Hu Zhiming, tên ma đầu đại bịp (Kỳ 2) - Dân Làm Báo

Hu Zhiming, tên ma đầu đại bịp (Kỳ 2)

Huỳnh Tâm (Danlambao) - “…Tôi được đảng tín nhiệm giao công tác nhập vai "Nguyễn Ái Quốc" để tiếp tục cuộc Cách mạng Cộng sản ở Việt Nam và Đông Dương theo chủ trương của Mao Chủ Tịch…”

Tài liệu lưu trữ của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc: Tưởng Giới Thạch cho thành lập hai sư đoàn nghi binh chận đường Mao Trạch Đông lập căn cứ, mật khu tại biên giới Việt Nam và Myanmar. Mao Trạch Đông muốn phá vỡ sự bao vây của Tưởng Giới Thạch bằng những thủ đoạn chính trị, lấy người của mình đổi chiến lược quân sự, thúc giục Chu Ân Lai nhận lệnh đi đêm với tướng tư lệnh Trương Phát Khuê (張發奎-Zhang Wakui) gốc Hakka (客家) thuộc quân đội Trung Hoa Dân Quốc, [*] hai bên thỏa thuận trao đổi tù binh chính trị "một trên trăm". Chu Ân Lai không ngần ngại chỉ điểm nơi ăn chốn ở của Hồ Tập Chương. Nửa đêm 29 tháng 8 năm 1942, quân đội Trung Hoa Dân Quốc giăng lưới túm gọn được Hồ Tập Chương tại mật khu Túc Vinh, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, ngày nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.


Bảy (7) giờ sáng ngày 6 tháng 9 năm 1942. Cục Chính Trị Đệ Tứ Chiến Khu của quân đội Trung Hoa Dân Quốc (到弟四戰區政治部), gửi bản án đến Hồ Tập Chương, nội dung cáo buộc cộng sản phạm tội ác, và Hán gian chống lại nhân dân Trung Hoa. Tiểu khu Quân sự mời tù binh đến thẩm vấn, vào lúc 9 giờ cùng ngày, tại Khu Trưởng Cục Chính Trị huyện Vũ Ninh.

Tám (8) giờ 45 phút, một sĩ quan và bốn (4) người lính vào khám áp giải tù binh Hồ Tập Chương đến Tiểu Khu Cục Chính Trị.

Tù binh Hồ Tập Chương vừa đến Tiểu Khu Trưởng Cục Chính Trị, cúi đầu chào, thư ký giới thiệu Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen - 谭德文) ngồi vị trí Tiểu Khu Trưởng, hai bên có thẩm tra viên và thư ký tư pháp, mời bị cáo ngồi vào ghế, Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen) hỏi:

- Chúng tôi muốn biết lời khai trung thực của ông về lý lịch đảng và lý lịch cá nhân thế nào?

Lời khai của bị cáo Hồ Tập Chương:

- Thưa ngài, tiểu sử giản lược của tôi, sinh năm 1901 (Minh Trị thứ 34), tên khai sinh Hồ Tập Chương (胡集璋), tức vào ngày 11 tháng mười năm Tân Sửu tại trang Đồng La, quận Miêu Lật, gốc người Hakka (客家) Đài Loan. Cha là Hồ Dần Lượng, mẹ là Lý Thị, tôi người thứ 7 trong số 10 anh chị em. Cha tôi vốn là tú tài (sinh đồ), ở nhà dạy học kiêm nghề bốc thuốc chữa bệnh độ nhật. Từ năm 1910 đến 1915, vào học trường phổ thông Đông La, từ năm 1916 đến năm 1921, học Khoa Hóa học ứng dụng trường Đại học Công nghiệp Đài Bắc. Năm 1921 tốt nghiệp, đến 1922 trở về Miêu Lật cùng với huynh trưởng mở xưởng nấu rượu và kết hợp với một người bạn sản xuất xì dầu.

Năm 1925 tôi được Chu Ân Lai (Zhou Enlai - 周恩來) giới thiệu gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1926, kết hôn với người con gái cùng thôn Lâm Quế, vào năm 1928, sinh được một con gái đầu lòng tên Hồ Tố Mai. Mùa thu năm 1927, xuống tàu tại bến cảng Cơ Long đi Thượng Hải, tham gia tổ chức kinh tài Quốc tế Cộng sản "Lao động Thái Bình Dương", cùng năm tôi được đảng tín nhiệm bố trí gia nhập Bát Lộ Quân Quế Lâm Quảng Tây, sau khi tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố, đảng bố trí bí danh 胡泉-Hồ Quang hay Hồ Đề và Lý Thụy, bút hiệu Hồ Cẩm, quân hàm tại chức Đại tá, và bí danh cuối cùng 胡志明-Hồ Chí Minh.

Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen - 谭德文) thẩm vấn tiếp Hồ Tập Chương:

- Ông hoạt động ở Việt Nam đã bao lâu, và nhiệm vụ cụ thể?

- Thưa ngài, tôi cùng với một số sĩ quan được đảng ủy nhiệm, theo lệnh của trung ương đảng (Chủ Tịch Mao) thành lập PKP-1930 (老党, PKP-1930-đảng Cộng sản Việt Nam) vào ngày 7 tháng 11 năm 1930. Nhiệm vụ, khai thác nhân dân Việt Nam đấu tranh cướp chính quyền, với sách lược "đoàn kết công nhân, nông dân" (xảo ngữ), đúng với ngôn ngữ cách mạng. Mục đích cướp nước Việt Nam để hòa tan vào nước Trung Hoa, cuối cùng thành lập nhà nước của người Trung Hoa hải ngoại, điểm cao nhất tập hợp thống nhất phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc địa thiết lập chính quyền Xô Viết, định hướng thế kỷ 20 chủ nghĩa Marx lan toả. Hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị thành lập Hiệp hội Myanmar (缅) (Deqin Party) sẽ trở thành trung tâm tuyên truyền chủ nghĩa Mác, đây là "vũ khí Marx đáng tin cậy nhất, bất cứ những ai khác quang điểm, và chống lại chủ nghĩa nhất định chúng tôi tiêu diệt".

Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen - 谭德文) tiếp tục thẩm vấn Hồ Tập Chương:

- Thời gian qua ông hoạt động nổi bật nhất những công tác nào, và "Nguyễn Ái Quốc" (阮愛國) là ai?

Bí cáo Hồ Tập Chương trả lời:

- Thực sự trước đây tôi không hề biết Nguyễn Ái Quốc, tuy nhiên tôi được chỉ định học tập, từ đó biết nhiều về ông ta có gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1923 và quốc tịch Pháp.

Thẻ quốc tịch Pháp của Nguyễn Ái Quốc 1919.

Nói về tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tại thôn Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, đến năm 11 tuổi đổi thành Nguyễn Tất Thành. Năm 17 tuổi, lúc ấy ông đang ở Paris đổi thành Nguyễn Ái Quốc. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, là con thứ 3 trong số 4 anh chị em. Cha là Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng được bổ tri huyện, sau khi bị cách chức chuyển sang làm thầy lang, lưu lạc đến phương Nam, bị bệnh chết năm 1928.

Năm 1911, khi mới đến Sài Gòn, tạm thời học nghề làm bếp, sau đó lên tàu Admiral Latouche Tréville xin làm phụ bếp. Ngày 6 tháng năm, Nguyễn Tất Thành theo tàu đến Singapore rồi tiếp tục hành trình sang Pháp, bắt đầu cuộc đời phiêu bạt.

Cuối năm 1917, quay lại Paris, gia nhập Hội Đồng Bào Thân Ái (La Fraternité des Compatriotes) kết giao với các nhà cách mạng Việt Nam như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn An Ninh. Riêng danh xưng Nguyễn Ái Quốc – một cái tên lúc đầu dùng chung cho thành phần chủ trương của Hội Đồng Bào Thân Ái nhằm đánh lạc hướng thực dân Pháp, về sau Nguyễn Tất Thành chiếm đoạt những bản quyền tài liệu ký tên chung Nguyễn Ái Quốc làm của riêng.

Nhờ danh xưng Nguyễn Ái Quốc, năm 1919 Nguyễn Tất Thành làm quen với các chính khách Tả khuynh Pháp Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier, Léon Blum và gia nhập đảng Xã hội Pháp.

Năm 1920, tham gia Đại hội Tour của đảng Xã hội Pháp, lên án tội ác của chủ nghĩa tư bản Pháp. Cũng ở Đại hội này, Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng Cộng sản, trở thành đảng viên sáng lập của đảng Cộng sản Pháp.

Năm 1921, Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Pháp cử hành tại Marseille. Tháng sáu (6) 1923 rời Paris, tháng bảy (7) đến Mạc Tư Khoa, được phân công làm việc tại Cục Viễn Đông của Quốc tế cộng sản. Tháng mười (10), tham gia Đại hội thành lập "Hội nông dân quốc tế". Tháng mười hai (12), vào học trường Đại học Lao động phương Đông, tiếp thụ khóa trình huấn luyện trong bảy (7) tháng về chủ nghĩa Marx-Lenin. Tháng sáu (6) năm 1924, tham gia Hội nghị Quốc tế cộng sản lần thứ V. Tháng mười năm 1924, rời Mạc Tư Khoa đến Vladivostok, từ đây, xuống tàu đi Quảng Châu, vào ngày 11 tháng mười một (11). Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Hồng Kông (香港) bắt vào tù và chết tại đây. Những điều tôi cần biết là vào đầu năm 1930 trong tài liệu ở Moscow: "Nguyễn Ái Quốc" thực sự đã chết vì bệnh lao năm 1933, tuy nhiên cũng có những tài liệu khác cho rằng đương sự chết năm 1932, xác ông ấy hỏa táng, tro cốt lưu trữ (mã số 00567) tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Russia.

Nghĩa trang Kuntsevo Moscow Russia.

Tôi được đảng tín nhiệm giao công tác nhập vai "Nguyễn Ái Quốc" để tiếp tục cuộc Cách mạng Cộng sản ở Việt Nam và Đông Dương theo chủ trương của Mao Chủ Tịch. Tôi học tập liên tục về con người Nguyễn Ái Quốc và cùng lúc ban y tế đảng thực hiện "dung dịch thuật" (cải trang).

Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen - 谭德文) nói tiếp:

- Chúc ông nhập vai nhân vật Nguyễn Ái Quốc thành công. Nhân tiện mời ông đọc một trích đoạn tài liệu mà ông cũng nên cần biết về mình. Đây chỉ là một chương đầu tiểu sử của ông, xin ông cẩn thận trong lời khai.

Hồ Tập Chương, cầm trên tay xấp tài liệu mỏng 3 trang khổ giấy A4, vừa đọc vừa tái xanh mặt, tài liệu này còn chính xác hơn những gì Hồ Tập Chương đã khai trước Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen)

Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen - 谭德文) thẩm vấn tiếp Hồ Tập Chương:

- Trước khi ông đến Lục địa hoạt động đã tham gia đảng phái nào, và nhiệm vụ?

Bị cáo Hồ Tập Chương đáp:

- Thưa ngài, tôi là thành viên của Đảng Cộng sản Đài Loan, được lệnh vào Lục địa công tác đảng, khi đến nơi mới biết vai trò của tôi là đứng ra thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, nhiệm vụ phải hoàn thành. Đầu năm 1934. Tôi phải nắm vững tiểu sử của "Nguyễn Ái Quốc", sau đó xuất hiện trên sân khấu cộng sản, với tư cách thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1935, tôi chính thức đội lốt Nguyễn Ái Quốc được gửi đến Liên Xô để nghiên cứu hành động cách mạng.

Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen - 谭德文) đưa cho Hồ Tập Chương tờ truyền đơn Việt Nam Độc Lập, Hồ tiếp nhận, thái độ ngỡ ngàng, đôi mắt dán dính và đọc. Bấy giờ họ Hồ mới biết có thêm một Hồ Chí Minh thứ hai, xuất hiện cùng hời gian với bản thân làm chủ bút tờ "Việt Nam Độc Lập”.

Hồ Tập Chương-胡集璋, ảnh chụp 1930.

Thời điểm tháng 8/1942, xuất hiện hai nhân vật Hồ Chí Minh, một người Hakka (客家) Đài Loan đang ở trong nhà tù Trung Hoa Dân Quốc, và Hồ Chí Minh thứ hai làm chủ bút tờ truyền đơn "Việt Nam Độc Lập".

Ngày 10 tháng 5 năm 1940, lần đầu tiên Mao Trạch Đông lấy quyết định thành lập hệ thống tuyên truyền cho Tổng Bộ Việt Minh và phát hành tờ truyền đơn Việt Nam Độc Lập, hiểu ngầm đây chính là bộ máy tiếng loa đảng dùng xảo ngữ "thủ đoạn, lừa đảo". Mỗi tháng ấn loát, phát hành ba (3) kỳ, tại thị trấn Túc Vinh, huyện Tĩnh Tây, Cao Bằng Việt Nam đối diện biên giới Trung Quốc.

Nguyên văn tờ truyền đơn Việt Nam Độc Lập phát tán ngày 3 tháng 9 năm 1942. Ký tên S.R (Hồ Chí Minh)

"Thơ Gửi Cho Tổng Bộ Việt Minh

Thưa Tổng Bộ.

Chúng tôi là hội viện Nông dân Phụ nữ và Thành niên Cứu quốc tỉnh Cao Bằng xin có lời chúc mừng và cảm ơn Tổng Bộ. Gần 2 năm nay nhờ có chính sách đúng của Việt Minh, nhờ có những chỉ thị rõ ràng và sự lãnh đạo khôn khéo của TB, nên ngày nay về mọi mặt chúng tôi đều có tiến bộ. Chúng tôi đã hiểu rằng:

1 - Làm một người dân mất nước, chẳng những có tội với non sông Tổ quốc, mà còn khổ nhục trăm đường. Tước chỉ có giặc Tây mà nhân dân ta đã phải chịu bao nhiêu sự dã man tàn ác. Nay lại thêm giặc Nhật, dân ta chịu đến 2 lần áp bức bóc lột, sưu cao thuế nặng, bắt phu bắt lính ngày càng nhiều, không đủ muối ăn, không có dầu thắp, đồ dùng ngày càng đắt!

2 - Dân ta muốn được sống còn, muốn thoát khỏi xiềng xích dã man của Tây-Nhật, muốn được sung sướng tự do, muốn được bình đẳng với dân các nước trên thế giới, thì phải nhân lúc Tây-Nhật ngày càng yếu mà hy sinh đấu tranh đánh đuổi chúng khỏi đất nước!

3 - Nhiệm vụ của một người dân đối với đất nước là phải lo cứu nước, làm cho nước độc lập giữ gìn bờ cõi non sông của tổ quốc.

4 - Muốn làm trọn nhiệm vụ to lớn đó thì phải có sức mạnh, muốn có sức mạnh thì toàn dân phải đoàn kết. Nếu chúng tôi hết sức tuyên truyền tổ chức. Đến ngày 9 tháng 7 ta, đã thành lập được các ủy ban Cước quốc và Việt Minh. Chúng tôi rất lấy làm sung sướng. Nhưng chúng tôi chưa có thể là đầy đủ, còn phải hết sức củng cố phát triển thêm. Về việc củng cố, phát triển Tổng bộ giúp cho chúng tôi rất nhiều, như cho mề đay làm phần thưởng, để cho cán bộ và hội viên ai cũng thi đua làm việc. Chúng tôi rất lấy làm cảm động và cố sức cho khỏi phụ tấm lòng của Tổng-Bộ. Chúng tôi nắm chặt tay chào Tổng Bộ và xin thề: Hết sức trung thành với Tổ quốc, với đoàn thể. Hết sức ủng hộ và phục tùng Tổng-Bộ. Hết sức hy sinh phấn đấu cho đến ngày thắng lợi cuối cùng!

Chúng tôi xin hô to:

Toàn dân đoàn kết!

Đánh Tây đánh Nhật!

Việt Nam Độc Lập vạn tuế!

Tổng-Bộ Việt Minh vạn tuế." S.R (Hồ Chí Minh)

Đại tá (Tan Dewen - 谭德文) cười mỉa mai và hỏi Hồ Tập Chương:

- Cảm thấy thế nào về đảng của ông. Họ có khả năng tạo ra mười (10) Hồ Tập Chương một lúc, sử dụng mỗi nhân vật khác nhau tùy thời điểm, sau đó thân phận ông sẽ đi về đâu, và thế nào, một khi họ hết dùng đến ông?

Bị cáo Hồ Tập Chương đáp:

- Thực sự tôi không ngờ như thế này, mọi bí mật về tôi đảng cộng sản đã bán cho quý ngài! Theo ý đảng, họ dùng bài viết này giả danh chủ bút Hồ Chí Minh đánh lừa nhân dân bằng thị giác và thính giác. Những loại tuyên truyền như thế này, tuy tôi có học tập qua nhưng chưa có dịp thực hiện.

Đại tá Đàm Đức Văn (Tan Dewen - 谭德文) ôn tồn:

- Những điều ông vừa trình bày, chúng tôi thừa biết do đảng ông cung cấp hồ sơ, bao gồm các bức ảnh nhận dạng Nguyễn Ái Quốc và ông hoàn toàn khác nhau, cả hai (2) không giống tí nào dù ông đã giải phẫu bằng dung dịch thuật. Những ngày sau này, ông cũng đọc được tờ truyền đơn ấy.

Chúng tôi cần nghiên cứu Hồ Quang và đưa ra những thông tin mới, giúp mọi người hiểu biết mẩu chuyện dài hành động của ông. Tuy nhiên hiện nay vẫn đang còn thiếu thông tin về ông, tôi hy vọng chính ông giúp chúng tôi đưa ra ánh sáng sự kiện này. Chúc ông nhập vai Nguyễn Ái Quốc sâu sắc, thành công. À những ngày qua sinh hoạt của ông cảm thấy cuộc sống có thoải mái không?

Hồ Tập Chương có vẻ mệt mỏi, đôi tay rời khỏi tờ truyền đơn, mọi phần sự thật nay đã phơi bày trước ánh sáng, trả lời:

- Thưa ngài, tôi hưởng quá đầy đủ tiện nghi, ăn uống thoải mái, và có báo để đọc, tôi rất hài lòng.

- Tù chính trị và quân sự mà, thế ông có cần gì nữa không?

- Thưa ngài, quá đầy đủ, tôi cảm ơn ngài.

- Vài ngày nữa, tôi hẹn gặp lại ông cũng giờ này, chào ông chúc bình an.

Cuộc thẩm vấn tù binh Hồ Tập Chương kéo dài 3 giờ, chấm dứt lúc 12 giờ trưa. Một sĩ quan và bốn (4) người lính quân đội Trung Hoa Dân Quốc đi vào, lấy còng số tám (8) khóa đôi tay Hồ Chi Minh đưa về khám.

[*] Trương Phát Khuê (Zhang Wakui) khẩu thuật tự truyện - 張發奎口述自傳.


Paris, 21/10/2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo