Sự vị tha của người Việt sau chiến tranh - Dân Làm Báo

Sự vị tha của người Việt sau chiến tranh

Tháng Chín (Danlambao) - Nhân trường hợp Ông Bob Kerrey, cựu thượng nghị sỹ bang Nebraska (1989 – 2001), cựu Chủ tịch Trường ĐH The New School (New York) (2001-2010), người đã từng tham chiến tại Việt Nam những năm 1975 được cân nhắc giữ chức Chủ tịch Hội đồng tín thác Trường ĐH Fulbright VN (FUV) gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Người ta có dịp nhìn lại sự vị tha của người Việt sau chiến tranh.

Cựu thượng nghị sỹ Bob Kerry bị phản đối khi được giữ đề cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng tín thác Fulbirght Việt Nam vì đã từng từng tham gia chiến tranh VN với tư cách sĩ quan mang hàm trung úy trong lực lượng đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ.

Ông Kerrey chính là người chỉ huy đội biệt kích SEAL tiến hành vụ thảm sát ngày 25.2.1969 ở xã Thạnh Phong thuộc H.Thạnh Phú, Bến Tre, khiến trên 20 dân thường thiệt mạng. Ông Kerrey đã nhận trách nhiệm về vụ thảm sát khi trả lời phỏng vấn báo The New York Times.

Trong số những người phản đối ông Bob Kerrey, có bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam.

Bà Ninh cho rằng: “Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông (Bob Kerry) rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.

Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau.” (1) 

Nghe bà Ninh nói về sự tự trọng rất hay, nhưng có lẽ ít người biết rằng trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ, hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, bà Ninh đã trả lời:

Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”.

Phát ngôn của một đại sứ khi nói về những người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam như trên liệu có đủ tư cách nói về “sự tự trọng”?

Khi chiến tranh đi qua, ngoài các vết thương thân thể đã lành, các bên tham chiến đều giữ lại trong lòng những nỗi đau khác nhau. Người thì ân hận, kẻ ôm hận thù. 

Ở Việt Nam, sự hận thù ấy được nuôi dưỡng có tổ chức từ giáo dục tới hệ thống tuyên truyền nhan nhản hàng ngày.

Cũng là chiến tranh, nhưng những người như bà Tôn Nữ Thị Ninh có thể im lặng, câm mồm trước thảm sát biên giới phía Bắc 1979, trước thảm sát Gạc Ma 1988… Vì quyền lợi và vì các đồng chí của bà đã quán triệt tư tưởng 16 vàng 4 tốt rất triệt để.

Hãy nghe Bob Kerry nói về chuyện đã qua và cách mà ông ta sửa sai trong suốt quá trình vận động cho quỹ Fulbright hơn chục năm nay: 

Trả lời Financial Times, ông Bob Kerrey cho biết: "Tôi đã đối mặt với quá khứ một cách trực diện và thành thật. Tôi đã gây ra những điều kinh khủng và tôi sẽ phải sống chung với tội lỗi này suốt cả cuộc đời. Nhưng tôi không muốn chìm đắm trong quá khứ. Tôi vẫn tiếp tục vươn lên và cố gắng làm những điều có thể giúp đỡ Việt Nam để xây dựng tương lai tốt hơn". (2)

Nói về sự vị tha và lòng tự trọng của người Việt, hãy nhìn cách bà Tôn Nữ Thị Ninh và đồng đảng của bà đã làm với chính đồng bào mình sau cuộc chiến 1975 đến nay để hiểu tinh thần hòa hợp, hòa giải hướng tới tương lai mà họ kêu gọi là gì.

Không nhắc tội Trung Cộng, nhưng ra rả kể tội Mỹ và chứng minh chân lý thuộc về Việt Nam là phương thức xưa giờ đảng Cộng sản đã chọn.


_____________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo