Đa nguyên chính trị
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Người VN chân chính trong mọi lúc luôn tôn trọng sự công bằng và minh bạch. Không đố kỵ, trả thù nhỏ mọn mà muốn sòng phẳng công khai dưới ánh đèn của vũ đài chính trị. Dùng minh thương chứ không lén lút ám tiêu. Đảng CSVN luôn tự hào là vô địch, không đối thủ! Thế tại sao lại sợ đối lập? luôn dùng mọi phương tiện bạo cường để trấn áp triệt tiêu mọi tổ chức cho dù là tổ chức xã hội dân sự? mà những tổ chức XH Dân Sự này luôn cần phải có trong bất cứ một đất nước Dân Chủ-Văn Minh nào, trong đó kể cả các hội đoàn, tôn giáo? Chưa nói là đảng phái chính trị! Đồng thời tước đoạt mọi quyền tối thiểu của người dân? Sợ tiếng nói của người dân? Như trên tôi đã ví von vị dũng tướng tự hào là dưới trời không địch thủ mà phải dùng “miếng lừa” hèn hạ để hại đối phương?
Đảng CSVN làm sao chứng minh cho thế giới biết và công nhận tính chính danh của mình mà họ luôn ca ngợi và tự hào? đồng thời luôn lớn tiếng cho rằng đảng được dân tin yêu trong lúc họ cương quyết dùng mọi biện pháp, bằng vũ lực, bằng pháp luật ngụy tạo mơ hồ… để triệt tiêu các đảng phái chính trị từ trong trứng nước, triệt hạ mọi tiếng nói, ý tưởng của người dân để một mình một chợ? Múa gậy vườn hoang? Không có thế lực thứ 2, thứ 3… và nhiều hơn nữa thì sao cho mình là hạng nhất, là vô địch? không một tổ chức XHDS, tổ chức chính trị của các nước văn minh nào được tự do tiếp xúc thăm hỏi, chia sẻ, giao lưu với người dân trong đó có dân oan, những nhà dân chủ, đại diện các tôn giáo, các hội đoàn… thì sao biết được lòng dân thuộc về đảng? độc đảng, độc tài, độc trị thì sao gọi là ưu việt, là văn minh tiến bộ?.
Nhân dân VN luôn tôn trọng sự công bằng, bác ái và bao dung. Mọi tổ chức trong xã hội sẽ sẵn sàng giúp sức cho đảng CSVN lớn mạnh, tốt đẹp hơn và công nhận sự lãnh đạo, cầm quyền của đảng đối với đất nước nếu đảng CSVN thực sự chính danh, chiếm được đa số người dân ủng hộ, trao quyền lãnh đạo đất nước được thể hiện công khai trên một sân chơi công bằng và minh bạch, bằng lá phiếu của chính mình. Để thực hiện điều đó chỉ có một con đường duy nhứt là “đa nguyên chính trị”, đa đảng cùng nhau cạnh tranh tích cực để vạch ra phương án tối ưu nhằm phục vụ tốt nhất cho Tổ Quốc, Nhân Dân.
Đôi dòng về thuật ngữ “Đa Nguyên”:
"Đa nguyên" (Ngoài chính trị ra, thuật ngữ đa nguyên cũng được dùng với một số nghĩa khác trong ngữ cảnh tôn giáo, kinh tế và triết học...) luôn đồng hành với Dân Chủ, Nhân Quyền, nó là 3 ngọn đuốc sáng soi cho con đường mà mọi dân tộc bước đi để xây dựng một xã hội nhân bản và phồn vinh. Không phải đến gần đây từ "đa nguyên" mới xuất hiện để đối kháng lại với "đơn nguyên" của chế độ độc tài, độc trị mà CS áp đặt trên các nước bị nhuộm đỏ... mà nó đã có từ giữa thế kỷ thứ 4 sau công nguyên để lập nên những giá trị làm nền tảng cho những cộng đồng xã hội ngoại KiTô giáo sống thích nghi, sinh tồn trong xã hội mà lúc bấy giờ là thời hoàng kim của xã hội KiTô giáo. Chính những giá trị tinh thần của cộng đồng xã hội ngoại KiTô đó đã khiến cho những vị đứng đầu Giáo Hội Ki Tô đầy quyền lực chấp nhận cho một sự thỏa hiệp, một sự hòa mình sống chung với nền văn hóa đặc thù của xã hội ngoài KiTô tương phản với KiTô Giáo (có thể gọi là đối lập) một cách hòa bình. Những giá trị đó là "Đa nguyên". Từ đó qua hàng thế kỷ xã hội đa nguyên phát triển không ngừng trong xã hội Châu Âu với phương châm "Tương đồng trong dị biệt". Sau này triết gia Pierre Abelard (1079-1142) đã nói rõ nguyên lý này rằng: "Diversa non Adversa"(tương phản nhưng không là địch thủ) và từ đó "Đơn nguyên" Ki Tô Giáo đã trở thành "Đa nguyên".
Khái niệm về "Đa nguyên" đã được các nhà chính trị, văn hào như Benjamin Constant, Alexis de Tocqueville tôn vinh như một con đường sáng để đem lại an lành, hòa bình cho xã hội.
Còn Nietzche thì cho rằng Đa nguyên bắt nguồn từ Đa Thần Giáo, việc tạo tác các thần linh cùng các vị Anh Hùng cùng những sự vật phản ánh bản năng phóng khoáng, đa dạng của tư tưởng con người và nó cũng là khát vọng của bản ngã, của mọi con người, của mọi tầng lớp trong xã hội.
William James thì cho rằng Đa Thần biểu hiện tính chất "Đa nguyên" của vũ trụ, là tổng hợp những hình thái và nguyên lý bao trùm vũ trụ.
Theo Aristote thì con người có 2 động cơ chính là quyền sở hữu và cảm tình. Hai yếu tố này không có vị trí trong xã hội "Đơn nguyên" khép kín của Platon, Hegel, Marx. Xã hội đa nguyên rộng mở trái ngược với xã hội đơn nguyên khép kín (CSCN) xem sự tự do, sở hữu cá nhân từ vật chất đến tinh thần đều là những trở lực, là thù địch với thể chế đơn nguyên độc trị.
Còn rất nhiều các triết gia, chính trị gia nổi tiếng nói về đa nguyên nữa nhưng tựu chung lại tất cả đều cùng một tư duy về đa nguyên là sự gắn kết không thể tách rời của sự sống (muôn loài) với thiên nhiên, vũ trụ luôn đa dạng muôn chiều... qua đó đa nguyên bao trùm, chất chứa tinh thần thực tiễn, đối nghịch lại với mơ hồ ảo tưởng. Đồng thời Đa nguyên song hành với phương pháp luận thực nghiệm (Pragmatisme). Có một điều ta thấy "Đa nguyên" nó gần gũi với sự mong mỏi của người dân và xã hội VN hiện nay là nó "chấp nhận đối thoại", chấp nhận ý tưởng phát kiến của cá nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay quốc gia nào và nâng cao sự khiêm tốn, tự trọng, khách quan và bao dung. Đó là nền tảng của đạo đức muôn đời.
Nói tóm lại, với những nhận xét và lý luận của các triết gia, chính trị gia trên thế giới xưa nay thì ta có thể nói rằng xã hội đa nguyên là một xã hội rộng mở, nhân văn, đa diện... trái ngược với xã hội đơn nguyên, khóa chặt, độc tài thiển cận mà Platon, Hegel, Marx đã đề cao.
Từ xa xưa cũng chính cái ý tưởng của xã hội đa nguyên là nguyên nhân cho sự tan rã của các xã hội đơn nguyên khép kín mang hình thái bộ lạc, lạc hậu thiếu nhân bản và nhân văn. Cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước với sự sụp đổ của bức tường Berlin, hệ thống CNXH ở LX và Đông Âu cũng không là ngoại lệ.
Ngày nay trước thềm vận hội mới trong gam màu đa sắc của bức tranh chính trị thế giới nếu đảng CSVN chịu mở rộng tầm nhìn, đoạn tuyệt với bảo thủ, thiển cận, tự mãn, tự hào, tự kiêu… và tỏ ra thật chân thành trong chiều hướng muốn HGHHDT nhằm xóa bỏ mọi đố kỵ hận thù, xoa dịu, hàn gắn vết thương do chiến tranh phi nghĩa gây ra cho toàn dân thì trước hết phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa tổ chức xã hội, đa đảng cạnh tranh lành mạnh công khai trên vũ đài chính trị, thành tâm hối lỗi chuộc lại sai lầm trong quá khứ…thì cánh cửa HGHHDT sẽ từ từ hé mở đón nhận những bước đi ban đầu hướng về phía trước. Còn ngược lại thì chính đảng CSVN tỏ tường hơn ai hết.
Còn tiếp phần IV