Vũ Đông Hà (danlambao) -
Nhan đề của bài viết này có thể sẽ bị các bạn vừa bịt mũi vừa ném đá.
Nhưng coi chừng ném nhầm và bị công an tóm! Bởi vì nó là câu thơ từ một tác phẩm mà đồng chí Tuyên láo đảng Đinh Thế Huynh đã từng phán: "tập thơ Nhật ký trong tù không chỉ có ý nghĩa văn chương sâu sắc, mà là tài sản vô giá trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội Việt Nam... (*)".
Thế mới biết dưới chế độ của đảng ta
anh hùng, có những tấm khiên, lá chắn cực kỳ đảm bảo an toàn. Với một
tấm ảnh của "Người", một khẩu hiệu Sống, chiến đấu và học tập theo gương
của "Người", một tư tưởng của "Người"... thì đằng sau dù có gì đi nữa cũng
vẫn sạch và thơm. Sông có cạn, núi có thể mòn, biên cương có thể mất,
biển đông có thể bị lưỡi bò liếm sạch... song chân lý ấy không bao giờ
thay đổi.
Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho;
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù.
(Hồ Chí Minh - Ngục trung nhật ký)
Trên thế giới có nhiều danh ngôn để nói lên giá trị của tự do. Freedom is not free của dân Mỹ, Tự do là không khí của tâm hồn như ông tướng độc nhãn Moshe Dayan nhắn nhủ dân Do Thái, hay Tự do là không có giá trị nếu nó không bao hàm tự do để phạm sai lầm của ông thánh Ấn Độ Mahatma Gandhi, hoặc Nếu không có tự do, không ai thực sự có một cái tên của ông Milton Acorda nào đó v.v... Câu nào nghe cũng được.
Nhưng tất cả đều trở thành nhỏ bé trước tầm vóc vĩ đại của 4 câu thơ ký tên Hồ Chủ tịch.
Chỉ với 4 câu, 28 từ, 1 chữ ỉa
Hồ Chủ tịch đã bộc trần trọn vẹn, sâu sắc, tài tình trạng thái thôi
thúc, khẩn cấp, bức xúc, quay quắt, trời ơi hết chịu nỗi rồi của một
người không có tự do; đã giản đơn hóa khái niệm tự do cao quý một cách
thần kỳ, xuống chiều sâu gần đất nhất để có thể đến với tất cả mọi
thành phần quần chúng. Trí thức, mù chữ, thầy tu, tội phạm, nhà nông,
nhà thơ, bần cô nông, tiểu tư sản, đàn bà đẹp gái, đàn ông xấu trai, cụ
già, con nít... không ai mà không cảm nhận, không hiểu, không quán
triệt vì ai cũng đã hơn một lần trên đời từng lâm vào tình trạng khẩn
cấp tái tê người "đến buồn đi ỉa cũng không (chưa) đi (được)" này.
Nếu triển khai khái niệm tự do
"đến buồn" này với hình ảnh ta ngồi chồm hổm một mình, tự ta quyết định
chủ quyền tống khứ của nợ trong cái giang sơn riêng biệt của ta, không
có kẻ "lạ" nhảy vào chung chạ, xí phần... ta sẽ có được khái niệm độc
lập cũng giản đơn, sát tầm mặt đất. Tự Do sẽ không trọn vẹn, có thể trở
thành vô nghĩa nếu không có Độc Lập. Cho dù có "đến buồn" cách mấy mà
thằng Cận Bình hàng xóm chui vào ngồi chồm hổm bên
cạnh thì chắc phải "hết buồn". Tự Do phải đi đôi với Độc Lập thì may ra
mới có được cái thở phào Hạnh Phúc sau đó.
Đó là phương trình toán học chắc nịch: Độc Lập + Tự Do = Hạnh Phúc.
Đó cũng là cụm từ 6 cục nằm dưới cái đít có tên gọi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Kể từ ngày 29 tháng 8 năm 1932
khi Hồ Chủ tịch bắt đầu sản xuất Ngục Trung Nhật Ký từ Quảng Tây, Trung
Quốc đến nay đã hơn 80 năm. Kể từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên Ngôn
Độc Lập tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã được hơn 70 năm. 70 năm Độc lập - Tự do - Hạnh phúc vẫn nằm dưới đít Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tự do nằm giữa cụm 6 từ vẫn được các đồng chí
kế thừa sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch nâng niu, trân trọng trên từng
văn kiện, từng diễn văn, từng khẩu hiệu.
Cũng 70 năm qua, dân ta
cũng vẫn thấp tha thấp thỏm với cảm giác "đến buồn" của Hồ Chủ tịch
ngày nào trên từng cây số của kiếp làm chủ đất nước. Cảm giác ấy nổi
bật rõ trong những ngày vừa qua khi dân ta xuống đường thể hiện lòng
yêu nước chống họa bành trướng Bắc triều. Độc lập của quốc gia và Tự do
của một công dân chưa bao giờ song hành một cách rõ ràng như thế trong
khát vọng cháy bỏng của mỗi người. Độc lập quốc gia và Tự do công dân
cũng chưa bao giờ tương phản, đối nghịch, không thể song hành, hiện
diện cùng lúc như thế qua góc nhìn của các đồng chí cộng sản đang nối
nghiệp Hồ Chủ tịch. Vì thế trách nhiệm, ước ao bày tỏ lòng yêu nước và
bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đã xuống đường và đã phải
đối diện bằng sự trấn áp bởi chính đảng quang vinh của Hồ Chủ tịch.
Chúng ta được quyền yêu nước xã hội chủ nghĩa nhưng không có quyền lên tiếng bày tỏ, thể hiện lòng yêu nước Việt Nam.
Điều này không có gì lạ.
Điều này không đi ngược lại quan niệm Tự Do vĩ đại của Hồ Chủ tịch.
Điều này không lạc quẻ với chủ
trương xuyên suốt từ đầu chí cuối của đảng quang vinh do Hồ Chủ tịch
dẫn đường soi lối từ lúc sống cũng như sau khi đã chết.
Ngay từ đầu, khi cho hàng chữ
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc đội đít Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
Hồ Chủ tịch và đảng cộng sản của Hồ Chủ tịch đã nhất quyết:
Toàn dân Việt Nam được quyền tự do ỉa.
Nhưng khi ỉa thì cấm không được đái.
Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, biên cương có thể mất, biển đông có thể bị lưỡi bò liếm sạch...
song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.