Có hay không một nghĩa cử đẹp? - Dân Làm Báo

Có hay không một nghĩa cử đẹp?

Nguyễn Dư (Danlambao) - Mấy ngày qua công luận râm ran về việc bà đệ nhất phu nhân Mỹ đi công du qua mấy nước Bắc á. Rồi tự nhiên khi đến cửa ngõ Việt Nam mở toang ra để chào đón khách quí thì bà lại không vào! Điều này khỏi cần nói ra thì ai cũng rõ nguyên nhân. Đối với cái đám chóp bu đảng cộng Ba Đình thì đó là một một cái tát vào mặt, đau lắm, nhục lắm chứ!

Đau cỡ nào, nhục cỡ nào thì còn tùy thuộc vào sự hiểu biết, phẩm cách, cảm nhận của mỗi con người. Đương nhiên là sẽ không ai giống ai. Thí dụ như ông chủ "tịt" Trần Đại Quang "thấy sang bắt quàng làm họ", nói nịnh người Mỹ là Việt Nam và Mỹ quan hệ với nhau có bề dày lịch sử lâu dài; rồi nào là bác của ông đi tìm đường cứu nước đã từng ghé qua Mỹ; bác của ông đi giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới... Mở mồm ra là ông ăn nói văng mạng để lòi ra cái ngu dốt. Những điều ông nêu, dân cư mạng biết rõ tỏng tòng tong về bác của ông hết rồi, chỉ có ông là không chịu hiểu biết!. Thì thử hỏi với cái đầu óc như thế, không biết ông có nhục hay không trên cương vị là người đứng đầu đại diện nước chủ nhà mà khi khách đi tới cửa lại quay lưng?

Bà tổng thống Mỹ không đến Việt Nam, còn một nguyên nhân nữa là khi bà nhận được bức thư cầu cứu con của Mẹ Nấm, trong đó có những lời lẽ thống thiết, đau lòng thì bà không thể nào dự tiệc tùng chiêu đãi, nâng ly, chúc tụng trên sự đau khổ của hai đứa trẻ thơ vô tội. Thà để bà đi đâu đó chơi cho khuây khỏa. Đó là lòng tự trọng đối với trẻ con, một đạo đức tối thiểu của một con người mà phải ý thức, tỉnh táo mới có.

Không phải ngẫu nhiên mà vợ chồng tổng thống Mỹ nhắc về lịch sử hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm. Trước đó bà tổng thống Mỹ đã từng vinh danh nhiều người, trong đó có mẹ Nấm là một người phụ nữ can đảm. Dĩ nhiên, họ không phô trương hay đề cập về nhân quyền của mỗi nước kể cả Việt Nam; không cần nói nói ra nhưng người ta cũng ngầm hiểu rằng vấn đề này họ cũng đã quan tâm trong khả năng, có chừng mực như những đời tổng thống trước. Nhưng mỗi người có mỗi cách hành xử khác nhau.

Chúng ta thấy, những tù nhân lương tâm trước đây được người Mỹ cưu mang, bảo trợ là nhờ không ít công lao của những người người Việt có tấm lòng hướng về quốc gia, dân tộc. Lần này, trường hợp của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng không ngoại lệ. 

Và hơn thế nữa, với bức thư thống thiết hai đứa trẻ thơ đi cầu cứu một người gọi là đệ nhất phu nhân của một cường quốc có tấm lòng yêu mến trẻ con; rồi qua cách cư xử của bà đối với nhà cầm quyền Việt Nam như chúng ta thấy, thì liệu trong tương lai, lương tâm có cho phép bà muối mặt làm ngơ với hai người con của Mẹ Nấm? Hãy chờ xem.

17/11/2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo