Đốt đuốc đi tìm lãnh tụ, sự đòi hỏi khắt khe đầy tính ngụy biện! - Dân Làm Báo

Đốt đuốc đi tìm lãnh tụ, sự đòi hỏi khắt khe đầy tính ngụy biện!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tôi thường đọc hoặc nghe nói: "Cuộc đấu tranh nhằm giải thể ĐCSVN cần phải có một lãnh tụ để lãnh đạo phong trào, người ấy phải có đủ tài năng, đức độ và cho đến hôm nay chúng ta vẫn chưa tìm ra...". Một sự đòi hỏi mới thoạt nghe thì có lý nhưng nếu ngẫm cho kỹ thì đây là một yêu cầu quá khắt khe, một sự khắt khe vượt qua cả hiện thực đến gần như vô lý. 

Đòi hỏi đó tựa như phần nổi của tảng băng, một sự đòi hỏi mà mới nghe thì có vẻ như lô gíc như sự thấy được phần nổi của tảng băng nhưng được giấu hẳn phần chìm. Khi phân tích kỹ thì những yêu cầu hoặc ý kiến na ná như vậy là cả một sự ẩn chứa phủ nhận sự thật cùng khả năng lẫn lòng can đảm của những nhà đấu tranh đã và đang hy sinh những sung túc, những tiện ích bản thân và gia đình để lao đầu vào cuộc tranh đấu chung cho toàn dân tộc và sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả là bị cô lập, trừng phạt, đánh đập và tù đày.

Ngoài ra sự đòi hỏi quá đáng ấy cũng nói lên những điều không tưởng của những kẻ mang tâm trạng mơ hồ có pha chút ganh tỵ. Họ cố tình không hiểu rằng họ cũng như những nhà đấu tranh đang sống dưới một cơ chế côn an trị và mạng lưới sắt lúc nào cũng tua tủa bủa vây khiến một con ruồi cũng khó mà lọt qua được. Họ cố tình miên man đòi hỏi như thể những yêu cầu trong một xã hội đầy Dân Chủ và Nhân Quyền. Họ hoặc vô tình sao lãng hay cố tình quên đi một guồng máy cầm quyền lấy bạo lực cách mạng chuyên chính làm nền tảng cho mọi việc vận hành cho việc cai trị. Cho đến khi chính bản thân những người đòi hỏi này cần thể hiện những tiếng nói cùng hành động khẳng khái để phản kháng với bạo quyền thì lúc bấy giờ khi họ trở về đối mặt với thực tế và rồi thì họ mới không dám. 

Trong đời sống, không thiếu gì những người như vậy. Cố chấp, đòi hỏi quá đáng nhưng khi nhận biết ra rằng chính bản thân, suy nghĩ của mình đôi khi mắc phải lầm lỗi nhưng vẫn vì tự ái, vì sỉ diện, vì cái tôi mà không hề hối cải mà vẫn cứ to mồm với sự cực đoan, bảo thủ của mình. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho công cuộc chung. 

Ai đã từng sống ở hải ngoại, đã từng sinh hoạt trong các cộng đồng hay các tổ chức chính trị cũng đều ít nhất là một lần mục kích sự vỗ ngực xưng tên, tự cho mình là cái rốn của vũ trụ và dĩ nhiên luôn cho rằng là mình đúng mà mọi người khác phải nghe chứ không chịu tôn vinh hay chấp nhận những sự thật. 

Nhằm viện chứng về những hy sinh cao cả không cho bản thân mà là cho một dân tộc đang oằn quại trong đau thương, đang khắc khoải dưới những bàn tay sắt của tà quyền CSVN, cùng đất nước đang ngập ngụa trong vũng lầy vong nô dưới sự nối giáo, tiếp tay của ĐCSVN cho giặc ngoại bang Trung Cộng. Bài viết này không nhằm mục đích tung hô, ca ngợi cá nhân nhưng chỉ nêu ra những sự thật đã xảy ra và đang xảy ra. 

Trong sự ngưỡng mộ và thán phục, người viết mong được đơn cử vài cá nhân dựa trên những điều kiện vô cùng khắc nghiệt dưới guồng máy độc tài toàn trị, cũng như dựa trên hoàn cảnh vô cùng khó khăn để bày tỏ nguyện vọng cùng hành động cho công cuộc đấu tranh nhằm vạch mặt bè lũ chuyên quyền hôm nay là chuỗi thái độ rất đáng khích lệ. Tôi mong được nêu lên những cảm nhận cho các vị đáng được trân quí mà những người dân bình thường như tôi mến mộ và thán phục. 

1- Trần Huỳnh Duy Thức: 

Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966, tại Sài Gòn. Năm 1990, ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Trần Huỳnh Duy Thức là một kỹ sư, đồng thời cũng còn là một doanh nhân thành đạt, là cựu Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI, là một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010 phạt 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm "lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 88 BLHS. (1) 

2- Lê Công Định: 

Luật sư Lê Công Định sinh ngày 1-10-1968 tại Sài Gòn. Ông cũng được biết tới như một cây bút viết các bài bình luận thời sự trên báo chí trong và ngoài nước. Trong các bài viết bình luận luật sư Lê Công Định thể hiện quan điểm ủng hộ tư tưởng dân chủ đại nghị, đa đảng, đa nguyên, canh tân hệ thống luật pháp, chính trị của Việt Nam. Những quan điểm này được chính phủ Việt Nam đánh giá là đi ngược lại với quan điểm chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện nay. 

Lê Công Định đã từng là một Luật gia thành công về tài chánh cũng như trí tuệ. 

Ngày 13 tháng 6 năm 2009, ông đã bị cơ quan công an Việt Nam bắt giữ theo các điều 79 và 88 của Bộ Luật hình sự, Lê Công Định đã bị cơ quan côn an Việt Nam bắt giữ ngày 13/6/2009, theo các điều 79 và 88 của BLHS hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam, các hành vi trên đây đều nằm trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XI, Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bổ sung sửa đổi năm 1999. 

Trên trang Facebook của mình, ông đã viết về Trần Huỳnh Duy Thức như sau: "Với tôi, Thức không chỉ là người bạn, mà còn là người thầy, bởi tôi học nhiều điều từ anh, không chỉ về kiến thức, mà còn ở tâm hồn cao thượng trong nhân cách ấy. Tôi luôn cầu nguyện ngày anh trở về không còn xa nữa và tri thức của anh sẽ hữu dụng cho quốc gia mai này. Hôm nay là sinh nhật của Trần Huỳnh Duy Thức, tôi chép ra vài suy nghĩ riêng để nhớ đến anh, một hạt giống tinh hoa của dân tộc." (3) 

3- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm): 

Xuất thân từ một gia đình lao động nghèo, cô gái sinh năm 1979 của thành phố biển Nha Trang theo đuổi niềm đam mê học ngoại ngữ và mộng đi đây đi đó làm hành trang vào đời. 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điều phối viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cũng là phụ nữ Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển hồi năm 2015 vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước. Được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. 

Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế là giải thưởng hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh các phụ nữ trên thế giới đã chứng tỏ lòng quả cảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ súy nhân quyền và đặc biệt là nữ quyền, bất chấp gian nguy cho cá nhân. Giải này được thành lập từ năm 2007. Năm 2013, blogger Tạ Phong Tần của Việt Nam từng được vinh danh Giải này khiếm diện trong lúc bà đang thọ án tù 10 năm tại Việt Nam vì tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước.’ 

Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam. Theo báo Công an, bà còn là thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công dân tự do”. 

Mẹ Nấm bị bắt và khởi tố ngày 10 tháng 10 năm 2016 tại Nha Trang với tội danh theo điều 88 khoản 1 - tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và bị tòa sơ thẩm kết án 10 năm tù. Ngày 30 tháng 11 năm 2017 tòa phúc thẩm tuyên án giữ nguyên án tù 10 năm của tòa sơ thẩm. (4) 

Thưa quí vị, so với tên gián điệp Tàu cộng Hồ Quang - Hồ Chí Minh trình độ thấp kém, tàn ác cùng dã tâm gian xảo thì Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với trình độ kiến thức cùng bầu nhiệt huyết cho đất nước và dân tộc, với sự can đảm chấp hận hy sinh cả của cãi lẫn hạnh phúc cá nhân, phải chịu cảnh tù đày, từ chối cả việc đi Mỹ định cư như trường hợp của anh THDT và kể cả anh LCĐ thì thiết nghĩ rằng những tài năng lẫn gương hy sinh của các nhà đấu tranh này không xứng đáng là những người lãnh đạo cho công cuộc đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và hưng thịnh? Không xứng đáng là những người cầm nắm tương lai của đất nước?. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo