Đối chiếu bút tích Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh - Phần 1: Bút tích - Dân Làm Báo

Đối chiếu bút tích Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh - Phần 1: Bút tích

Hồ Chí Minh bỏ ra 4 năm, than ôi! viết tiếng Việt một di chúc ngắn không tôn trọng chính tả Việt ngữ.

Lê Bá Vận (Danlambao) - Cuối năm 1932 nhiều báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc (NAQ) lao phổi từ trần ở Hong Kong. Bất ngờ mấy năm sau NAQ tái xuất hành tẩu giang hồ. NAQ kim thiền thoát xác, hồi sinh? là kẻ giả mạo? là hồn Trương Ba, da hàng thịt? Duyên may, lúc chết Hồ Chí Minh (HCM) để lại xác và bút tích khả dụng phân giải bí ẩn này.

HCM di chúc hỏa thiêu, song CSVN cần dùng xác nên xác vẫn còn đó. 

Có thể xét nghiệm DNA, chỉ hiềm tạm thời bất khả do CS canh giữ kỹ xác.

Các bút tích, hình ảnh thì được CS chào hàng, quảng bá tiếp cận tự do. 

I- Giới Thiệu Bút Tích Của HCM. 

Có lắm tư liệu giả dối, song có hai văn kiện là thủ bút chính thống, đầu và cuối, thuận lợi để đối chiếu tự dạng và chính tả. Đó là: 1- Thư của Nguyễn Tất Thành (NT Thành), năm 1911 viết thành 2 bản, gửi Tổng thống Pháp, xin học trường Thuộc địa cùng gửi ông bộ trưởng bộ Thuộc địa (viết thay đổi một ít) và 2- Di chúc của HCM viết vào cuối đời, 1965-1969. 

1- Thư NT Thành viết tay gọn ghẽ, tiếng Pháp viết như vậy là được, tuy nhiên gửi tổng thống nên tiêu chuẩn viết hoàn hảo phải cao. (1)

Song trong thư có nhiều lỗi. 1) Lỗi từ ngữ sai trái: viết substance (chất, bản chất) là không đúng, phải viết subsistance (sự sinh sống, lương thực). 2) Lỗi từ ngữ thích hợp: viết “Agréez” (ngài hãy nhận) là vô lễ, mà phải viết Veuillez agréer (xin Ngài nhận); hoặc Je vous prie d’agréer (tôi xin Ngài nhận). 3) Lỗi văn phạm: không thể viết mes plus respectueux hommages (tôn trọng nhất) mà phải viết mes hommages les plus respectueux ở thư gửi ông bộ trưởng bộ Thuộc địa. 4)Lỗi văn phạm: viết étudiant français (học sinh người nước Pháp) là sai; phải viết étudiant en français (học sinh tiếng Pháp, student in French). Cũng là một lý do khiến đơn bị bác?

2- Di chúc của HCM công bố gồm khoảng độ một trang giấy đầy. (2)

Ngày 3/9/1969 sau hôm HCM mất, Bộ Chính trị đcsVN quyết định cắt ngắn bớt toàn văn, thay đổi các nơi dông dài, công bố văn bản dựa theo bản gốc Di chúc năm 1965.

Tuy vậy Di chúc đọc kỹ lắm khi ngữ khí hàm hồ, ý kiến chung chung: “Từ ngày có Đảng nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.”

II- Giám Định Tự Dạng Bút Tích. Nét chữ đặc trưng. 

Xét tuồng chữ trong 2 lá thư NT Thành viết năm 1911 so với Di chúc:

+ Các chữ hoa A, C, F, N, T, S... Amiral, Coloniale, France, Nghê, Tréville, Septembre... nét rất khác đối với trong Di chúc. (Xem toàn bộ Di chúc). 

+ Những chữ cái: a,c,d,g,o,q, mà không bắt đấu bằng nét kéo lên, thì thường được viết thêm nét rời gắn ở trước, vd: -des, -d’ être, -à, -admis, -cours, -compatriotes... 


+ Nét ngang các chữ “t” không đầy đủ, chỉ có nửa phải, vd: “Président” (1).

+ Chữ “z” đoạn khởi đầu là một góc nhọn “>” vd: “agréez”, gần cuối 2 lá thư. 

HCM viết “z” với nét cong lên, thường khi rất dài, vd: zup zân, là đặc điểm mấu chốt. (2). 

Nói chung 2 lá thư của NT Thành chữ đẹp, đều, mềm mại, trình bày bắt mắt, vượt xa HCM, bút tích và y phục có chiều luộm thuộm. NT Thành thẩm mỹ, chỉnh tề, luôn thắt ca vát...

III- Khảo sát Chính Tả Bút Tích. Lỗi chính tả khác biệt.

HCM viết di chúc, gạch, sửa, viết tắt, nhiều nơi trông bẩn, song bản di chúc ông tự đánh máy sau đó là công phu, trình bày đúng cách, xuống dòng, thụt đầu dòng mỗi đoạn. (3).

HCM có đánh sai chữ “tốt” cho fong cãnh, phải tẩy xóa đánh lại,11 dòng trên cuối văn bản. 

Di chúc đánh máy hoàn tất ngày 15/5/1965, và được gọi là “bản gốc Di chúc của Bác Hồ”, có chứng kiểm của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn. (3). 

Dầu vậy Di chúc viết có quá nhiều lỗi chính tả, gây phản cảm, song hữu dụng để so sánh.

Lá thư của NT Thành viết tiếng Pháp và có một số từ (word) Việt cuối thư.

Cơ duyên tấu xảo, các từ Việt này cũng có lỗi chính tả nên cơ sở đối chiếu là có.

Chỉ tiếc chúng ít nên chúng ta chỉ đối chiếu về 2 loại lỗi chính tả.

Đó là 1) lỗi dấu “hỏi, ngã” và 2) lỗi tắc âm (âm khép), là các âm tiết tận cùng bằng c,ch,p,t. 

Tất nhiên trong Di chúc còn rất nhiều loại cải biến chính tả khác để nhân dân học tập (4).

1- Lỗi Chính Tả “Hỏi, Ngã”.

Nhiều người viết hỏi, ngã nét giống nhau, song máy đánh chữ phân biệt rõ ràng. 

HCM đánh dấu ngã (ngã我=ta) trên mọi từ, loại hẳn dấu hỏi và như ở trang 3 trong Di chúc gồm 3 trang khổ nhỏ đánh máy, kết quả là: quã đồi, Tam đão, zãn đơn, rộng rãi, mat mẽ, chỗ ngĩ ngơi, fong cãnh... đễ lại, cũa tôi, tòan thễ Đãng, zân chũ. 

NT Thành ngược lại, ở cả 2 lá thư đánh sai nhưng dấu hỏi: Nguyển (dấu hỏi) - tất - Thành, rồi lặp lại dấu hỏi: Nguyển - sinh – Huy, quấc - ngử. Thư quan trọng nên NT Thành viết kỹ lưỡng. (3).

Được biết lúc Trương Vĩnh Ký (18371898) xuất bản tờ Gia Định Báo năm 1865 ở Nam Kỳ và Nguyễn Văn Vĩnh (1882- 1936) là chủ bút tờ Đăng cổ Tùng báo năm 1907 ở Bắc Kỳ thì chính tả quốc ngữ đã hoàn chỉnh, các dấu “hỏi, ngã” viết chuẩn giống hiện nay. 

2- Lỗi Các “Tắc Âm” (tận cùng bằng c,ch,p,t).

HCM có thói loại bỏ dấu sắc khi viết hoặc đánh máy chữ các từ có tắc âm, vd: yêu nươc, thich hợp, zup đỡ, đói ret, trộm cươp, thực zân Fap, nhât là, hêt sưc, gop cũa...

NT Thành giữ dấu sắc: Nguyển - tất - Thành, Quấc - ngử (HCM viết “quôc”). 

Thành là thầy giáo cũ, dạy chữ quốc ngữ và chữ Hán, trường Dục Thanh, Phan Thiết.

___

Xét tự dạng bút tích của NT Thành và HCM có các nét khác biệt.

Xét lỗi chính tả lạ đời, khó sửa của HCM, đối nghịch với NT Thành. 

“Giang sơn dị cải (dễ đổi), bản tính nan di (khó dời). “ 江山易改,本性难移o “

Kết luận: Hai người khác nhau: NT Thành không là thời trai trẻ của ông già Ba Đình, lai lịch bất minh. HCM học tiếng Việt lúc lớn tuổi. Ngoại hình 2 người cũng khác biệt. (Phần 2).



_____________________________________

Chú Thích: 

(1)Thư NT Thành năm 1911. (Chú ý: chữ hoa, chữ “t” (tắc âm “tất”), “z”: agréez, -de, Nguyển).


Tạm dịch: Marseille ngày 15 tháng Chín năm 1911. Monsieur le Président -de la République. Thưa Ngài Tổng Thống nước Cọng hòa. Tôi vinh hạnh thỉnh nguyện lòng hảo tâm -cao cả của Ngài đặc ân -được nhận vào học Trường Thuộc Địa, như là một học sinh nội trú. Hiện nay, tôi -đang làm-công trong công ty Chargeurs Réunis (trên tàu Amiral Latouche-Tréville) để mưu sinh. Tôi hoàn toàn không -có chút tài sản nào, nhưng rất ham học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích -cho nước Pháp -đối với -đồng bào của tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được những điều tốt của học vấn. Quê tôi ở tỉnh Nghê - an, Trung Kỳ. Trong khi chờ đợi Ngài trả lời, mà tôi mong là thuận lợi, ngài Tổng Thống hãy nhận sự cam kết lòng biết ơn trước -của tôi". Nguyển - tất - Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con của Ông Nguyển - sinh - Huy (Phó bảng). Học sinh tiếng Pháp, quấc ngử, hán tự.

(2) Di chúc viết tay của HCM (Chú ý: dấu ngã, tắc âm, chữ hoa, chữ “t”, nét cong chữ “z”).


(3) Di chúc trang cuối, bản đánh máy (Chú ý: dấu hỏi và các tắc âm thiếu dấu sắc).

*Máy đánh chữ gõ tiếng Việt có thêm đ, ă, ơ, ư, dấu mũ, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã.

(4) LBV: “Bản Di Chúc HCM & Chính Tả”. 

Hình Bổ Túc:


Thư gửi Tổng thống Pháp (bên trái) và Bộ trưởng thuộc địa (bên phải). Hai bản viết đều đẹp. 


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo