Tái đánh giá QLVNCH - Tết Mậu Thân 1968 - Dân Làm Báo

Tái đánh giá QLVNCH - Tết Mậu Thân 1968

VNCH-Ngọc Trương (Danlambao)Lewis Sorle, chuyên viên phân tích tình báo, sử gia về quân sử, từng phục vụ tại Việt Nam với nhiệm vụ sĩ quan Tiểu đoàn phó Thiết giáp, hoạt động tại cao nguyên Trung phần Việt Nam. Thuộc thế hệ thứ 3 của gia đình có truyền thống binh nghiệp, tốt nghiệp Học viện quân sự West Point. Ông đậu Tiến sĩ Đại học Johns Hopkins.

Trong suốt hai thập niên trong quân ngũ, ông cầm đầu các đơn vị thiết giáp đóng tại Hoa kỳ, Đức và Việt Nam, phục vụ trong văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, văn phòng Tham Mưu Trưởng Lục quân, dạy các phân khoa ở trường West, Point và Trường Cao đẳng Chiến tranh Lục Quân.

Ông là tác giả sách về tiểu sử: 

Thunderbolt: General Creighton Abrams and the Army of His Times.

Honorable Warrior: General Harold K. Johnson and the Ethics of Command.

Ông cũng biên soạn: 

Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes, 1968-1972.

A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam.
Phần trích dịch bài diễn thuyết tại Vietnam Center, Texas Tech University Lubbock, Texas : Tái đánh giá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đoạn nói về tấn côngi Tết 1968.

*

Lewis Sorley/ VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) trích dịch: - Cuộc chiến đấu lan rộng trong dịp Tết năm 1968 là trắc nghiệm đầu tiên của QLVNCH. Nhiều người kinh ngạc khi thấy họ chiến đấu dũng cảm. 

Về sau, khi nhận giải thưởng Thayer tại trường West Point, Đại sứ Ellsworth Bunker có cơ hội ca ngợi thành tựu này. 

"Quân đội Việt Nam, mặc dù sức mạnh thua sút, đã chiến đấu giỏi - như Tướng Abrams nói, có lẽ họ đã chiến đấu giỏi hơn so với điều người ta nghĩ rằng họ có thể làm được. Không có cuộc nổi dậy hoặc xảy ra đào ngũ, chính phủ đã không sụp đổ. Ngược lại, quân đội đã phản ứng mạnh mẽ, nhanh chóng và dứt khoát. Đó là nhiệm vụ phục hồi tình thế với nỗ lực to lớn."

Theo Đại sứ Bunker:

"Hoạt động nổi bật của quân đội Nam Việt Nam vào Tết Mậu Thân 1968 là điều tối quan trọng đối với tương lai của đất nước họ. Kết quả cho thấy, một loạt chuyển biến bắt đầu cho các phát triển đáng kể củng cố chính phủ, tăng sự tin tưởng của toàn dân vào khả năng đối phó với kẻ thù, và quyết tâm của chính phủ đảm nhận thêm gánh nặng chiến tranh."

Năm 1972 John Paul Vann (xem chú thích) đồng ý rằng: tấn công dịp Tết đã "giúp chính phủ mở rộng tầm kiểm soát miền Nam Việt Nam rất tốt đẹp." 

Vấn đề cập đến việc động viên nhân lực, cho phép mở rộng quân lực Việt Nam trong khi quân đội Mỹ rút lui, và nhấn mạnh sự gia tăng đặc biệt của Địa phương quân và Nghĩa quan, duy trì sự hiện diện lâu dài của chính phủ ở nông thôn.


Vào thời điểm "Cuộc tấn công thứ ba" của cs Bắc Việt vào mùa thu năm 1968, tướng Abrams khi đó đã nắm quyền chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, gởi công điện cho tướng Earle Wheeler và Đô đốc John McCain: 

"Tôi đi đến kết luận về những kết quả cho thấy tiến bộ trong tài chỉ huy và dũng mãnh của QLVNCH", tướng Abrams muốn nói đến thời gian sáu tuần lễ QLVNCH đã tiêu diệt địch quân nhiều hơn tất cả các lực lượng đồng mình khác, 

"Tỷ số KIA của QLVNCH thấp hơn đối phương, tôi xin thêm vào - một phần do QLVNCH chỉ được yểm trợ tác chiến quá ít, đó cũng là luận cứ để xúc tiến việc nâng cấp quân trang cho QLVNCH."(KIA- Killing In Action - tử trận khi chiến đấu).

Khi các viên chức cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau trên đảo Midway vào tháng 6 năm 1969, mở rộng và nâng cấp QLVNCH là đề mục quan trọng. 

Sơ khởi gia tăng 820.000 quân, sau đó tăng lên 1,1 triệu quân, chấp thuận cùng các thỏa thuận tiếp theo - "các dự án trang bị các loại vũ khí mới cho QLVNCH: súng M-16, súng máy M-60 và súng phóng lựu LAW - M72", 

Chuẩn tướng Trần Đình Thọ còn nhớ. "Các loại vũ khí như M-16 vẫn đang được thương lượng vào cuối giai đoạn này cho thấy đã từ lâu quân đội Nam Việt Nam phải chiến đấu yếu thế về võ khi so với kẻ thù. 

Để kết luận, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, Nam Việt Nam và các đồng minh đã chiến đấu vì những mục đích đáng thán phục, các chiến sĩ đã chiến đấu với con tim mạnh mẽ nhất, họ rất gần đến thành công trong mục đích đưa miền Nam Việt Nam tự duy trì như một quốc gia tự do và độc lập.

Một phóng viên từng nhận xét rằng Tướng Creighton Abrams đáng được một cuộc chiến thành công hơn. Tôi nói lại với con trai trưởng của Tướng Abrams, anh này lập tức trả lời: 

"Cha tôi không nhìn theo cách đó. Cha tôi nghĩ rằng người Việt Nam rất đáng được một cuộc chiến hay hơn". 

Tôi cũng đồng ý.

Tất cả cho thấy, bảng đối chiếu quân sự của QLVNCH, bao gồm luôn Địa phương quân và Nghĩa quân được sáp nhập vào quân đội năm 1970, rất lạc quan. 

Tuy không đạt được chiến thắng sau cùng, những người có tinh thần cống hiến, lòng dũng cảm và quyết tâm đã mang lại kết quả cho vùng đất mới tại đây- nước Mỹ.

Còn hơn cả mọi thứ chúng ta mong đợi nữa.

*

 2018.02.21

VNCH-Ngọc Trương trích dịch

__________________________________________


Chú thích:

- John Paul Vann cố vấn cho Tư lịnh Quân đoàn IV (Thiếu tướng Huỳnh văn Cao), sau là cố vấn quân sự cho Tư lịnh Quân đoàn II (Trung tướng Ngô Dzu). John Paul Vann tử nạn máy bay tại Việt Nam năm 1972.

- Ellsworth Bunker, Đại sứ Hoà Kỳ tại Việt Nam 1967–1973.

-Creighton Abrams, Đại tướng, Tư lịnh lực lượng Mỹ tại Việt Nam (MACV) 1968-1972, thay thế tướng Westmoreland.

- Trần đình Thọ, Chuẩn tướng (1 sao), Trưởng phòng 3 (Hành quân) Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.

Tham khảo:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo