Vũ Đông Hà (Danlambao) - Đó là Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập I tại Nghệ An. Công trình này đang được điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) của Việt Nam. Bộ Công thương vào tháng 6/2018 đã gửi kiến nghị cho Nguyễn Xuân Phúc để giao công trình cho tập đoàn liên danh Geleximco - Công ty TNHH Hong Kong United (HUI). (1)
Đây là một tập đoàn made in China vừa nhận được "món quà dâng tặng" công trình 2 tỷ đô bởi Bộ Công thương.
Tiến trình Tàu hoá và bành trướng của Tàu cộng với "bàn đạp" Geleximco
Tập đoàn GELEXIMCO, tên chính thức là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, được thành lập ngày 09 tháng 01 năm 1993 với 4 lãnh vực hoạt động chính: Hạ tầng, Bất động sản, Tài chính, Ngân hàng. Đây không phải là một công ty chuyên về xây dựng và quản trị nhà máy nhiệt điện.
Vào đầu tháng 7, 2017 Geleximco ngỏ ý về dự tính sẽ đầu tư vào 5 công trình nhiệt điện bao gồm: Quỳnh Lập I & II; Quảng Trạch I, II; và Hải Phòng III. (2)
Trong dự tính ban đầu này, Geleximco cho biết sẽ phối hợp với Tập đoàn Sunshine Kaidi New Energy Group Co., Ltd. cho việc đầu tư, xây dựng.
Sunshine Kaidi là một tập đoàn Tàu cộng, chuyên về xây dựng các công trình nhiệt điện, có văn phòng, trụ sở chính đặt tại Wuhan bên Tàu. (3)
Tuy nhiên, 3 tháng sau, tháng 10, 2017 trong tờ trình chính thức gửi đến Thủ tướng để xin được trở thành công ty đảm trách xây dựng công trình nhiệt điện Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II , một liên doanh mới xuất hiện trong văn bản này: Geleximco và Hong Kong United Co., Ltd., viết ngắn gọn là Geleximco-HUI.
Nhìn vào tên gọi của liên doanh này người ta không thấy "China" - Trung Quốc (như trong dự thảo Luật Đặc Khu!). Tuy nhiên, HUI - Hong Kong United Co., Ltd là một chi nhánh của tập đoàn Sunshine Kaidi.
Tấm bình phong Geleximo - một công ty xuất nhập khẩu và Hong Kong United Co được hình thành để chiếm cứ các công trình nhiệt điện Việt Nam.
Đằng sau nó là 1 tập đoàn lớn của Tàu với sự chống lưng về tài chánh của các tập đoàn Ngân Hàng Tàu cộng, đứng đầu là Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc. 80% số vốn bỏ ra là tiền mượn từ các nhà băng Tàu cộng (4).
Hiện nay Tàu cộng là nhà đầu tư nhiệt điện lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 50% toàn bộ đầu tư từ ngoại quốc. Tổng cộng số vốn đầu tư cho đến nay là 20,5 tỉ đô la và đã xây dựng, nắm trọn 15 công trình nhiệt điện: An Khánh 1, Cao Ngạn, Cẩm Phả 1 and 2, Duyên Hải 1 and 3, Hải Phòng 1 and 2, Mao Khê, Quảng Ninh 1 and 2, Sơn Động, the Uông Bí, Vĩnh Tân 2, và Vũng Áng 1. Những công trình nhiệt điện khác đang ở vào giai đoạn khởi công bởi nhà thầu Tàu cộng là Hải Dương, Duyên Hải 2 & 3, Thái Bình 2, Thăng Long, và Vĩnh Tân 1 (5).
Trở lại Quỳnh Lập I. Toàn bộ công trình nhiệt điện này đang được điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản của Việt Nam cùng với công ty Kospo và Samtan của Hàn Quốc đảm trách. Bộ Công thương đã đá gà nhà ra và mời cáo giặc vào chuồng để:
Trở lại Quỳnh Lập I. Toàn bộ công trình nhiệt điện này đang được điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản của Việt Nam cùng với công ty Kospo và Samtan của Hàn Quốc đảm trách. Bộ Công thương đã đá gà nhà ra và mời cáo giặc vào chuồng để:
- Làm dày thêm danh sách những căn cứ địa của Tàu trên lãnh thổ Việt Nam;
- Gia tăng khả năng kiểm soát và khống chế tình hình điện lực của Việt Nam;
- Nâng cao hiểm họa tiêu diệt môi trường Việt Nam qua ô nhiễm than made in China.
- Đẩy mạnh, tiến nhanh việc thực hiện âm mưu Hán hóa và biến Việt Nam thành một tỉnh lỵ của Tàu.
Bên cạnh 3 "đại khu" Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là những "tiểu khu" Tàu mà đảng và nhà nước CSVN đã và đang tiếp tục giao cho Bắc Kinh.
Quỳnh Lập I là một trong những "tiểu khu" sẽ bị cắm cờ 5 sao đó.
*
Chú thích:
25.06.2018