Các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Sinh Sắc - Dân Làm Báo

Các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Sinh Sắc

Lê Bá Vận (Danlambao) - ...“Cha nào con nấy, Sắc sao Hồ vậy”, HCM có “gen” di truyền cha nát rượu, sát nhân. Nguyễn Sinh Sắc say rượu gây án mạng (1910) thì HCM say máu, xem rẻ nhân mạng, giết cả trăm ngàn dân năm 1954-56 CCRĐ - Hồ có lau vài giọt nước mắt cá sấu - là những tội ác không thể tha thứ, biểu lộ dấu ấn sâu đậm của một tâm địa cực kỳ độc ác...

*

I) Đông Quách Tiên Sinh 

Đọc Truyện Xưa: Thổi Sáo - Vua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong bọn ba trăm người ấy, có Đông Quách tiên sinh không hề biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đấy để kiếm lương ăn. Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nối ngôi, cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông Quách tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước. Hàn Phi Tử. 

Lời bàn: Đông Quách tiên sinh, bây giờ các nhà làm văn thường dùng bốn chữ này để chế những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chứ đến khi khảo sát từng người thì tài nào mà không bị thải? (Đông là hướng đông, Quách là phía thành ngoài, vd: thành quách) Cổ Học Tinh Hoa, tr 55. 

II) Các Nhà Nho Khoa Bảng Đầu Thế Kỷ XX 

Truyện là ở nước ta thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ 20, nhiều nhà nho khoa bảng khởi xướng các phong trào bất bạo động chống Pháp, đã từ bỏ danh lợi, chịu bắt bớ tù đày, án tử hình nên được toàn dân tri ân, tên tuổi ghi sử sách. 

Nguyễn Sinh Sắc, cha đẻ Hồ Chí Minh (HCM) thì noi gương Đông Quách tiên sinh, cũng lạm dự. Sơ lược tiểu sử các vị trên như sau: 

1) Phan Bội Châu (1867-1940). Năm 1900, ông đậu đầu (giải nguyên) ở trường thi Nghệ An[6]. Từ đó, ông Phan Bội Châu bôn ba khắp nước, kết giao với các nhà yêu nước. Năm 1905, ông sang Trung Quốc rồi Nhật Bản, khởi xướng phong trào Đông du, bị Pháp bắt cóc, lên án tử hình, song sau đem về an trí ở Huế. 

Phan Chu Trinh (1872-1926), Quảng Nam. Năm 29 tuổi, 1901 ông đỗ phó bảng. Năm 1903 ông được bổ làm thừa biện bộ Lễ. Năm 1905, ông từ quan, khởi xướng phong trào Duy Tân (cải cách). Ông Phan Chu Trinh bị Pháp bắt giữ, có án tử hình, song giam Côn Đảo. Ông mất ở Sài Gòn năm 1926. Một Ủy ban tổ chức lễ quốc táng chí sĩ Phan Chu Trinh. Phong trào làm lễ truy điệu ông được tổ chức rộng rãi ở khắp ba kỳ. 

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), Quảng Nam. Năm 28 tuổi,1904, ông đỗ tiến sĩ. Vì lý do phong trào Duy Tân, ông bị giam ở Côn Đảo (1908-1919). Ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, Huế (1927-1943). Đỗ cùng khoa là Trần Quý Cáp (1870-1908), Quảng Nam, đỗ tiến sĩ, tham gia phong trào Duy Tân, bị bắt giam và chịu án chém ngang lưng (1908). 

2) Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), Nghệ An, thi Hội hỏng các năm 1895, 1898; năm 39 tuổi, 1901, đỗ phó bảng đồng khoa với Phan Chu Trinh. Phải chia tiểu sử ông qua 3 giai đoạn: 

2.1- Thời Pháp thuộc, trước 1945. 

Cũng tương tự các nho sĩ khoa bảng thời đó, chí hướng của ông là đỗ đạt, làm quan. Năm 1895 ông xin làm hành tẩu bộ Hộ (chức quan xưa đợi bổ vào ngạch, hậu bổ) rồi làm thừa biện bộ Lễ từ 1902. Tháng 7/1909 ông nhậm chức tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. (Wikipedia). 

Trong một cơn say rượu, vào tháng 1/1910 (cận Tết) ông đã cho thuộc hạ dùng roi mây đánh một can phạm tên Tạ Đức Quang. Hai tháng sau trận đòn thì người này qua đời, vợ người này kiện lên cấp trên. Đánh chết người không phạm tử tội tại công đường, NSSắc bị triệu hồi về Huế hậu cứu. Triều đình nhà Nguyễn nghị án, ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng (tối đa). Hình phạt nầy được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và thải hồi (sao hạn tuổi 49). 

Cũng do Nguyễn Sinh Sắc ỷ y trung với Pháp thì dù có say, nhỡ đánh chết người cũng không sao. 

“Trúc côn ra sức đập vào. Thịt nào chẳng nát, gan nào chẳng kinh” (Kiều). Gợi cảnh tri huyện Nguyễn Sinh Sắc say rượu xử án, phạt đánh đòn chết người - 1910. Trúc côn = gậy tre. 

Bị nhục nhã, ông bỏ xứ, dấu tung tích, cải danh tính, đổi thành họ Vương, vào sống lang thang ở miền Nam, viết liễn đối cho dân chúng, bốc thuốc, giúp chùa chiền dịch, chú giải kinh. Ông tái hôn với một phụ nữ, sinh ra ông Vương Chí Nghĩa (1927) và mất ngày 29/11/1929. 

2.2- Thời Cộng sản, sau năm 1945. 

Nguyễn Sinh Sắc là thân phụ của Hồ Chí Minh (1890-1969), cán bộ gộc lĩnh lương CS Quốc tế, nên CSVN có nhiệm vụ dàn dựng các thành tích chống Pháp tưởng tượng. 

Đảng CSVN sửa đổi lý lịch - như họ vẫn thường làm - kể lể: "Trong thời gian làm quan Nguyễn Sinh Sắc tìm gặp và kết thâm giao với các nhà nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Vương Thúc Quý, Trương Gia Mô. Cụ luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá, [mới làm tri huyện mấy tháng, chắc chưa kịp!]. Nhân cách và những phẩm chất cao quí đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các con của Cụ, đặc biệt là Nguyễn Sinh Cung. 

Từ quan (?), vào Nam Cụ cũng có quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thường lui tới hoạt động ở làng Hòa An, Cao Lãnh tiếp tục tuyên truyền yêu nước trong nhân dân." 

Chỉ còn thiếu CSVN hư cấu Nguyên Sinh Sắc bị Pháp bắt giữ, tù đày... như các cụ Phan, Huỳnh. 

CSVN cho đặt tên Nguyễn Sinh Sắc vào các đường lớn ở Vinh, Huế, Đà Nẵng... xây tượng cha con ở Qui Nhơn và thành lập tại Đồng Tháp khu di tích mộ Nguyễn Sinh Sắc, là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 9/4/1992. 

2.3-Thời đại mạng lưới thông tin hoàn cầu. 

Giống Mẫn Vương, mạng Internet soi mói lý lịch từng cá nhân. Nguyễn Sinh Sắc chỉ là một cẩu quan say rượu ở công đường, tàn bạo, hách dịch, được CSVN tạo thành một Đông Quách tiên sinh. 

III) Lời bàn: 

1) Giấc Mộng Kê Vàng - Nhà nho Hoàng Xuân Đường nuôi Nguyễn Sinh Sắc ăn học rồi gả con gái Thị Loan 15 tuổi, tất trông đợi con rể kiên trì thi cử, hiển đạt. Đúng vậy, năm 1894 đỗ cử nhân, năm 1895 NSSắc đã xin làm hành tẩu bộ Hộ. Sau 15 năm làm quan, bị sa thải (1910), ông vẫn bám hi vọng phục chức. 

Năm 1911 Nguyễn Sinh Sắc cho con di dân kinh tế. Ra nước ngoài, vô định hướng, chẳng tìm gặp ai bàn chuyện non nước viển vông, Nguyễn Tất Thành lao động cật lực. Ngày 15/12/1912, từ New York, Mỹ, NTThành ký tên “Paul Tat Thanh” (là khôn khéo) gửi thư nhờ quan Khâm sứ Trung Kỳ 2 việc: 

Thứ nhất: nhờ chuyển dùm cho cha mình các khoản tiền Paul dành dụm gửi về. 

Thứ hai, xin cho cha làm việc lại, như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ (1). 

Điều này có ý nghĩa to lớn. Paul Tất Thành ngụ ý hai cha con ông có quá trình trung thành với Pháp. Thành lại lấy tên “Paul” để gửi thư, nghe như dân Tây, hiếm và oai vệ, thời 1912. 

Tuy nhiên cũng chứng tỏ Nguyễn Tất Thành là tầm thường như bao thanh niên khác, lại ưa khoe. 

Lời yêu cầu chuyển tiền được đáp ứng, song lời yêu cầu thứ hai bị bác bỏ vì Pháp cũng tinh tế, không thể phục chức cho Nguyễn Sinh Sắc, tính chất tàn bạo do uống rượu, làm mất uy tín nền cai trị, đi ngược với chủ trương bảo hộ của Pháp là khai hóa, đem lại ngọn đuốc văn minh. 

Paul Tất Thành quá chủ quan tin tưởng thành công, thư xin việc bị bác, chịu ôm hận nhục. 

2) Số Phận Cẩu Quan - Nguyễn Sinh Sắc chỉ mới làm tri huyện mấy tháng, trực tiếp cai trị dân, đã đánh chết dân. Lại còn vấn đề thanh liêm. Triều đình Huế đã phải sa thải Nguyễn Sinh Sắc. 

Lúc có quyền thì say rượu, giết dân, lúc sa cơ Nguyễn Sinh Sắc mà còn đi tuyên truyền yêu nước, thương nòi thì ai mà nghe! Các đảng cách mạng thì cũng úy kỵ kẻ say sưa, tàn bạo, làm hư danh, hỏng việc. Nguyễn Sinh Sắc nếu có liên lạc bạn bè cũ thì cũng chỉ để nhờ xin việc cho con. 

HCM giết đồng bào như ngóe (CCRĐ 1954-56) hễ mở miệng là buông lời mị dân. 

3) Chí Hướng Khác Đường. 

- Theo tiểu sử, Phan Bội Châu từ năm 1900 thì bôn ba khắp nước kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925). 

- Phan Chu Trinh thì năm 1905 từ quan, rồi cùng với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (cùng Quảng Nam) làm một cuộc Nam du, xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng; năm sau, ông sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu và sang Pháp. 

- Huỳnh Thúc Kháng thi cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp lãnh đạo phong trào Duy Tân. 

- Nguyễn Sinh Sắc, nhất là Hồ Chí Minh vô danh thời Pháp thuộc, trước 1945 chẳng ai nhắc đến, có chăng là việc ông làm quan say rượu gây án mạng, bị triều đình sa thải. 

4) Cha Con Một Phường. Nực cười cha con NSSắc vô đạo đức lại dạy đạo đức! 

Song giữa ngọn núi rác rưởi các lời lẽ csVN tâng bốc 2 cha con, sáng lóe ba sự việc hiển nhiên, lột trần bộ mặt thật của kẻ đại gian mà mang vỏ thánh hiền. 

* Sự việc 1- Nguyễn Sinh Sắc mất chức, năm 1910. Chuyện nhỏ nào ngờ có 2 hệ quả lớn. 

+ Một, Nguyễn Sinh Sắc bị trục xuất khỏi quan trường là khúc rẽ định mệnh diệt tộc. 

Bỏ xứ ra đi, học vấn kém người, mưu sinh cơ cực, mười năm thất chí, Nguyễn Ái Quốc (HCM) cùng tắc biến, trở cở, tìm đọc Luận cương Lenin (1920), đầu quân cho Liên Xô, kiếm được việc, “tam thập nhi lập”, được thu dụng, trả lương, dạy dỗ chủ nghĩa Marx, dạy tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang. 

Hồ trở thành người cọng sản Việt Nam đầu tiên và lớn tuổi nhất, để rồi theo bài bản cọng sản, bịa cứu nước, cướp được chính quyền thì đưa lên làm chủ tịch nước, độc đảng chuyên chế, tuân thủ triệt để giáo điều csQuốc tế dẫn đến Hồng Lạc suy vong. 

Giống truyện chưởng: Nhà tan luân lạc, gặp duyên kỳ ngộ, 16 chữ vàng, cầm cố giang san. 

Vậy đó! Lịch sử của Hồ Chí Minh là lịch sử làm cỗ cho người khác ăn, đánh thuê chém mướn, rước giặc vào nhà, mở đầu dâng nước. 

Nói gì thì nói, không có Hồ và ĐCS thì nước ta vẫn độc lập, thống nhất, như mọi nước hội viên Liên Hiệp Quốc hiện nay. Từ lâu trên thế giới không còn nước thuộc địa. Đó là một chân lý. 

Khốn nạn nhất, là HCM áp đặt thể chế độc tôn, tất đẻ ra tham, hèn, ác làm sụp đổ đất nước. CSVN là thủ phạm tạo tham nhũng lan tràn để rồi vênh váo kể ơn “sự nghiệp chống tham nhũng của Đảng ta” khiến Đảng ngày càng trong sạch(?) Nào biết CS có ăn bẩn mới sống dai. 

+ Hai, “cha nào con nấy, Sắc sao Hồ vậy”, HCM có “gen” di truyền cha nát rượu, sát nhân. NSSắc say rượu gây án mạng (1910) thì HCM say máu, xem rẻ nhân mạng, giết cả trăm ngàn dân năm 1954-56 CCRĐ - Hồ có lau vài giọt nước mắt cá sấu - là những tội ác không thể tha thứ, biểu lộ dấu ấn sâu đậm của một tâm địa cực kỳ độc ác. 

Hồ Chí Minh đáng đền tội, cắt lưỡi, bỏ vạc dầu, vĩnh viễn không cho đầu thai làm người, giam chín tầng địa ngục. 

* Sự việc 2 - Lá Thư Xin Việc cho cha, NTThành gửi Khâm sứ Pháp ngày 15/12/1912, là bút tích cần và đủ để phủ định toàn bộ luận điệu hoang đường của Đảng CSVN gán cho NT Thành nhãn hiệu chống Pháp, ra đi năm 1911, mục đích là tìm đường cứu nước. 

Dù 2 cha con Nguyễn Sinh Sắc có thể vẫn có lòng yêu nước như mọi người bình thường. 

- Than ôi! Nguyễn Tất Thành không dứt khoát với Pháp, xin việc, gửi tiền (thay vì nhờ anh trai hoặc bạn bè của cha). Lá thư xin việc là điểm loại để xét hồ sơ cách mạng của HCM (2). 

Lá hành động tệ hại khó tưởng tượng của NSSắc/NTThành, song là bộ mặt thật của chúng. 

“Cha cẩu quan, đánh chết dân, buộc Nam triều thải hồi, 

Con khuyển mã, luồn cúi giặc, cầu Bảo hộ phục chức” (khuyển mã=chỉ tôi tớ trung thành) 

Bởi vậy: “Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm, mà đừng nghe những gì cộng sản nói.” 

* Sự việc 3 - Bêu nhục quốc thể. Hồ Chí Minh thăm viếng chính thức Indonesia. Ở chơi thỏa thích mười ngày 26/2 - 8/3/1959, ỷ mình lãnh tụ, khiêu vũ đã đời, buông xả dâm tính, sờ gái liều lĩnh, xâm phạm thuần phong mỹ tục trắng trợn nơi công cọng, làm dấy một cơn bão đả kích dữ dội trên báo chí Indonesia; (ở ngôi Nhà sàn, Hồ Ba Đình còn giở nhiều trò dê khỉ) (3). 

Các cụ Phan, Huỳnh và cha con Nguyễn Sinh Sắc là 2 thái cực đối lập. 

Một bên thi là đỗ, vừa hiển đạt thì vứt bỏ công danh, chịu lao tù. Sự hi sinh là to lớn. 

Một bên đeo đuổi thi cử để ra làm quan, bươn chải tiến thân, phục chức bằng mọi giá, không ngại cầu cạnh xin xỏ kẻ ác. Nhân cách và lòng yêu nước hai bên khác hẳn. (1) 

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành), mất sớm, chẳng làm gì cũng được ĐảngViệt Cọng tôn vinh, đật tên đường, xây khu mộ hoành tráng trên núi. 

Chuyện hai cha con Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành/HCM có lắm trớ trêu: 

+ Nguyễn Sinh Sắc, cẩu quan sát nhân thì được Việt cọng biến thành một Đông Quách tiên sinh, xây dựng khu di tích mộ to lớn tại thành phố Đồng Tháp. 

+ Nguyễn Tất Thành học vấn tiểu học, bỏ học thì nay, từ năm 2005 có trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, trụ sở chính ở Quận 4 tại thành phố lớn nhất nước. 

+ Paul Tất Thành/ HCM tác giả hai lá thư hèn hạ không thể chấp nhận, từ nước ngoài gửi chính quyền Pháp để xin cho bản thân vào học trường thuộc địa (1911) và để xin việc cho cha (1912) bị triều đình Huế sa thải (1910) thì được Việt cọng ướp xác, xây lăng lớn hơn nhiều lăng Le nin, Mao Trạch Đông. Kim Nhật Thành! 

Hoang phí tiền thuế nhân dân lao động xây khu di tích mộ cho cẩu quan, bảo trì xác ướp đồ tể, canh giữ lăng ác dâm, tội đồ dân tộc. Đó là việc làm điển hình của Việt cọng. 

24.03.2018



_______________________________


1) Nguyễn Sinh Sắc, gò má nhô, cằm nhọn là người xấu, hung, bất nghĩa, không nên kết giao bạn bè. 

2) Hoàng Thị Loan, vào tuổi 30, mẹ HCM. CSVN mô tả bà dung nhan xinh đẹp, duyên dáng. 

Sách tướng thì nói mắt có hinh tam giác là người có tính ác, trí trá. Di truyền cho HCM. 

3) Tượng 2 cha con Nguyễn Sinh Sắc. Thành vai rộng, ngực nở gây ấn tượng mạnh. 

Chú Thích

(1) Lá thư thống thiết, NTThành ngày 15.12.1912 trích dịch từ tiếng Pháp: “Tôi mạnh dạn cầu mong Ông [chỉ khâm sứ Pháp] vui lòng cho bố tôi một việc làm như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để bố tôi có thể sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của các ông. Ông Khâm sứ (người bảo vệ ân cần của đất nước). Tôi yêu cầu ông thương hại tôi...” 

Và một nơi khác: “vì nghèo đói, tôi và bố tôi xa nhau hơn hai năm”. (Hãy kiên cường lên chứ!) (Thừa biện là chức quan làm việc văn phòng. Giáo thụ coi về việc học trong một phủ, Huấn đạo coi về việc học trong một huyện. NTThành cũng rành về quan chế). 

Nguồn: a) Về hai lá thư Nguyễn Tất Thành gửi Khâm sứ Trung Kỳ. 

TS. Bùi Thị Thu Hà chủ biên, NXB Từ điển bách khoa, 2009, phần tư liệu của chính quyền thuộc địa Pháp và văn bản Triều đình Huế công bố hai lá thư của Nguyễn Tất Thành gửi Khâm sứ Trung kỳ, là viên chức người Pháp đại diện cho chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ

b) Từ bến cảng Nhà Rồng học đạo hiếu làm con của Bác Hồ. 

Lời bàn: Nguyễn Sinh Sắc quen lối sống quan lại, lại rượu chè mà Nguyễn Tất Thành mánh khóe, chọn đi Tây, chứ ở đâu đâu nơi khác, như Nguyễn Tất Thành thì làm chỉ đủ ăn, chẳng dư dả. 

- Xưa nay nói đi làm cách mạng cứu quốc, trường hợp Nguyễn Tất Thành (HCM) là độc nhất gửi tiền về. Song le gia đình đâu đến nỗi, cha khỏe, 49 tuổi, góa vợ, anh trai, Nguyễn Sinh Khiêm chưa vợ, đang giúp việc vặt ở tòa khâm sứ, Nguyễn Tất Thành tìm cớ duy trì liên hệ với Pháp, xin việc. 

- Từ nước ngoài, lời nói ắt có sức nặng, Nguyễn Tất Thành theo đúng kế hoạch, gửi thư xin việc cho cha, song trước mắt là gửi đơn thẳng lên Tổng thống Pháp xin vào học nội trú trường Thuộc địa, nơi đào tạo quan lại và các nhân viên hành chính cho chính quyền thực dân. Có 20 học bổng dành cho các nước Đông Dương. Tổng đốc Hoàng Trọng Phu (1872-1946), Thượng thư Thân Trọng Huề (1869-1925) là những người Việt đầu tiên học trường này năm 1888. 


- Triển vọng rất tốt và khi vào học thì việc xin cho cha phục chức sau đó, chỉ giáng cấp, là rất thuận lợi. Song bất ngờ đơn bị bác (15/9/1911), vì qui trình, thủ tục? vi cha cẩu quan? 

- Điều gây ngạc nhiên là từ hồi nào và do đâu trò Nguyễn Sinh Cung biết và chú ý đến trường Thuộc địa này để vừa đến Pháp, Nguyễn Tất Thành chẳng ai mách bảo, là đã xin học? Tài thật! 

(2) “Anh hùng xuất thiếu niên!” - Lịch sử đảng CSVN viết Nguyễn Sinh Cung (HCM), học sinh trường Quốc học Huế, năm 1908 bị đuổi học vì tham gia nông dân biểu tình xin giảm sưu thuế. 

Đây là nhận vơ. Biểu tình là vào tháng 4/1908. Lâu sau đó, đến tháng 8/1908, trò Cung xin và được nhận vào trường Quốc học. (Thư của Hiệu trưởng Quốc học Chouquet 7/8/1908. Trung tâm Lưu trữ hải ngoại (CAOM), ký hiệu RI tủ GGI, hộp RSA). 

- Nguyễn Sinh Cung học ở Huế tuần tự như sau: niên khoá 1906-1907 và 1907-1908, trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba, niên khóa 1908-1909 trường Quốc học Huế (Wikipedia tiếng Việt). NSSắc vào làm tri huyện Bình Khê hè 1909. Nguyễn Sinh Cung theo cha, rời Huế vào Qui Nhơn học tiếp. Nửa chừng cha bị lột chức sa thải (1910), Nguyễn Sinh Cung bỏ học nên văn hóa kể là thấp. 

(3) Bác hôn môi, “Jakarta. Sat. - The 68-year old North Vietnamese President Ho Chi Minh, has been told bluntly to stop kissing Indonesian girls...” (Jakarta. Thứ bảy - Chủ tịch Bắc Việt Hồ Chí Minh, 68 tuổi đã được bảo thẳng thừng chấm dứt hôn các cô gái Indonesia...) 

(LBV “Phong cách Hồ Chí Minh – Dê già dân tộc”). 

2) SEPT 1-1954 Ho Chi Minh, the new North Vietnamese Premier, is in the village of Thai Nguyen to meet with the Three-Nation Truce Commission. 

(Tháng chín 1, 1954 Hồ Chí Minh, tân thủ tướng Bắc Việt, đang ở trong làng Thái Nguyên để gặp gỡ với Ủy ban ba nước giám sát đình chiến). Hình ảnh trung thực của Hồ Chí Minh. Nét mặt gian hùng, nụ cười giảo quyệt, chòm râu dê, thừa hưởng từ song thân. 


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo