Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Tỉnh Bình Dương được bao bọc bởi sông Sài Gòn và nối kết với ồ chứa nước Dầu Tiếng phía Tây, phía trung tâm có sông Bé chảy xuống, và phía Đông có sông Đồng Nai; cộng thêm hệ thống sông rạch kết nối với ba dòng sông chính. Với trên 500 Cty hiện diện ở Bình Dương tự do... xả thải khí, rắn, và nhất là phế thải lỏng vào mội trường. Cộng thêm năm nhà máy sản xuất bột giấy. Câu hỏi được đặt ra là, lượng khổng lồ nước thải sẽ đi về đâu?...
*
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Việt, nằm trong vùng kinh tế quan trọng phía Nam, với diện tích 2694,4 km2. Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20' - 106o58' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp Thành phố Sài Gòn. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Sài Gòn.
Với dân số 1,7 triệu theo thống kê 2011. Hiện tại tuy chưa có thống kê chính thức nhưng chắc chắn con số trên đã tăng cao vì sự hiện diện của Trung Cộng qua việc xây dựng Đông Đô Đại phố và các khu chế xuất, khu công nghiệp nằm rải rác khắp tỉnh. Con số không thể thống kê được vì ước tính có hàng trăm ngàn lao động TC nhập cư “lậu”.
Đông Đô Đại Phố
Đông Đô Đại Phố được xây dựng trên quy mô 26 mẫu tây ngay tại trung tâm của thành phố mới Bình Dương. Dự án được xây dựng theo phong cách Trung Hoa với mục tiêu tạo ra một khu đô thị hiện đại phục vụ cho cộng đồng người Hoa sinh sống và làm việc tại Bình Dương.
Khu Công nghiệp
Với một diện tích nhỏ và mật độ dân số năm 2011 là 628 người/km2, tỉnh Bình Dương phải chịu đựng một mức phát triển hoàn toàn không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa, phát triển không không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, cũng như hầu hết các công ty hiện có đều không qua các tiêu chuẩn quy định bởi Luật Môi Trường và Luật Đầu tư trước khi được cấp giấy phép xây dựng như:
- Dự án phải có nghiên cứu tác động môi trường (Environmental Impacts Assessement);
- Dự án phải có phương án thanh lọc (“xử lý”) các chất phế thải lỏng, rắn, và khí;
- Dự án phải qua thủ tục đấu thầu quốc tế và được quốc hội CS Bắc Việt nếu dự án có mức đầu tư trên 300 trệu Mỹ kim;
- Dự án phải tận dụng lao động địa phương. Lao động nước ngoài được thuê mướn chỉ là những lao động chuyên môn mà địa phương không thể cung cấp được.
Nhưng đối với trường hợp tại Bình Dương, các quy định trên đều vắng bóng trong dự án, giống như tất cả các dự án trên toàn cõi đất nước, điển hình là nhiều Dự án khai thác Bauxite ở Tân Rai, Bảo Lộc, Nhân Cơ, Đắc Nông, hay Formosa, Hà Tỉnh v.v... Cộng thêm việc các đường phố đã được thay tên Việt bằng những tên Tàu...
Chính vì vậy, sau gần 10 phát triển, tỉnh Bình Dương hiện có 30 (trong số 298 KCX, KCN trên cả nước) Khu chế xuất, Khu công nghiệp mọc dày đặc khắp tỉnh.
Mỗi KCX, KCN thông thường có từ 5 đến 20 Cộng ty đủ loại, từ biến chế thực phẩm, hóa chất, làm bao bì v.v…). Đặc biệt KCN Việt Hương 1 có 54 Cty, Việt Hương 2, 30 Cty, Phú Mỹ III có 123 Cty, Nam Tân Yên, 46 Cty, Sóng Thần I, 72 Cty, Sóng Thần II, 86 Cty.
Đặc biệt hơn nữa, Bình Dương còn có 5 Cty sản xuất bột giấy tương tợ như Nhà máy xuất Bột giặt Hậu Giang, tuy có quy mô nhỏ hơn, dưới 100.000 tấn bột giấy/năm cho mỗi nhà máy. Đó là:
- Cty Bột giấy Đông đô (Trung Cộng);
- Chánh Dương Paper (Trung Cộng);
- Glaz Paper (Đức);
- Vina Graft (Trung Cộng);
- New Toyo Nhật).
Chùng ta hãy hình dung, với trên 500 công ty hiện diện ở Bình Dương tự do... xả thải khí, rắn, và nhất là phế thải lỏng vào mội trường. Cộng thêm năm nhà máy sản xuất bột giấy kể trên (muốn sản xuất 1 tấn bột giấy, mức thải lỏng giao động từ 50-60 tấn gồm sút caustic, và dioxin trong quá trình tẩy rửa...).
Câu hỏi được đặt ra là, lượng khổng lồ nước thải sẽ đi về đâu?
Tỉnh Bình Dương được bao bọc bởi Sông Sài Gòn và nối kết với Hồ chứa nước Dầu Tiếng phía Tây, phía trung tâm có sông Bé chảy xuống, và phía Đông có sông Đồng Nai (nguồn nước chính của hệ thống cung cấp nước cho Tp Sài Gòn và vùng phụ cận); cộng thêm hệ thống sông rạch kết nối với ba dòng sông chính kể trên.
Như vậy, Bạn có thể trả lời câu hỏi trên rồi chứ?
Nước sông bị ô nhiễm hóa chất độc hại!
Nước ngầm (giếng nước) bị ô nhiễm!
Đất mặt bị ô nhiễm ảnh hưởng lên cây trái, rau đậu, và chăn nuôi!
Không khí bị ô nhiễm gây ra bao mầm bịnh cho người dân!
Như vậy, Bình Dương hiện tại có phải là một Formosa trong đất liền hay không, hở các bạn?
Và những lồng đèn đỏ, tượng trưng cho trang trí đặc thù của Trung Cộng cũng hiện diện khắp nơi, không những ở Bình Dương mà ở khắp nơi nào có sự hiện diện của Hán tộc Trung Cộng.
Bà con ở hải ngoại cần đề cao cảnh giác trước những lồng đèn đỏ nầy: Nhà hàng, Công ty thực phẩm, Trung tâm thương mại v.v... có trang trí Lồng đèn Hán tộc” cần nên tránh, nhất là trong những dịp lễ, tết trung thu, tết nguyên đán.
Trên đây là những biểu hiện của cuộc Hán hóa không tiếng súng của Trung Cộng với sự tiếp tay của các Thái thú biết nói tiếng Việt của CSVN.
Kỷ niệm ngày 2/9/2016 sắp trở thành 1/10/2020