Tin chết liền!!! - Dân Làm Báo

Tin chết liền!!!

Bí thư Hà Nội: “Chưa thấy nước nào tự ứng cử dễ như ở VN” 

“Người tự ứng cử không phải qua lựa chọn, bình xét, đánh giá xem có đáp ứng yêu cầu không. Tôi chưa thấy nước nào tự ứng cử dễ như ở Việt Nam”.

Nhiều ý kiến trong đoàn ĐBQH TP Hà Nội đề nghị 
cần quy định cụ thể hơn nữa với người tự ứng cử (Ảnh: ND) 

Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nêu khi thảo luận về Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chiều 5/11. 

Cho rằng tiêu chuẩn người tự ứng cử chưa được nêu rõ, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà cho rằng, trong thực tế tại một số kỳ trước đã xảy ra những bất cập, có vi phạm nhưng lại không có quy định nào cả. 

Theo đại biểu, người được giới thiệu ứng cử phải có một cơ quan, đơn vị tổ chức đứng ra đảm bảo, phải có lý lịch tư pháp. Bởi nếu không có, hội đồng bầu cử hoặc ủy ban bầu cử khó xem xét, kiểm tra nhân sự. 

Trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị cũng đề nghị thủ tục cho người tự ứng cử cần cụ thể hơn nữa. Luật bầu cử gần đây mở ra cơ chế cho người tự ứng cử, để khắc phục tình trạng thiếu dân chủ, nhưng điều này đang được làm quá dễ dàng, dù tự ứng cử đã trở thành một thông lệ trên thế giới. 

“Tôi chưa thấy nước nào tự ứng cử dễ như ở Việt Nam. Cứ tự mình làm hồ sơ rồi ghi tên vào danh sách. Nhiều người cho có những cái không hợp lý. Người tự ứng cử không phải qua lựa chọn, bình xét, đánh giá xem có đáp ứng yêu cầu không, hoặc có làm điều này nhưng còn hình thức” – Bí thư Hà Nội nói. 

Ông Phạm Quang Nghị cho rằng, người ứng cử tự đánh giá mình có khả năng, nhưng phải có người khác đánh giá xem có phù hợp không. Vì thế cần phải có tổ chức đánh giá, nếu là địa bàn dân cư phải có tổ dân phố. Chí ít cũng phải có người phản đối, trong trường hợp người tự ứng cử có vấn đề tâm thần, sức khỏe, lý lịch thì người ta sẽ không đồng ý. 

"Trên thế giới có cơ chế phổ thông là phải có ít nhất bao nhiêu chữ ký đồng ý mới cho ứng cử", ông Nghị nói. 

Bí thư Hà Nội dẫn dụ trước đây có một sinh viên ở quận Thanh Xuân ứng cử quyết liệt, nhưng anh này lại chây ì, khi giải phóng mặt bằng thì nhất quyết không chịu đi. Rồi một công chức nhà nước về hưu, đủ hết tiêu chuẩn ứng cử nhưng lại không phải là công dân tiêu biểu cho khu dân cư khi ông này sống không gương mẫu, thậm chí còn... đấu đường nước ra ngoài công tơ. 

Nhằm khắc phục những bất cập, Bí thư Hà Nội đề nghị phải có quy định về tiêu chí cụ thể đối với người tự ứng cử. Ngoài ra quá trình vận động bầu cử cũng phải dân chủ, công khai, bình đẳng về thời lượng, số lượng chứ không phải ai có kinh phí thì xuất hiện nhiều trên truyền hình, còn không có thì thôi. 

Đại biểu Chu Sơn Hà thì cho biết, luật đưa ra các hành vi cấm đối với người tự ứng cử, nhưng lại chưa có quy định xử lý vi phạm như thế nào. Do vậy luật cần phải quy định rõ các trường hợp vi phạm đều phải được xử lý, nhất là các trường hợp vi phạm quảng cáo hình ảnh cá nhân. 

Ông Hà khẳng định trên thực tế đã có trường hợp tự ứng cử xuất hiện trên truyền hình cả tháng trời đánh bóng tên tuổi, rồi khi còn 15 ngày thì bầu cử lại liên tục đi ủng hộ người nghèo, làm nhà tình nghĩa và được các phương tiện truyền thông đăng tải như một hình thức quảng cáo. 

“Làm từ thiện, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn là việc làm ý nghĩa, rất đáng hoan nghênh, nhưng những việc đó phải dừng lại trước 30 ngày kể từ ngày bầu cử” – đại biểu Chu Sơn Hà đề nghị. 








Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo