Từ Berlin đến Prague - Dân Làm Báo

Từ Berlin đến Prague

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Trong hơn 40 năm (1945-1989) nước Đức bị chia cắt thành hai miền thù địch, Tây Đức Tư bản và Đông Đức Cộng sản. Cuối năm 1989, nước Đức thống nhất và ngày nay trở thành quốc gia hùng mạnh nhất Âu châu. Người dân Đông Đức tuy trưởng thành, được giáo dục chủ nghĩa Mác Lê từ khi còn trẻ trong chế độ độc tài Cộng sản Đông Đức, nhưng đã nhanh chóng thay đổi nhận thức về chính trị, xã hội. Họ đã hoà nhập với người dân Tây Đức vào một nước Đức dân chủ, tự do một cách vô cùng kỳ diệu.

1. Từ Berlin, thành phố của sự thống nhất dân tộc

Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, thành phố Berlin hoàn toàn nằm trong lãnh thổ của Đông Đức. Nhưng theo hiệp định Potsdam giữa bốn nước đồng minh Mỹ-Anh-Pháp-Nga, thành phố Berlin được chia đôi. Đông Berlin trở thành thủ đô của cộng sản Đông Đức. Tây Berlin, thuộc Tây Đức với thủ đô Bonn. 

Chiến tranh lạnh giữa khối cộng sản và khối tự do leo thang. Dựa vào sức mạnh quân sự của Liên Xô, TBT Stalin muốn thu gom cả Tây Berlin. Ngày 24 tháng sáu 1948, quân đội Liên Xô đã phong toả Tây Berlin: cắt điện, nước, thực phẩm, mọi tuyến đường tiếp tế từ Tây Đức (qua phần lãnh thổ Đông Đức) đến Berlin. Chỉ còn duy nhất hành làng hàng không từ Tây Đức đến Tây Berlin. Khối đồng minh, Mỹ, Pháp, Anh đã mở chiến dịch cầu hàng không lớn nhất trong lịch sử loài người, thả dù tiếp tế hàng nhu yếu phẩm cho người dân Tây Berlin. Một năm, Tây Berlin tuy chật vật nhưng vẫn sống còn. Trong khi ấy, Đông Đức và Liên Xô lại chịu ảnh hưởng tồi tệ về kinh tế, sức ép tài chính từ Mỹ. Tháng Tư 1949, Liên Xô đã chịu đàm phán, chấm dứt việc phong toả. Hiện nay ở Tây Berlin có đài tưởng niệm hơn 60 nhân viên phi hành Mỹ Anh đã bỏ mình trong chiến dịch cầu hàng không. 

Cổng Brandenburg, biểu tượng thống nhất của người Tây và Đông Đức: 

Đến Berlin, ai cũng đến thăm cổng Brandenburg vì tính cách lịch sử. Cổng được xây dựng vào thế kỷ 18. Thời chiến tranh lạnh, Brandenberg nằm ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin. 

Ngày 22/12/1989 Thủ tướng Tây Đức có hành động tượng trưng khi bước qua cổng Brandenberg và được chào đón bởi một Thủ tướng Đông Đức, đánh dấu ngày nước Đức thống nhất, mở ra trang sử mới của nước Đức.

Qua phía đông cổng Brandenberg là quảng trường Pariser Platz. Rất đông du khách đứng làm dáng, tươi cười chụp hình lưu niệm: "Làm sao chụp khéo thế nào để thấy được cổ xe tứ mã ở trên cao". Dọc theo quảng trường là các toà đại sứ Mỹ, Pháp... Phía sau quảng trường, nổi bật trên nền trời trong xanh, đứng sừng sững tháp truyền hình Berlin đã được xây dựng tại Đông Đức vào thập niên 60.

Đứng ở quảng trưởng Pariser Platz nhìn cổng Brandenberg không thể nào không hồi tưởng thời Đông Đức Cộng sản. Thời đó người Đông Đức phải đứng cách xa cổng Brandenberg cả trăm thước. Theo lệnh chính quyền Đông Đức, lính gác Đông Đức súng trong tay sẵn sàng bắn chết người nào dám vượt qua Tây Đức. Người chịu trách nhiệm chính, TBT đảng Cộng sản Đức SED Erich Honecker, bị đưa ra toà án nước Đức thống nhất. Già cả, ung thư giai đoạn cuối, do nhân đạo, Erich được cho phép rời Đức qua Argentina sống với con gái và lặng lẽ qua đời. 

Sau khi nước Đức thống nhất, đảng CS Đức với gần 40 ngàn đảng viên đã từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê. Tuy nhiên đảng này cũng teo lại dần, đảng viên từ bỏ đảng để lại chổng chơ một ông đảng trưởng và một số đảng viên vẫn kiên trì vào buổi chợ chiều. Hiện tại không người Đức nào quan tâm đến cái đảng ấy đang ở nơi mô, đang làm gì? 

Trước cổng Brandenberg nhìn về phía tây là đường 17 Tháng Sáu. Chính phủ Tây Đức quyết định đặt tên đường để kỷ niệm ngày 17/6/1953 Hồng quân Liên Sô và Mật vụ Nhân dân Đức đã bắn vào đoàn biểu tình chống chính quyền Cộng sản. Cuộc biểu tình do công nhân ngành xây dựng Đông Đức khởi xướng. 

Dọc theo đường 17 tháng 6 là công viên Tiergarten rộng lớn như một khu rừng nhỏ, nhiều cây cao ngất ngưỡng đã tồn tại không biết bao lâu rồi,. Trong rừng cây có những con đường nhỏ cho khách bộ hành hay cho người chạy xe đạp. Trên hàng rào sắt đối diện cổng Brandenberg có vài người trưng bày, bán sách viết về sự tàn ác, sự xụp đổ của chế độ Cộng sản ở Âu châu. 

Phía tay phải đường 17/6, một phần nhỏ Tiergarten dành cho đài tưởng niệm 80 ngàn quân Liên Xô đã hy sinh trong trận chiến Berlin. Tây Đức phải chấp nhận có đài tưởng niệm này theo đúng hiệp nghị Potsdam giữa bốn nước đồng minh. Nhiều người Đức chống đối vì quân đội Liên Xô phạm nhiều tội ác chiến tranh năm 1945 như giết thường dân, hãm hiếp phụ nữ... ở Đức, Ba Lan... 

Theo đường 17 tháng Sáu sẽ dẫn đến tượng Nữ thần Chiến thắng (Victory Column). Một tượng đồng sáng bóng của nữ thần Victoria cao hơn 8 mét, đặt trên trụ cao khoảng 66 mét. 

Từ Brandenberg có thể đi bộ thăm toà nhà Quốc hội Liên bang Đức, Reichtag, một kiến trúc lịch sử, cổ kính, khu tưởng niệm Holocaust Do Thái... Và đi khá xa để xem một phần còn lại bức tường ngăn cách giữa Tây và Đông Đức cũ. Chỉ một phần được giữ lại vì khi bức tường sụp đổ, nhiều người Đức ai cũng vác về nhà vài viên gạch làm kỹ niệm và giá các viên gạch này đương nhiên có giá hơn gạch thường nhiều lần. Vài mẫu tường Berlin còn được trưng bày ở quảng trường Potsdamer Platz, trung tâm mua bán lớn nhất tại Berlin, chỉ cách cổng Brandenberg vài phút đi bộ. 

Người Việt tại Đức: 

Do kinh tế phát triển nhiều di dân từ các nước khác đã đến Đức sinh sống, nhiều nhất là người Thổ, kế đến người ở Đông Âu như Ba Lan, Hung,... và các nước thuộc Liên Xô cũ. Người Việt là sắc dân Á châu đông nhất ở Đức, có thể khoảng 100 ngàn người. Nhưng đây là cộng đồng chia rẽ so với các cộng đồng người Việt ở các nước khác nói riêng hay cộng đồng các sắc dân khác ở mọi nước trên thế giới nói chung. 

Có khoảng 40 ngàn người vượt biên tị nạn đến được Đức hay đi du học Tây Đức trước 1975. Họ chủ yếu người đã sống ở miền Nam VN, sống rãi rác khắp các thành phố lớn ở Tây Đức như Munich, Hamburg, Stuttgart… và Berlin. Đa số người Việt gốc Tây Đức hội nhập được vào xã hội Đức, có học, có công ăn việc làm trong các cơ quan, hãng xưởng... Quan điểm chính trị của cộng đồng là mong muốn Việt nam có tự do dân chủ, không chấp nhận chế độ độc tài, độc đảng, thiếu dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. 

Số người Việt còn lại, chủ yếu là người từ miền Bắc VN, qua Đông Đức theo diện hợp tác lao động do hiệp định ký kết giữa Đông Đức và CHXHCNVN. Đa số thường sống tập trung ở các thành phố lớn ở phía Đông như Dresden, Leipzig... và Berlin. Sau khi nước Đức thống nhất, những người này được khuyến khích trở về VN. Nếu tự nguyện họ được chính phủ Đức tặng cho 3000 Mark. Nhưng sau đó, số người Việt ở Đức lại tăng lên do nhiều người Việt đi hợp tác lao động ở các quốc gia Đông Âu khác chạy sang xin "tị nạn". Không thua kém nắm bắt thị trường, các đường dây buôn “người tị nạn” từ Việt nam lại bùng lên do CSVN muốn gài cảm tình viên, tình báo, người biết "đưa phong bì"… vào Đức. Cả một hệ thống tham nhũng tìm cách đưa người qua Liên Xô, di chuyển bằng xe qua các nước Đông Âu… cuối cùng đến Đức để “xin tị nạn”. Ngay cả những người đã được 3000 Mark về VN cũng có thể qua mạng lưới tham nhũng tinh vi này, thay đổi giấy tờ để được “tị nạn lần hai” …

Những người Việt gốc từ Đông Đức thường kinh doanh, mở các cửa hàng buôn bán, nhà hàng… ở rãi rác hoặc tập trung như chợ Đồng Xuân ở Berlin. Sống tập trung không tránh khỏi sự thành lập các băng đảng, tạo ra tệ nạn như buôn lậu, cờ bạc... Về chính trị, người Việt gốc Đông Đức không hoàn toàn đồng quan điểm. 

Một số có học thức, giao tiếp nhiều với xã hội người Đức, hiểu lic̣h sử nước Đức qua thời gian chiến tranh lạnh đến nước Đức hiện tại, họ cảm thấy gần với người Việt gốc Tây Đức, muốn Việt nam dân chủ, tự do, cởi mở hơn. Cùng chia xẻ quan điểm này là những người trẻ, thế hệ thứ hai, học hành giỏi, mong có cuộc sống hoà nhập với xã hội Đức.

Số người còn lại, do trưởng thành trong chế độ cộng sản miền Bắc, còn liên hệ gắn bó với xã hội VN hiện tại như mua bán hàng hoá từ Việt nam sang, con cháu các quan lớn, được ân sủng của đảng và nhà nước quá nhiều phải nhớ ơn... (Chưa kể đến đám tình báo, cảm tình viên,..). Quan điểm chính trị của họ là chấp nhận chế độ cộng sản ở VN, chịu sự chi phối của toà đại sứ VN... Có người tỏ ra không quan tâm đến chính trị, các vấn đề nhạy cảm theo đúng định nghiã của Đảng CSVN, chỉ biết kinh doanh kiếm nhiều tiền. 

Ghi nhận một số ý kiến của người Việt tại Đức: 

* Một người ở một tỉnh phía Bắc nước Đức: 

Tôi sinh trưởng ở miền Nam. Khoảng năm 80, không sống được trong chế độ cộng sản, tôi vượt biên. Con tàu vượt biên mong manh của chúng tôi may mắn được một trong ba chiếc tàu Cap Anamur của tổ chức thiện nguyện Đức do Rupert Neudeck khởi xướng, vớt trên biển Đông.

Tôi đi học và vẫn tiếp tục đi làm liên tục đến ngày hôm nay. Con cái đã trưởng thành. Kinh tế gia đình ổn định. Cuộc sống không có gì phải lo lắng vì chế độ an sinh xã hội của Đức rất tốt. Giáo dục từ tiểu học lên đại học, y tế... chính phủ đều tài trợ, dân chúng không phải trả tiền.

Biến cố lớn nhất trong thời gian tôi ở Đức là việc thống nhất nước Đức. Gọi là “thống nhất” để người Nga không áy náy, chứ nói đúng ra là Tây Đức “nuốt chửng” Đông Đức ngon ơ mà không cần bắn một phát súng. Chỉ phải chi một số tiền rất lớn cho Liên Xô! Và chuyện vô cùng kỳ lạ, người Đức của CHXH Đông Đức lại khoái chí cười hì hì.. để Tây Đức ngang ngược “nuốt chửng” mình. Không ai chịu “vượt biên”, bỏ chạy sang Tàu hay Liên Xô xin tị nạn cả! Đùa thôi, việc này trên thế giới người trẻ như già, ai cũng hiểu, trừ nhóm thiểu số thiểu năng cuồng Cộng vẫn chưa chịu hiểu thôi. 

Trước khi thống nhất nước Đức, kinh tế Tây Đức rất mạnh, đồng Mark Tây Đức có giá trị trên thị trường quốc tế. Trong khi Mark Đông Đức không ai dùng, trị giá thực sự của nó không bằng ¼ đồng Mark Tây Đức? Nhưng Thủ Tướng Tây Đức Helmut Kohl, cũng là thủ tướng nước Đức Thống nhất, quyết định táo bạo cho đổi ngang, bằng nhau hai đồng Mark. Người Đông Đức lại ”khoái chí” hơn nữa. Họ đột nhiên như có quà trên trời rơi xuống, đủ tiền để chen lấn nhau qua Tây Đức mua xe xịn như “xe hơi Nhân dân” Volkwagon, Opel, Audi... Rủng rĩnh hơn làm chiếc BMW, Mercedes... Chỉ trong vài ngày các cửa hàng bán xe Tây Đức đã tiêu thụ gần hết các xe tồn trữ đã lâu. Vì các hãng xe ăn lên làm ra nên mướn thêm nhân công, ra lò nhiều xe mới... Kinh tế phát triển ào ào, chóng cả mặt.

Thôi nói đến đây, nói không được nữa vì nghĩ đến Việt nam. Buồn quá! Phải chi hồi đó Miền Nam giải phóng được Miền Bắc. Khi ấy chắc chắn không có người Việt nào phải bỏ nước ra đi, và kinh tế hiện nay không thua gì các nước trong vùng như Singapore hay Thái lan.

* Một trung niên: 

Tôi cũng được tàu Cap Anamur vớt trên biển. Đến Đức khi còn rất trẻ. Sống ở Đức hơn 30 năm. Nhiều người Việt nam nói tôi cư xử giống người Đức quá, nhanh nhẹn và trật tự, ngăn nắp… Có thể ảnh hưởng công việc làm? 

Nghĩ về người Đức như thế nào à? Lần đầu tiên gặp những người Đức làm thiện nguyện trên tàu Cap Anamur, tôi có cảm nghĩ rất tốt. Qua bao nhiêu năm tôi vẫn nhớ đến những người có trái tim nhân hậu ấy. Nhắc lại chuyện cũ tôi cũng không quên được một câu chuyện nhỏ. 

Khi chỉ là một cậu thanh niên mới lớn vừa chân ướt chân ráo đến Đức, còn đi học, còn nghèo lắm. Một ngày cuối năm trong mùa Giáng sinh trên nước Đức, một mùa đông đầu tiên thấy tuyết rơi trên đời, tôi đứng co ro, run rẫy trước một cửa hàng bán quần áo, chờ người bạn đang loay hoay tìm cách đậu xe. Một người đàn ông Đức đứng tuổi, đi ngang. Ông ta lạnh lùng, thoáng liếc nhìn tôi và bước thẳng vào cửa hàng. Khi tôi và người bạn mở cửa bước vào cửa hàng, gặp lại người đàn ông Đức bước ra. Ông ta không thèm để ý gì đến chúng tôi, còn chúng tôi lo vội bước vào trong cửa hàng tìm ít hơi ấm. Đây là cửa hàng bán quần áo mà chúng tôi có thể có đủ tiền để mua. Tuy loại hàng bình dân nhưng với người tị nạn Việt nam, nó đẹp đẽ và thơm tho quá. 

Tôi đang lần tìm chiếc áo lạnh hợp túi tiền, người bán hàng tiến đến gần tôi, giọng nói nhỏ nhẹ: 

- Ông khách vừa rồi đã trả tiền cho anh một chiếc áo trong dãy này. Anh có thể chọn lựa một cái vừa vặn. 

Tôi lặng người nhìn ra cửa kính. Trời tối, tuyết vẫn rơi, vẫn loang thoáng các ánh đèn xe qua lại trong bãi đậu xe. Trên nền kính cửa hàng như vẫn còn in hình ảnh người đàn ông Đức với vẻ ngoài lạnh lùng. Nhưng từ đấy lại thật lặng lẽ toả ra một hơi ấm. Hơi ấm tình người không cần phô trương, không màng đến lời cảm ơn. 

Đương nhiên trong xã hội có người thế này, người thế khác, bình đẳng hay kỳ thị, tốt hay xấu. Nhưng trong xã hội nếu có nhiều cái tốt, sẽ đè bẹp cái xấu, tạo nên xã hội hiện đại, bao dung, nhân quyền cho mọi người. Khi suy nghĩ về Thế chiến thứ Hai, nhiều người Đức rất ân hận. Hitler với tài hùng biện, đưa ra chủ thuyết người Đức là dân thượng đẳng, nước Đức là bá chủ, số một thế giới... Một chủ thuyết cực đoan, hoàn toàn mị dân, đưa đến một xã hội “cuồng Đức quốc Xã” và lao vào lò lửa chiến tranh. Đấy là kinh nghiêm cay đắng. Khi bị kích thích bởi sự cực đoan, con người ai sẽ phân tích đúng sai để cưỡng lại? 

* Một phụ nữ có cửa hàng ở Berlin: 

Em qua Đông Đức diện hợp tác lao động. Lúc ấy khổ lắm. Được huấn luyện cấp tốc, suốt ngày cứ đứng làm một động tác, và chả cần nói câu tiếng Đức nào. Các khớp xương từ từ đau nhức. Sau ngày thống nhất nước Đức, chúng em cũng còn vất vã lắm. Không biết có được ở lại hay không? Hay theo đúng hợp đồng phải quay về Việt nam? 

Thế rồi, Đức họ cũng nhân đạo. Em và chồng được ở lại và bắt đầu buôn bán. Người Việt ở đây sống gần gũi nên đầu tiên bán buôn trong cộng đồng người Việt. Sau đó Việt nam mở cửa, các hàng hoá may mặc, giầy dép... thuồn sang đây, chúng em mua rồi bán. Khách hàng người Việt, rồi người Thổ, người Đông Âu trốn sang Đức để sinh sống. Người Đức chính gốc họ thường chỉ thích hàng “made in Germany” thôi, khó bán cho họ lắm.

Buôn bán được nhưng các cháu ở nhà phải khuyến khích cho chúng học giỏi. Người Việt ở Đức, bố mẹ cực nhọc buôn bán cũng là gương các cháu chịu học. Đại học Đức không tốn tiền nhưng không phải ai muốn học đại học cũng được. Học kém, từ lớp 10, nhà trường đã phân hạng cho học nghề, học thêm hai năm sau trung học. Mình gọi là chế độ “đại học tuyển” đấy. Người Việt có tỷ lệ được chọn lên đại học hơn 45%, rất cao so với các sắc dân khác. Như người Thổ chỉ khoảng 11%. Con em được một đứa lên đại học, em mừng lắm. 

* Một người đàn ông ở Berlin:

Tôi cũng từ Đông Đức. Lúc mới thống nhất cũng có nhiều tiêu cực trong cộng đồng người Việt gốc Đông Đức. Không ổn định như người Việt ở Tây Đức đâu. Vì xuất phát từ xã hội chủ nghiã và đến sau, người Việt gốc Đông Đức thường làm ăn bạo dạn hơn, có tính cách may rũi cao, đôi khi nguy hiểm và ra ngoài luật pháp Đức. Có nhiều băng đảng buôn thuốc lá lậu từ các nước Đông Âu như Ba lan, … Rồi giết lẫn nhau bị đưa lên truyền hình Đức. Thực kinh khủng và xấu hổ cho cả cộng đồng. Tiếp là buôn hàng giả, hàng nhái, hàng trốn thuế … theo kiểu ta gọi là “kinh tế xám”. Cảnh sát Đức đã điều tra, ngăn chặn bớt các hành vi này, nên hiện tượng “kinh tế xám” giảm rất nhiều. 

Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cũng gây nhiều hậu quả tiêu cực cho người Đức gốc Việt. Một hành động bất chấp nguyên tác cơ bản về ngoại giao tạo hình ảnh rất xấu của Việt nam đối với người Đức. 

* Một du học sinh trẻ: 

Cháu qua du học Đức được hai năm. Ở trọ nhà cô chú để không tốn tiền. Nhưng cô chú ấy khó tính quá. Nào là: "Mày tóc tai không để gọn, cứ kéo tóc cong cong xuống che cả trán cả mắt đi thế kia thì sao đọc sách, đọc vở?". Cô chú ấy chả chịu xem phim Hàn Quốc. Tài tử Hàn Quốc, trai hay gái, tóc ai cũng uốn xuống che cả mắt mới đúng mode chứ. Rồi quay qua: "Ngồi ăn sao mày cứ vuốt mũi thế kia, đỏ hỏn cả lên. Bọn Đức mũi nó cao nhìn mãi cũng chán. Mũi mày tẹt như thế là đặc biệt, bọn con gái Đức thích lắm đấy!". Ấy, lại suốt ngày lo làm ăn, chả biết gì cả! Con bé tóc vàng, mắt xanh ở trong lớp nhìn cháu cứ hếch hếch cái mũi lên như thể chê mũi cháu vừa tẹt, vừa bẹt. Có đứa nào khùng đi giải phẩu mũi cao thành mũi tẹt và bẹt ra đâu? 

Cuối cùng sau một năm, cháu dọn ra ở chung với bạn. Bon nó suy nghĩ giống cháu và... (thở dài...) chả đứa nào được trường đại học nhận. Cả bọn cháu bàn rồi. Học vừa khó, vừa khổ. Có bằng cấp về Việt nam chưa chắc dùng tới. Thôi học ở Đức như vậy cũng đủ. Ít ra về VN cũng mở lớp dạy tiếng Đức cho bọn sắp sửa đi du học Đức. Bọn nó nhiều đứa học dốt nhưng con quan to, dư tiền mua bằng, mua cấp. Bọn cháu đã nhất trí về Việt Nam tháng tới. 

* Một thanh niên ở Berlin:

Tôi tốt nghiệp đại học và có việc làm đúng nghề. Tôi cảm thấy quen và thích xã hội trong sáng ở Đức. Xã hội qui củ do luật pháp nghiêm minh, giao thông trật tự, rất it́ tham nhũng…

Nhân cuối năm, sự kiện quan trọng nhất trong năm theo tôi, một người Việt gốc Đông Đức, chính là việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cùng với việc đi thăm Trung Quốc của ông TBT. Ông TBT có đốt lò, nướng cũi thì đó là việctrong nhà, không thể chạy qua nhà hàng xóm, tùy tiện mang khúc cũi về nhà bảo là của mình nên muốn làm gì cũng được. Tôi không nghĩ ông TBT không có kiến thức cơ bản về ngoại giao. Tôi nghĩ ông ta coi thường nước Đức nói riêng, coi thường các nước Tây phương nói chung. Ông ta chỉ coi trọng quan hệ với Trung Quốc, thể hiện hành động không cần che dấu qua việc ông vội vàng qua thăm Trung Quốc sau khi được bầu lại làm TBT và tiếp đón long trọng Tập Cận Bình cùng các lời tự hạ mình để ca tụng Trung Quốc. Theo đuổi chính sách gần như do cố vấn Trung Quốc dựng nên, và qua các hành động ngoại giao không cần che dấu với Đức và Trung Quốc, tôi e ngại ông TBT đang đưa Việt nam lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Thực đáng buồn. 

* Nhân ý kiến của thanh niên trên, Phản Động cũng đồng ý sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và cụ Tổng nhà ta sang chầu Thiên triều cùng nổi bật nhất trong năm. Lý do nổi bật vì sự việc bộc lộ sự dối trá ra thế giới không cần che đậy, sự coi thường dư luận thế giới và chỉ xem trọng, dựa vào Tàu của ông TBT. Cựu tướng công an Trương Giang Long đã nói Việt nam chịu áp lực rất lớn từ Tàu. Với sức mạnh kinh tế, quân sự hiện nay, áp lực đó đã khiến TBT nhà ta phải qui lụy, một búp bê China. Ta có thể tiên đoán bản án rất nặng cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, tử hình? TBT cũng đang cần tuyển một ngoại trưởng mới, nói tiếng Tàu lưu loát, thân Tàu, thay thế Phạm Bình Minh. Tương lai có thơ vịnh Phạm Bình Minh, như thơ vịnh Võ Nguyên Giáp. Lịch sử trong chế độ cộng sản hay lập lại. 

Ngày xưa Minh nắm ngoại giao.
Ngày nay Minh nắm đít quần chị em.

Cầu mong cho con búp bê China bằng sứ vỡ toang ra. Một người trẻ mạnh dạn, trẻ trung cởi mở hơn lên lãnh đạo, hy vọng Việt Nam sẽ có cải thiện. 

2. Đến Prague, thành phố đang chuyển mình 

Từ Berlin ta có thể đi theo đoàn du lịch, hoặc đi riêng bằng xe bus của hãng FlixBus với giá vé một chiều từ 15Eu đến 20Eu tùy mùa. Thời gian chạy hơn 4 tiếng. Trên xe có wifi, và nhanh chân, bốn người có thể ngồi chung quanh một bàn ăn. Xe chạy qua thành phố Dresden cổ kính rất đẹp. Phía Nam nước Đức có đồi núi, thung lũng xanh tươi khác với phía Bắc bằng phẳng. 

Trên xe mọi người thắc mắc không biết qua biên giới cộng hoà Czech chưa, sao không thấy trạm kiểm soát nào cả? Điều thắc mắc này được giải tỏa với smart phone. Dùng simcard Âu châu, ta sẽ nghe báo tin nhắn của hãng điện thoại cho biết giá cước mới gọi điện thoại khi xe vừa qua biên giới. Thật tiện! 

Prague thủ đô và thành phố lớn nhất của Tiệp Khắc khi xưa. Sau khi cộng sản Đông Âu sụp đổ, Tiệp Khắc chia làm hai nước, Prague trở thành thủ đô của cộng hoà Czech. 

Prague không bị tàn phá trong Thế chiến thứ Hai, còn rất nhiều ngôi nhà, biệt thự, lâu đài cổ kính của một thời Phục hưng huy hoàng khoảng thế kỷ 14. Dân số của Prague trên 1, 4 triệu và nơi du lic̣h nổi tiếng thế giới, tiếp đón khoảng hơn 6, 5 triệu người mỗi năm. Thành phố đang chuyển mình từ thành phố của một nước cộng sản sang tư bản. Một du khách nhận xét sự thay đổi: "Năm 1990, thành phố dơ bẩn, các cơ sở cung cấp dic̣h vụ không được chăm sóc nên xuống cấp trầm trọng. Qua gần 30 năm người ta bỏ rất nhiều tiền trùng tu các kiến trúc cổ, đường xá, cơ sở cộng cộng, người dân Czech có vẻ thoải mái hơn rất nhiều."

Phố cổ (Quảng trường Staromestske Namesti): old town square, quảng trường Đồng Hồ Con Gà,... là trung tâm du lịch chính ở Prague. Một quảng trường rộng lớn, lát gạch, bao quanh là các lâu đài, nhà thờ cổ... kiến trúc độc đáo, tuyệt đẹp. Du khách như lạc vào trong khung cảnh lâu đài cổ của truyện thần thoại. Nổi tiếng trong khu phố cổ là đồng hồ thiên văn con gà. Tuy đang được trùng tu nhưng hàng trăm du khách vẫn chen chúc nhau chụp hình, xem một công trình tỉ mỉ, vô cùng khéo léo độc đáo nhất trên thế giới. Du khách có thể lang thang ở đây cả ngày xem các màn trình diễn của các nghệ nhân Czech, các công trình kiến trúc cổ, các cửa hàng thức ăn đủ loại...

Từ phố Cổ, có thể đi bộ đến ga xe lửa chính, viện bảo tàng (đang đóng cưả trùng tu), qua cầu cổ bắt qua sông Vltava. Chịu khó tí để đến lâu đài Prague nổi tiếng hay thư dãn ngồi tàu chạy trên sông ngắm cảnh qua tổng cộng 18 cây cầu cổ. 

Người Việt ở Prague: 

Có khoảng trên 80 ngàn người Việt ở Prague. Từ Phố Cổ, bắt xe lửa, xe bus đến khu buôn bán chính Sapa khoảng 30 phút. Khu thương mại rộng lớn, tương đối vắng vì không có du khách Tây phương, chỉ có người Việt đến để tìm hiểu đồng hương ở Czech như thế nào? Đồng thời thưởng thức các món ăn tại các nhà hàng người Việt. 

Trong khu Sapa có ngôi chùa treo cờ Phật giáo và cờ đỏ sao vàng (quốc doanh?). Nhiều nhà hàng ăn uống, hàng bán trái cây... Khu rộng nhất buôn hàng may mặc, tiêu dùng... có lẽ từ Việt nam. 

Ý kiến của một người Việt ở Czech, ông khoảng 50 tuổi: 

Mình gốc bộ đội chuyển ngành qua... rồi xin đi hợp tác lao động. Ở đây cũng hơn hai chục năm rồi. Việt Nam thì cứ đi đi về về, mỗi năm cả bốn năm lần. Làm ăn phải cực thế! 

Mình làm gì ở đây à? Ừ... mình làm... làm dịch vụ giúp đỡ đồng hương. Không phải đồng hương ở đây... Đồng hương ở Mỹ, ở Đức, ở Úc đấy... Mình giúp đổi tiền. Tiệp không sử dụng đồng Ơ rô, vẫn dùng đồng “cu”. Cu gì à? “Cu là “con cu” đấy. Hỏi vặn vẹo thế! ” Người Tiệp gọi là “đồng cu” thì mình gọi là “cu”, có sao đâu? Có được tiền hoa hồng hay không ấy à? Cứ vặn vẹo mãi. Có cần đổi tiền hay không nào? Không vào đúng chỗ không được giá, không tin tưởng đâu đấy.

Phản Động không có dịp tiếp xúc nhiều với người Việt ở Czech. Tuy nhiên một điều cần phải cẩn thận để ý khi du lịch ở Czech là luôn đề phòng móc túi. Khi dùng di chuyển công cộng nên để ý túi sách. Đàn ông tuyệt đối không bao giờ để ví ở túi sau. 

25.12.2017 

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo