Trần Đắng (Danlambao) - Viết bài này, csVN lại cho tôi là kẻ thù của cách mạng, của “nhân dân VN”. Thật ra, tôi sinh ra & lớn lên hoàn toàn trong chế độ xhcn, hồi nhỏ cũng ra rả 5 điều bác Hồ dạy, cũng ước ao giá mà bác còn sống, được gặp bác như gặp ông tiên râu bạc. Lớn lên tôi cũng thích đảng viên vì họ có lý luận, nói đúng theo nghị quyết mà tôi không cãi lại được, họ lại có lý tưởng, có ông được cho nhà mà không lấy để nhường cho những đồng chí khác còn khổ hơn, có ông “làm tốt đừng cho người khác biết” như sách Nho giáo của thánh hiền. Nay ở tầm tuổi trung niên, tự phản tỉnh, tự gột rửa, dọn sạch những thói xấu trong tư tưởng rồi, tôi đem đạo đức HCM ra bàn theo quan điểm không cộng sản.
Tôi viết bài này, có khi có người cho là tôi bươi đống rác cũ ra mà ngửi vì ai cũng biết Hồ là tội đồ của dân tộc. Nhưng nói vậy là không rõ tình hình trong nước. Cs vẫn đang từng ngày từng giờ nhồi sọ xã hội phát trên khắp đài, báo, tivi, chúng nhồi sọ sinh viên. Sinh viên nào mà chưa thi xong học phần tư tưởng HCM thì không được ra trường. Mà sinh viên thì đa số chưa biết phê phán Hồ, một “ông thánh”. Một số bạn bè của tôi, chơi khá thân, là những người có tư tưởng HCM làm tôi dè dặt, không dám nói chuyện sâu xa, phê phán cộng sản với họ!
Tôi chọc trời khuấy nước cho cs tịt, bất cứ là cs nào, TQ, Cu Ba, Bắc Hàn, VN. Tôi thách toàn thể cs thế giới tranh luận phải quấy với chỉ một mình tôi. Tôi phì cười cho cái giáo điều làm tổng bí ở VN phải là “người Bắc có ný nuận”. Thật ra tôi không ở Bắc, tôi ở SG, mà sao tôi viết 8 bài rồi, tất cả gửi cho blog Dân Làm Báo, cs VN gỡ không ra, tranh luận phải bị thua. Điều này giống như cs VN ở cái nhà dột, bị thủng về mặt lý luận, mà họ không học người khác, hay học người thắng là tôi, để vá cái lỗ thủng ấy, để nước mưa dột vào nhà mà ở, là ở dơ, là không gọn gàng, sạch sẽ về lý luận, là thống nhất giữa thực tiễn và lý luận. Người có lý trí, khi thấy hệ thống tư tưởng của ta bị phi lý, thì học rồi sửa sao cho hợp lý, chả lẽ để hệ thống phi lý đó theo đuổi ta mãi suốt đời? Cs VN dở như trẻ con.
Để độc giả hiểu, tôi nhắc lại, cs tranh luận với tôi, đưa ra thuyết phát triển, họ hướng thiện, hướng tốt, hướng hay, hướng thành công, hướng hạnh phúc, hướng tích cực, gọi tắt là hướng dương còn tôi thì hướng đa hướng và họ tịt! Mời quý vị ghé mắt đọc bài bút chiến số 1 của tôi, tựa Đòn đánh bẻ gãy xương sống lý luận của cs:
Thuyết đa hướng, tôi xin ghi ra đây, để quý vị thấy vì sao nó dễ dàng đánh bại thuyết phát triển đi lên của cs. Ví dụ về giải trí của loài người. Xưa thì múa hát trên sân khấu, chưa có máy phóng thanh và loa, nghe, xem trực tiếp. “Tiến lên” thì quay phim. Đầu tiên là phim câm trắng, đen. Tiến bộ hơn thì phim có tiếng, vẫn trắng, đen. Kỹ thuật cao hơn thì có phim màu. Rồi video cassette. Sau đó là VCD, rồi DVD. Nay thì internet, truyền hình cáp, tivi 3D, smart tivi, tivi thì to, dẹp, treo lên tường như treo một bức tranh, nhìn cái nhà như một rạp hát nhỏ. Như vậy có tiến bộ, phát triển không? Không! Chỉ có khác, không có tiến bộ! Bọn Tàu “khựa” cũng dùng những phương tiện này, chúng giải trí, đọc, học từ internet càng tốt thì càng có trình độ cao, càng khỏe ra, khỏe ra thì chúng quậy ta càng tốt. Bọn “khựa” có thể dùng các phương tiện này để huấn luyện, binh sỹ càng có nhiều kiến thức hơn, như vậy hại cho VN. Phương tiện giải trí cũng phục vụ tốt, đưa tin cho cave, trộm cướp, lừa đảo, mẹ mìn, buôn lậu, v.v… Bọn này càng được phục vụ tốt thì càng khỏe ra, khỏe ra thì càng kéo xã hội đi thụt lùi. Như thế, ta thấy internet, tivi 3D, smart tivi, truyền hình cáp,… có tính đa hướng, không có tính phát triển đi lên, tiến bộ. Thuyết đa hướng, hay vô thường của nhà Phật, đúng trong xã hội ta. Chẳng hạn, để một chiếc xe máy trên vỉa hè, không trông coi, có khóa vẫn mất. Anh ruột tôi bị mất một chiếc. Thuyết đa hướng đúng trong chính trị xưa nay, chính trị là rất hỗn độn, vừa đoán được, vừa không đoán được. Khoa học về địa cầu cho ta biết trên mặt trái đất, bất cứ khi nào, bất cứ đâu cũng có nguy cơ bị động đất, vậy thì phát triển đi lên là gì, theo hướng nào? Trái đất cũng có nguy cơ bị thiên thạch cỡ lớn lao vào, gây nổ chấn động cả trái đất, từ đó bụi che phủ mất ánh sáng, không có ánh sáng mặt trời thì đảo lộn sinh vật tức nhiều loài chết đi. Như vậy thì “phát triển đi lên” theo hướng nào? Vào một khu rừng, ta thấy sinh giới rất phức tạp, loài này diệt loài kia mà cũng có loài này cộng sinh với loài kia. Trong toán học, lý thuyết thời thượng hiện nay là thuyết hỗn độn, tức đa hướng. Vậy triết học Mác-Lênin sai, hay chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa sai. Tranh luận về chỉ một điểm này cho thắng đi, bớ mấy ông cộng sản, cs VN hay cả cs thế giới. Tôi thách đó!!
Đạo đức Minh “râu” (ông trên tờ tiền VN, tên Minh & có râu) diễn tả lại cô đọng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Tùy website cs, có website ghi thêm là trung với nước, hiếu với dân; yêu thiện, ghét ác. Chỉ riêng việc chỉ ra đạo đức của Minh “râu” là hướng dương, đủ thấy nó sai. Sai cụ thể thì như sau:
1. Về nội dung trung với nước, hiếu với dân
Một số người Do Thái không về tổ quốc ở Trung Đông vì ở đây chiến tranh với Palestine liên miên, hay gặp khủng bố tự sát. Người Đức, Nhật trong thế chiến 2, yêu nước là gây chiến với quốc gia khác, nô dịch dân tộc khác, là gây tội ác chống nhân loại. Nay Đức, Nhật không yêu nước thái quá. Hiện nay, dân Tàu “khựa” mà yêu nước là lấn đất biên giới, lũng đoạn kinh tế VN, lấn chiếm lãnh hải, các đảo, cá, không phận trên biển, khai thác dầu ở vùng biển của VN. Cs VN đang lúng túng, rất thớ lợ, như thằng hề, phi biện chứng (theo cn Mác-Lênin mà họ ra rả rao giảng, nhồi sọ) khi đàn áp dân biểu tình chống Tàu.Chủ nghĩa Mác-Lênin là “khoa học”, là “đỉnh cao trí tuệ nhân loại”, là “cái cẩm nang thần kỳ” (lời Minh “râu”) & “đỉnh cao Tàu” đánh cho “đỉnh cao Việt” lên bờ xuống ruộng. Đời sau, đọc sử tới chương này, chắc con cháu chúng ta cười nôn ruột. Dân thường thì yêu nước mà đảng lãnh đạo, chú phỉnh thì phản động!
2. Về nội dung yêu thiện, ghét ác.
Cái này thì trẻ con cũng biết, chả có gì sâu sắc ở đây cả mà là nó nông cạn, trí giả thấy là phì cười. Giật bánh trẻ em thì chúng “ghét ác” ngay, hay cho quà bánh cho chúng, chúng “yêu thiện” ngay, không cần dạy. Trong một con người, tư tưởng thay đổi, dẫn tới cách đánh giá theo thiện, ác là bất cập, là sai, là khó như bắt cua vác núi. Chẳng hạn, Trần Khánh Dư có công lớn, chiếm được đoàn thuyền chở lương của quân Nguyên trong lần quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ 3. Không có lương thực lâu dài, quân Nguyên mất tinh thần, mà quân & dân Việt làm vườn không nhà trống, quân Nguyên dễ bị đánh bại. Nhưng về sau, ông trả lời vua Trần năm 1296 là "Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?" Tục ngữ: "Bạc như dân, bất nhân như lính". Dân, lính thì có thiện, có ác, không thiện thuần túy. Thật là đa hướng, không có hướng tốt thuần túy. Thống chế Pháp Pêtanh (1856-1951) là cứu tinh cho nước Pháp trong thế chiến thứ nhất. Ở thế chiến thứ hai, ông nhục nhã đầu hàng Đức. Aung San Suu Kyi, khôi nguyên Nobel hòa bình 1991, nay bị báo chí quốc tế gọi là “khôi nguyên ô nhục”. Bà thấm mệt vì sự chỉ trích cách bà giải quyết khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine.Người ta nghĩ rằng những gì họ thấy ở bang Rakhine giống như thanh lọc sắc tộc. Có bằng chứng cho thấy nhiều người vô tội đang chết. Nay bà sống giữa những người nịnh bợ, rời bỏ những người thẳng thắn có lương tri tốt đẹp đã cùng bà đấu tranh khi bà bị quản chế. Bà muốn được số đông dân chúng và quân đội ủng hộ, nên không lên tiếng bênh vực cho những người Rohingya vô tội nhưng nước cờ bà tính toán sai. Con người đoạt giải Nobel này có thiện có ác, nay đòi tách bạch hai cái đó ra thì Minh “râu” ngây thơ hạng nặng, là con nít con noi, chứ chả “bác” gì, đòi làm “bác” là hạng tầm thường đòi làm cha thiên hạ!
3. Về nội dung cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
Trích Minh “râu” viết về “cần”: Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.
"Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu"
Trích Minh “râu” viết về “kiệm”: Kiệm là tiết kiệm, không hoang phí, không xa xỉ, không bừa bãi.
Kết quả cần cộng với kết quả kiệm là: bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới.
Minh “râu” viết về “liêm”: “Liêm là trong sạch, không tham lam… Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên thân đều là bất liêm"
Minh “râu” cắt nghĩa “chính”: "Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà.”
Chí công vô tư là bao giờ cũng đặt việc công, lợi ích công, lợi ích đảng, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.
Thực tế thì thứ đạo đức này phần nhiều chỉ tồn tại trong não bộ, không diễn ra trong thực tế, tức nó tư biện, lý thuyết suông. Cá nhân mà “cần” thì mau tiến bộ, mà tiến bộ thì đồng nghiệp ghét, đồng chí ghét. Tướng Giáp là một ví dụ. Giáp đáng làm lãnh tụ nhưng bị phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu,… đì sát ván, vì cho Giáp là theo Liên Xô, xét lại, không phải cs chân chính như Tàu.Tàu thì lại có Mao cao hơn Minh “râu”. Bên quân đội rất tức giận mà không làm gì được. Bạn tôi làm công chức, nói: "Nó sợ mình hơn nó lắm"! Anh nào mà "cần", "liêm", "kiệm", “chính”, “chí công vô tư” thì bỏ mẹ! Trong số nhân viên, cùng là cử nhân cả, mà bạn được đưa lên làm phó phòng thì những người còn lại sẽ nói xấu cho ứng viên phó phòng bị loại, ta được lên. Làm gì có chuyện nhường cho người tài đức. Chưa kể chuyện nịnh hót, hối lộ giám đốc, chạy ghế, con ông cháu cha, bè phái. Vì thế cái ghế phó phòng (hay các ghế khác cũng vậy) rất đa hướng, không phải cứ ngồi đó là người tài giỏi và có đạo đức không tầm thường. Bạn tôi mới sinh con, muốn có thêm tiền để nuôi con, anh tính phấn đấu được hai năm liền là chiến sĩ thi đua, rốt cuộc anh… không dám. Vì sếp của anh không tài đức như anh, sẽ ghét. Cái gì chứ sếp ghét thì toi đời. Ngày 29/10/1957, nguyên soái Zhukov của Liên Xô bị bãi nhiệm mọi chức vụ, sự nghiệp chính trị của vị danh tướng lừng lẫy năm châu kết thúc theo một cách không thể tệ hơn.Zhukov là biểu tượng sức mạnh của Liên Xô. Dân LX tin rằng chỉ cần còn Zhukov là hồng quân tiếp tục thắng lợi. Theo nhiều nhà nghiên cứu, các chính trị gia Liên Xô có nỗi sợ hãi sâu xa đối với “người đàn ông quyền lực”. Trong cuốn hồi ký sau này của mình, Nikita Khrushchev biện minh rằng Georgy Zhukov nắm trong tay quyền lực quá lớn. Điều này bắt đầu làm cho các nhà lãnh đạo cao cấp của Liên Xô lúc bấy giờ lo lắng không yên. Nếu nguyên soái Zhukov có ý định đoạt vị, họ hầu như không thể chống đỡ, nên kế sách tốt nhất là loại bỏ ông trước. Càng tiến bộ thì càng bị “đánh”, làm gì có chuyện cá nhân tiến bộ, rồi tiến lên cả làng, cả tỉnh, cả nước tiến bộ! Minh “râu” là người tư biện.
Tôi không xúi người khác sống vô đạo đức. Tôi nhấn mạnh điều này, cs, dư luận viên nào đọc bài này nên nhớ để khỏi bình luận bậy bạ!! Tôi không cổ vũ vô đạo đức, nhưng đạo đức Minh “râu” đưa ra nó chưa đủ. Khi nào mới đủ? Khi biết tiến cũng như biết thoái. Chẳng hạn, bạn tôi kể trên, không làm trái đạo đức, mà là tránh làm chiến sĩ thi đua 2 năm liền, biết thoái thì bảo toàn được sinh mạng công chức của anh ta.
Nói về đức liêm, tôi nhớ ngay tới Nguyễn Trãi, Mahatma Gandhi. Nguyễn Trãi là công thần số một nhưng khi về hưu, ông chỉ ăn cơm rau dưa qua ngày. Lúc còn đánh giặc, ông làm quân sư cho Lê Lợi, bàn mưu bách chiến bách thắng, thắng lợi sau to hơn thắng lợi trước. Rồi ông bị tru di tam tộc. Gandhi thì đấu tranh bất bạo động, theo lời ông thì đấu tranh bất bạo động còn mạnh hơn bom nguyên tử. Thật là một vị thánh! Việc làm thì kinh thiên động địa, ông đuổi thực dân Anh ra khỏi đất nước không tốn một viên đạn mà “kẻ thù” còn tôn trọng ông. Ông là người không có tài sản gì cả! Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng, Gandhi bị bắn chết bởi Nathuram Godse tại tòa nhà Birla ở New Delhi. Godse là một môn đồ Ấn giáo cực đoan được người đương thời cho là có mối quan hệ với cánh cực hữu của các tổ chức Ấn Độ giáo như Hindu Mahasabha. Tổ chức này cho Gandhi là người chịu trách nhiệm cho việc chính quyền suy nhược vì đã khăng khăng bắt buộc nộp một khoản tiền cho Pakistan.
Về đức “chính”, ta thấy rất rắc rối, phức tạp. Chẳng hạn, trước 1975, thân Tàu là chính vì Tàu giúp quân trang, quân dụng, vũ khí cho bắc Việt đánh Mỹ. Đến 1979 trở về 1990, thân Tàu là tà, vì TQ đánh ta ở biên giới phía Bắc, xúi dại Campuchia đánh ta ở biên giới tây nam. VN có Liên Xô chống lưng, thời ấy, thời bao cấp, chửi Tàu sa sả. Trên đường phố treo băng rôn “Tình hữu nghị Việt – Xô đời đời bền vững”, theo Liên Xô là chính. Từ 1990 đến nay, Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, VN lại theo Tàu, thân tàu là chính mà theo phương Tây là tà. Cùng theo Tàu cả mà khi thì đúng, khi thì sai; khi thì họa, khi thì phúc; khi thì xây, khi thì chống, chả theo kiểu nào cả. Cái lối lúc nào cũng theo “chính” của Minh “râu” làm ta thấy ông ta nông cạn, thiển cận, thiếu căn bản triết học, học thức thấp. Minh “râu” mỗi ngày đọc khoảng 25 tờ báo, như thế là khốn nạn! Không còn thì giờ để làm những việc dài hơi, hoành tráng, đầy đủ như một tác phẩm triết học chẳng hạn, trong khi đàn em Minh “râu” ca tụng Minh “râu” là “triết nhân”. Ông ta không viết cuốn triết học nào cả.
Tóm lại, Minh “râu” hình dung ra đạo đức một đàng, thực tiễn diễn ra cách khác. Hay là phải nói: “Thực tiễn luôn luôn sai, cs luôn luôn đúng”? Cs luôn luôn đúng dẫn tới VN luôn luôn đúng. VN luôn luôn đúng thì mạnh hơn Tàu “khựa” & đồng tiền VN chả nước nào thèm dùng! Đạo đức Minh “râu” hướng dương trong khi thực tiễn đa hướng. Làm theo đạo đức Minh “râu” không phải là sai hoàn toàn, có khi được, nhưng nó cũng dẫn tới thất bại thảm hại. Nguy hiểm một điều là Minh “râu” coi những đức ấy là giá trị phổ quát, làm lãnh đạo bắt người dưới tuân thủ. Minh “râu” theo một cái chưa chắc đúng mà còn to mồm tuyên truyền, mà cs lại rất mạnh về tuyên truyền.
SG 18-2-2018, mùng ba Tết.