? Nó giống như "tự nhiên sinh tồn, với cá lớn nuốt cá bé" mà tôi thì vì tình người, đạo đức không cho phép tôi TỰ TÌM CÔNG LÝ.

Thưa ông! Với điều kiện hoàn cảnh của tôi, tôi phải làm sao để trở thành một con người lương thiện? Làm thế nào để có một cuộc sống yên phận để lo làm ăn có kinh tế lo cho người thân?




 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo