Cho Việt Nam thêm một bài học mới - Dân Làm Báo

Cho Việt Nam thêm một bài học mới


Bài học thứ nhất

Nói đến cụm từ “cho VN một bài học” thì hầu như hơn 90 triệu dân VN không ai là không biết đó là “cây gậy” mà chủ nhân ông họ Đặng ở Trung Nam Hải giáng lên đầu bầy thú Ba Đình sau khi cho chúng ăn nhiều “củ cà rốt” mà vẫn không bỏ tật láu cá đu dây trong mấy thập niên hậu bán thế kỷ 20.

Kết quả là 6 tỉnh biên giới phía Bắc nhiều làng mạc tan hoang. Biển Đông hải đảo ngập chìm, máu Hồng Lạc nhuộm đỏ biển, sông… Xương Lạc Việt phơi trắng núi đồi, chìm sâu trong lòng biển. Đau đớn thay không một nấm mồ cho liệt sĩ, khắc bia ghi nhớ hầu cho thân nhân tìm đến khói hương. Ngược lại còn bị bạo quyền csVN cố tình lãng quên. Khốn nạn hơn là còn truy bức những ai, tập thể nào thể hiện lòng tri ân cho những người nằm xuống để bảo vệ biên cương hải đảo vì sợ phật ý quan thầy. Đó là thái độ hèn nhát, làm tay sai cho giặc, bán nước cho Tàu, phản bội Tổ Quốc, Nhân Dân. Nội dung và hệ quả của bài học thứ nhất tôi thiết tưởng cũng không cần phải viện dẫn ra nhiều mà ai ai cũng đã rõ.

Bài học thứ 2

Nó không phải là cú tát gây tang tóc máu xương bằng súng đạn mà cú tát về văn hóa cho một xứ sở có bề dày “4000 năm văn hiến”.

Là người VN không ai mà không cảm thấy tự hào về nguồn gốc dân tộc, về bề dày lịch sử ông cha ngoan cường chống giặc ngoại xâm, đã bao phen đánh tan đội quân xâm lược hung tàn từ phương Bắc phải cụp đuôi cuốn cờ bò về bên kia ải Bắc.

Một nền văn hóa lâu đời và rực rỡ, là “văn hóa dân tộc” với màu sắc đặc thù mà cha ông ta đã cố công gìn giữ để không bị tàn phai, bị Hán hóa là một kỳ công “vĩ đại nhất” trong lịch sử dân tộc VN. Mặc dù qua ngàn năm Bắc thuộc, bao phen phải chịu nhục vì sức yếu thế cô nhưng trái tim và tâm hồn không bao giờ trở thành nô lệ. Bởi mất đi bản sắc văn hóa dân tộc là hầu như mất tất cả, kể cả núi sông, nòi giống. Do đó nền văn hóa dân tộc VN không hề bị mai một mà vẫn giữ được nét riêng. Cách ăn mặc, cách chào hỏi ứng xử, tôn sư trong đạo, hiếu để mẹ cha, vợ chồng “tôn kính như tân”, vị tha nhân ái, kính trọng người lớn tuổi, yêu mến trẻ em, trọng thị trong giao tiếp bạn bè, xã hội, trong kinh doanh mưu cầu hạnh phúc. Trong lối sống tinh thần, văn chương thi phú, hội họa, âm nhạc… ca dao, tục ngữ, thi ca hò vè trong dân gian, tranh Đông Hồ, nhã nhạc, hát nói, bài chòi, tuồng, chèo, phong tục nghi thức tế lễ, đình đám, hội hè... từ làng xóm cho đến cung đình v. v... vẫn còn lưu truyền trong dân gian, bảo tồn trong kho tàng văn hóa dân tộc và cả trong tâm thức của người dân là minh chứng hùng hồn. Tất cả những nét trên và còn nhiều hình thái khác tựu trung đó là “văn hóa dân tộc” mà nơi đây tôi không thể nào liệt kê ra hết được.

Thế nhưng từ gần thế kỷ qua. Nền văn hóa dân tộc VN đã bị xói mòn, băng hoại trầm trọng tôi chưa muốn nói là thê lương. Tập đoàn cộng sản mang dòng máu Việt nhưng đã tiếp tay cho ngoại bang làm xóa nhòa nền văn hóa dân tộc, bôi nhọ giống nòi là những tội đồ thiên cổ, ngàn năm di hận, phản bội lại tổ tiên đất nước.

Nguyên nhân từ âm mưu của bọn giặc Tàu ô phương Bắc sau hàng ngàn năm ôm mộng vĩ cuồng nhưng bị tan vỡ khi xâm phạm đến đất phương Nam. Giờ chúng vẫn không buông bỏ tà mộng mà chúng tiến lên một bậc cao hơn trong “giấc mộng Trung Hoa” bằng cách “trồng người” thay vì bom đạn.

Nền đạo đức trong văn hóa dân tộc làm gì có chỗ đứng cho hành động “phản bội”? Phản bội lại người ơn, bà con đồng bào ruột thịt mà đỉnh cao là ra tay tàn sát giết hại họ lên đến hàng trăm ngàn người một cách tàn độc không nương tay đồng thời gây ra bao oan khiên nghiệt ngã theo sau cho gia đình người thân của họ lên tới hàng triệu người như trong vụ CCRĐ, NV-GP.

Đạo đức trong văn hóa dân tộc làm gì có cảnh con tố cha mẹ cho đến chết như Đặng Xuân Khu, Ngô Xuân Diệu:

“…Có ai về Bố Hạ.
Nhắn với vợ chồng thằng Thu *.
Rằng chúng bây là lũ quốc thù.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường.
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây.
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi... (Xuân Diệu).

* Thu là Ngô Xuân Thu (Thọ), cha của nhà thơ Xuân Diệu mà ông gọi là thằng.

Vợ tố chồng, anh em tàn sát nồi da xáo thịt!? Với nền tảng văn hóa nào mà đảng (csVN) phân công một chú du kích trẻ tuổi về bắn chết cha mình vì cho rằng ông ta có nợ máu (với cộng sản). Thực hiện thành công hành vi giết cha là một công trạng chứng minh cho sự trung thành với đảng và là thể hiện đạo đức HCM, là bậc thang tiến thân!

Đạo đức trong văn hóa dân tộc làm gì có trạng thái “vô cảm”? Vô cảm với người thân, cộng đồng xã hội! Vô cảm với những cái chết oan khiên của người dân vô tội nơi đồn bót côn an khi họ chỉ va chạm nhỏ trong sinh hoạt quan hệ xã hội xóm giềng hay trong giao thông! Khi họ chỉ bị tình nghi can dự trong những vụ việc nhỏ nhặt, vụn vặt? Thậm chí họ chỉ nói lên tiếng nói chân chính của một người dân bị đánh cắp, tước đoạt quyền tự do căn bản của mỗi con người.

Tệ hại hơn là đa số thanh niên vô cảm chỉ đưa ánh mắt liếc nhìn chứ không dừng xe lại cứu giúp khi thấy một em bé bị xe tông giữa đường nhưng chưa chết. Nhiều thanh niên chỉ khoanh tay đứng xem chứ không can thiệp khi côn đồ côn an, dân phòng hà hiếp còng trói đánh đập, vung vãi hàng hóa của những người dân nghèo khổ đi bán hàng rong kiếm chút tiền độ nhật. Họ không cảm thấy xấu hổ khi đứng đút tay vào túi quần nhìn, xem những phụ nữ, cụ già biểu tình, giăng biểu ngữ trước tòa lãnh sự Tàu cộng hay trước các cơ quan công quyền csVN đòi trả lại biển đảo của cha ông, đòi đất đai bị cưỡng đoạt, đòi nhân quyền, đòi quyền sống. Trong khi ở các quán nhậu thì họ hăng hái, khí thế phun ra những tràng pháo trung tiện từ mồm mà không hề biết thối miệng.

csVN vô cảm trước cái chết của hàng trăm con người, tài sản, gia cầm gia súc của người dân bị cuốn trôi theo dòng nước hậu quả do họ xả lũ gây nên mà việc này luôn xảy ra hàng năm vào mùa mưa lũ. Họ còn ngang nhiên tuyên bố là xả lũ, đê vỡ theo kế hoạch đã định trước, đúng quy trình! Tức là cái chết, cái thiệt hại của người dân là họ đã lên kế hoạch trước rồi? Khốn nạn đến thế là cùng! Song song với những hành động vô cảm, khốn nạn ấy là tên đảng trưởng Trọng lú ngang nhiên lấy tiền hàng chục triệu đô la từ xương máu của nhân dân đi biếu tặng cho ngoại bang (Campuchia) hòng mua chuộc kết bè gây cánh! Gạo, mì, thực phẩm… do các tổ chức từ thiện phi chính phủ hỗ trợ cứu đói thiên tai cho nạn nhân vùng lũ họ lại tước đoạt chia nhau một cách trắng trợn công khai ngay sau khi đoàn từ thiện ra đi, ngược lại họ vơ vét hàng trăm ngàn tấn gạo của dân đem dâng hiến cho bè lũ cùng tiên tổ họ Lê (Nin) tận ngàn trùng hải lý (Cu Ba, Bắc Hàn).

Họ dạy cho những con người “được trồng” bằng những thú tính, vô cảm ở những kẻ được gọi là cô giáo mầm non với hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ trẻ thơ lên 3 lên 4 tuổi, thậm chí đạp lên người gây tử vong cho trẻ thơ chưa tròn 1 tuổi? Những cảnh đó nhan nhản ở các trường mầm non Biên Hòa- Đồng nai, Thủ Đức, Bình Tân-Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Những con người này (tạm gọi là người) hình như đã bị bọn bán nước thay não, đổi máu rồi chăng?

Những nét vô văn hóa nhằm làm lu mờ nền văn hóa dân tộc VN được bọn Bắc phương và đám tay sai Ba Đình nhồi nhét, rao giảng, thâm nhập lan truyền, ru ngủ trong mọi thế hệ người dân VN có khi như những cơn bão lũ, khi như những làn gió thoảng, như những dòng sông êm đềm đi vào tâm thức của mỗi người dân mà nhất là giới trẻ vô tư tiếp nhận như những thành quả và tự hào về nó. Nó âm thầm đi vào tâm thức người dân Việt như những giấc mơ gặm nhắm tâm hồn mà không hề hay biết.

Chính ý thức của những kẻ độc tài toàn trị, tự cho chúng cái quyền ban phát cho mọi người dân về mọi phương diện trong cuộc sống cho nên chế độ “xin-cho” được hình thành từ khi chúng cướp được chính quyền. Từ đó cái chế độ xin-cho được lan tràn như nạn dịch. Nó hiện diện khắp mọi nơi từ những cơ quan nhà nước csVN cao nhất cho đến những tên gác cổng bịnh viện, trường học, đường tàu lửa, cửa cầu tiêu công cộng… ai ai cũng có được cái quyền ban cho những việc gì mà người dân cần.

Ngoài những vụ việc to lớn ra thì chính những điều phản cảm trong sinh hoạt xã hội thường ngày nó chứng minh thật rõ nét và cụ thể cho cái hệ quả của thuật “trồng người” đã ăn sâu vào tâm tính, vào mọi hành động của mọi tầng lớp nhân dân VN.

Những việc rất nhỏ mà chính người viết thấy, nghe. Tôi xin tạm dẫn ra đây tuy không lạ nhưng cũng chứng minh cho thấy vạn vạn cánh bèo đã tràn ngập dòng sông và một ngày không xa nếu chúng ta không vớt bỏ thì chính chúng sẽ làm tắt nghẻn dòng trôi.

Ở các phòng vé máy bay, tàu hỏa, các phương tiện hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ là các ngành kinh doanh vận tải... để trang trải cho cuộc sống của tất cả công nhân viên của các ngành này có phải chăng là từ những tấm vé, những họp đồng vận chuyển của hành khách? Thế mà họ không hề thấy và họ tự cho mình cái quyền ban phát.

Điển hình là câu chuyện tại phòng vé máy bay VN Airline Tp Quy Nhơn-Bình Định. Hành khách đọc trong trang Web của VN Airline thấy còn một số vé giá rẻ tuyến Phù Cát-TSN Tp HCM và đến xin mua. Nhân viên trả lời đã hết, hành khách xin Wifi của phòng vé để lên mạng, nhân viên trả lời ở đây không có Wifi! (rất lạ-khách hỏi vậy thôi chứ với điện thoại thông minh, phương tiện mạng 3G thì chỉ một cái click nhẹ là có tất cả, vì họ nghĩ như thế khách sẽ không biết). Đây là hành vi thiếu trung thực, lừa dối khách hàng, xem thường khách hàng, ém vé giả rẻ để trục lợi. Sau một vài câu lại qua thì cô nhân viên có cấp bậc cao hơn ra can thiệp và nói là ý sếp kia, sếp nọ ra hù dọa khách hàng. Rủi thay vị khách ấy "có tầm" và nói sếp là sếp của các cô chứ không phải là sếp của hành khách, VN Airline có làm tốt chức năng kinh doanh vận tải thì phải thay đổi tư cách kinh doanh, ứng xử tiếp xúc khách hàng… nếu không làm được thì tự giải thể để cho các hãng hàng không nước ngoài sẽ vào cuộc thay thế và ngay bây giờ chúng tôi sẽ gặp cấp trên của các cô để trình bày sự việc. Thế là tất cả xìu như rau luộc trong nước sôi 100 độ C, không khí phòng vé nặng như buổi cuối đông và đã bán cho người khách trên 2 vé giá rẻ như trong trang Web đã ghi nhưng vẫn không có lời xin lỗi vì cái văn hóa này nó không có chỗ đứng trong xã hội này kể từ mùa thu năm ấy.

Một câu chuyện khác là tại phòng vé ở ga tàu đường sắt Diêu Trì-Bình Định.

Một hành khách là một cô giáo ở trường THPT số 1 Huyện Tuy Phước, BĐ (địa phương của nhà ga). Vào trung tuần tháng 10/2017 cô đến phòng vé họp đồng vận chuyển chiếc xe máy vào Sài Gòn. Qua trao đổi một số thủ tục, cô nhân viên ở tuổi khoảng dưới 30 và chỉ đáng là học trò của cô đã bắt bẻ một vài điều không quan trọng và tỏ ra có cái quyền ban phát, dạy đời cho cô giáo và muốn cô giáo kia phải cầu cạnh, nhờ vả và tỏ lòng biết ơn nếu được cô nhân viên dễ dãi hơn một chút. Đó là chưa nói đến việc có thể là để vòi vĩnh tiêu cực. Nhưng không! Vì những thủ tục kia là vụn vặt không cần thiết lắm, cho qua cũng được để chiếm được cảm tình và thu hút khách, đồng thời nhắc nhở cho lần sau. Và ngay khi đó cô giáo đã cho ra một bài giảng “đúng giáo trình”, các phòng bên nghe lạ và đã quây vào nghe, thấy “chí lý” khuyên cô nhân viên kia giải quyết giúp cô giáo vì có nghe cô giáo đòi đi gặp lãnh đạo cao hơn của phòng vé để trình bày (trong số này có người biết cô giáo). Sau đó cô nhân viên xìu xẹp như lá cây “hổ ngươi” khi bị tay ai đó chạm vào. Cô nhân viên nói “cô đi dạy học trò chắc cô dữ lắm ha?”. - Không em! Là nhà giáo không thể “dữ” trên bục giảng hay nơi đâu mà phải biết lắng nghe và tôn trọng những gì học trò nói đúng. Cô giáo ra về trong lòng cũng thấy nhẹ hơn vì vừa rồi có một tiết dạy riêng chỉ có một học trò đã “bỏ học” từ lâu nhưng cuối cùng cũng biết lắng nghe nhưng lời xin lỗi cũng không hề thoát ra từ bờ môi của cô gái trẻ.

Và chuyện ở 2 quán cà phê. Quán cà phê “Xưa & Nay” thuộc khách sạn Hoàng Yến, Tp biển Quy Nhơn có khoảng 40-50 bàn nhưng chỉ 2 bàn có khách. Một bàn đông trên 10 người và bàn 4 người uống bia và xin thêm nước đá. Chờ lâu khoảng 20-30 phút nhưng chẳng thấy nhân viên phục vụ mang đá ra. Sau đó khách gặp được cô nhân viên lúc trước hỏi thì cô ta trả lời chống chế và dối trá rằng “vì đông khách quá nên không phục vụ kịp”. Sự chống chế thật ngu xuẩn.

Úi trời… trời… cả cái quán chỉ có 2 bàn mà nói là đông? Nếu có khách vào thêm vài ba bàn nữa thì chắc phải đóng cửa quán và mời khách ra về chứ tiếp không xuể! Và ông chủ (tên Nga Lâu) chắc phải phá sản, dẹp tiệm?. Nếu thay vào đó là lời xin lỗi vì em/cháu quên thì hay biết mấy. Nhưng không! Thói dối trá chống chế không nhận lỗi nó đã đi vào từng tế bào của con người ở thiên đường mù tự lúc nào mà chính họ không hề hay biết.

Trong quán cà phê “Sài Gòn phố” ở đường Trần quốc Thảo Q3 Sài Gòn có hàng trăm bàn nhưng hôm ấy có khoảng 1/3 bàn có khách. Một bàn gọi cà phê phin đá. Nhưng nhân viên chỉ đem ra phin cà phê thôi nhưng ly đá thì chưa, khách nghĩ rằng họ sẽ mang ly đá ra sau. Nhưng chờ mãi không thấy, khách gọi hỏi thì được trả lời là quán thiếu ly?! Chỗ này người viết xin miễn bình luận mà chỉ có một câu rằng: Nên dẹp quán càng sớm càng tốt chứ nếu không thì phá sản ngay vì giá mặt bằng nơi đây không hề rẻ và các chi phí khác không hề thấp mà chỉ một số ít bàn có khách mà đã thiếu ly. Nếu khách vào đông hơn nữa thì chắc là phải ra về vì ly không có! Thay vì chống chế ngu xuẩn trên mà thay vào là lời xin lỗi vì em/cháu quên thì hay biết mấy! Rõ chán!

Bài học mới từ luồng gió mới 

Đó là sự kiện TGĐ công ty xăng dầu IQ8 đội mưa cầm dù, cúi đầu chào khách hàng trong hàng tiếng đồng hồ.

Chiều ngày 10/10/2017 ông Hiroaki Honjo, tổng giám đốc Cty xăng dầu Idemitsu Q8 (IQ8) đội mưa hàng giờ cúi chào khách hàng mỗi khi ra vào đổ xăng tại trạm xăng trong khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội. Hơn thế nữa các nhân viên còn ân cần lễ phép, lau kính xe cho khách. Hình ảnh này đã lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng khiến cho người Việt phải “phát sốt” vì một lẽ là cái hình ảnh ấy, phong cách ấy nó hoàn toàn xa lạ trong cung cách hành xứ trong giao tiếp, trong kinh doanh gần thế kỷ qua. Nhất là trong nền kinh tế kế hoạch XHCN với tư duy ông chủ ban cho thì hình ảnh này không hề có vị trí.

Những thái độ ngạo mạng của kẻ ban phát (trong kinh doanh) trong xã hội VN thời cộng sản nó hiện rõ nhất là ở các tập đoàn xăng dầu, điện, nước, vận tải... những nơi này người dân luôn bị bắt nạt, hành xác, móc túi... như thế nào là tùy tiện vì những thứ đó người dân cần. Lắm lúc họ tùy tiện tăng giá sản phẩm và cho là bù lỗ, có khi 5-6 lần trong một năm như giá xăng dầu! Lỗ vì họ rút ruột, tham ô, lãng phí, vô trách nhiệm. Nhưng họ có biết đâu đó là ngành kinh doanh mà người dân là khách hàng và họ quên rằng kinh doanh không khách hàng thì kết quả ra sao? Hãng hàng không VN mà khách nước ngoài gọi cho là hảng “hàng không xin lỗi” vì luôn bị trễ giờ bay khiến ảnh hưởng đến công việc của họ. Có lẽ vì người VN, xã hội VN xài thời gian quá sang, quá phung phí nên chuyện trễ chuyến bay vài ba giờ là chuyện không có gì ghê gớm và là “chuyện thường ngày trên huyện”.

Thời đại hôm nay là thời đại “toàn cầu hóa” cho nên mọi cơn gió từ mọi hướng đều thổi đều cho mọi nơi và nhất là nước luôn chảy về vùng trũng. Thế nhưng với tư duy hạ đẳng, cung cách cạnh tranh trong kinh doanh không lành mạnh chưa nói là xấu xa chưa thoát ra khỏi con người của XHCNVN. Do đó đã xảy ra những hiện tượng kỳ quái trong kinh doanh như tập đoàn Taxi VinaSun cảm nhận được ngày tàn sắp đến nếu không thay đổi cách ứng xử, kinh doanh từ tài xế cho đến lãnh đạo tập đoàn khi các hảng Taxi Uber, Grab tham gia vào thị trường VN. Thay vì học hỏi theo cách văn minh, trung thực, hiếu khách, tôn trong khách của người ta thì tập đoàn VinaSun lại ra lệnh cho hầu hết xe Taxi VinaSun dán phía sau xe hàng chữ có nội dung chống lại các hãng Taxi Uber, Grab. Hành động phi văn hóa trên bị phản ứng mạnh mẽ từ xã hội thì lãnh đạo tập đoàn VinaSun đổ lỗi cho là tài xế tự dán lên mà thôi! Hành động ném đá giấu tay thật hạ cấp và xấu hổ. Có nhiều tài xế phản ứng trước sự đổ lỗi thấp hèn của tổng giám đốc VinaSun, đổ lên đầu họ sự xấu xa của mình gây ra!

Cũng như tập đoàn Taxi VinaSun, tập đoàn xăng dầu Petrolimex cũng trương biểu ngữ lên các cửa hàng xăng dầu kêu gọi người VN hãy dùng hàng VN (họ có dám bạo gan bài hàng Tàu không), nào là người Nhật làm màu như thế thôi v.v... trước nguy cơ khách hàng bỏ cây xăng VN mà đổ dồn về cây xăng của Nhật để được sự an toàn trong sản phẩm, thoải mái trong tiếp xúc và nhất là được tôn trọng, học hỏi được sự văn minh, hiếu khách trong văn hóa ứng xử của người Nhật.

Đúng là bản chất của những con người cộng sản không bao giờ trung thực, minh bạch, khiêm tốn, lịch sự văn minh mà luôn hành xử theo hành vi kẻ cả, người trên (rừng) tự do hoành hành, cưỡng đoạt, bắt nạt người dân và họ muốn ban phát những gì họ muốn.

Với luồng gió mới chỉ đơn thuần trong kinh doanh mà người Nhật đã dạy cho “thiên đường mù” một bài học văn hóa đáng giá và sẽ còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Nếu muốn lột xác, tốt hơn thì hãy từ bỏ cái ích kỷ, tỵ hiềm, hạ nhân xấu xa mà nhìn nhận sự thật, đối diện chấp nhận học cái hay, cái văn minh và thẳng thắn nhìn vào họ mà soi lại chính mình!

18.10.2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo