CSVN khủng hoảng tài chánh & lãnh đạo - Dân Làm Báo

CSVN khủng hoảng tài chánh & lãnh đạo

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - CSVN đang lâm vào tình thế cạn tiền, ngân sách thâm thủng, môi trường đầu tư vẩn đục, một phần do hậu quả thua kiện vụ án Trịnh Vĩnh Bình, cùng với luật an ninh mạng “khắt khe quá đáng” chưa từng có trên thế giới. Từ lâu nay, CSVN tung ra nhiều đợt quốc tế vận rất tốn kém, nhằm che lấp hành vi gian xảo lọc lừa, nhưng các nước đã “sáng mắt” ra nhiều. Trước cuộc diện thế giới đang đổi thay mau chóng, mọi toan tính “giật vạt vá vai”, van vái tứ phương của CSVN không thực hiện được một phần do khủng hoảng lãnh đạo, nội bộ đấu đá tranh quyền ngay trong lúc Nguyễn Phú Trọng rơi vào đột quỵ từ hôm 14 tháng 04.

Đầu tháng Tư, Bắc Kinh cam kết hé mở thêm thị trường, không phân biệt đối xử, qua tuyên bố chung được Liên Hiệp Châu Âu chào đón như một “bước đột phá” trong quan hệ song phương. Nhưng do căn tính gian dối lọc lừa, ăn cắp cố hữu, Liên Âu vẫn giữ thái độ thận trọng chưa dám tin những điều Bắc Kinh hứa hẹn [1]. Với Hoa Kỳ, các cuộc đàm phán đang tiếp tục dẫn Bắc Kinh vào thỏa hiệp cải cách hệ thống (systematic reform) và cấu trúc (structural reform) ở Trung cộng. Khi quan niệm về viễn ảnh phát triển thế giới của Hoa Kỳ và Âu Châu đồng nhất thì các chế độ độc tài chuyên ăn cướp lọc lừa sẽ khó còn đất sống. Rồi đây Ba Đình sẽ không chỉ phải đối phó với một vụ án Trịnh Vĩnh Bình, mà còn nhiều vụ tương tự sẽ che mờ môi trường đâu tư tương lai do CSVN đề xướng [2].

Vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình thắng sự lọc lừa, dối trá của CSVN sẽ để lại nhiều hệ lụy hiện chưa thể tiên liệu hết đối với cách làm ăn và giải thích luật tùy tiện của Việt cộng. Ngay lập tức, vụ kiện này nhắc nhở người Việt muốn về quê Mẹ đầu tư phải đặc biệt dè chừng, vì tư nhân sống ở nước ngoài nếu không có thế lực kinh tế hay chính trị yểm trợ phía sau như các đại công ty đa quốc, sẽ rất dễ bị đám cầm quyền địa phương “vỗ béo” rồi làm thịt. Lúc đó mong gặp vận may như ông Trịnh Vĩnh Bình cũng không dễ.

Do môi trường đầu tư “vẩn đục” và cuộc diện thế giới đổi thay mau chóng, ảnh hưởng đến chiều hướng đầu tư nước ngoài, sợ “lỡ nhịp cầu” CSVN xoay sang hình thành đề án "Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030" [3].

Các nhà đầu tư nước ngoài ngắm nghía thị trường Việt Nam tỏ ý ngần ngại về luật an ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019. Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam nói, Luật An ninh mạng và dự thảo nghị định thi hành luật này đều yêu cầu các công ty phải đầu tư máy chủ riêng ở trong nước, lưu trữ dữ liệu và trao quyền truy cập dữ liệu cá nhân cho cơ quan an ninh. Đối với Châu Âu, đây là chỗ “yếu nhất” và là đòi hỏi quá đáng của luật an ninh mạng.


Trong trường hợp Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam được thực thi, các công ty Châu Âu sẽ rất ngần ngại trong việc đầu tư lưu trữ dữ liệu ở trong nước hay cho phép cơ quan an ninh truy cập thông tin cá nhân của khách hàng, vì họ không thể làm điều đó ở EU.

Trong nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại, các công ty không nên bị ép lưu trữ dữ liệu ở trong nước. Có thể là có một số trường hợp ngoại lệ nhưng vẫn phải tuân theo cam kết quốc tế. Hiện nay tại ASEAN, châu Âu và trên thế giới, không có nước nào buộc các công ty phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước cả.

EU đưa đề nghị, sẵn sàng giúp Việt Nam xây dựng một khung pháp lý hiện đại, cạnh tranh về kinh tế cũng như tôn trọng các nguyên tắc quan trọng về quyền tự do truy cập thông tin và bảo mật thông tin cá nhân. CSVN chưa đáp ứng gì về đề nghị này.

Dựa vào quyết tâm của Mỹ, qua Cố vấn An Ninh Hoa Kỳ, ông John Bolton tuyên bố hôm 10 tháng 03, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải và xem xét những phương cách khác nhau để ngăn chặn có hiệu quả không cho Trung cộng biến Biển Đông thành một tỉnh mới [3]. CSVN cho truyền thông loan tin: “dự án dầu khí Cá Voi Xanh, nơi có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối, sẽ khởi động trong năm 2019”. 

Vài tuần sau, hôm mùng 10 tháng 04, quan thầy 4 tốt, qua Tân Hoa Xã, dọa đưa dàn khoan dầu khí lớn thứ nhì của Trung cộng, mang tên Dongfang (Đông Phương) 13-2 CEPB [4] vào vùng Tây Bắc Biển Đông, giữa đảo Hải Nam và bờ biển phía Bắc của Việt Nam, nhằm cảnh giác CSVN đừng “thả mồi bắt bóng”.

Một tuần sau, trong quyết định được mô tả như hành động phô trương kỹ thuật khoan dầu tại vùng biển nước sâu, “dằn mặt” CSVN và các nước khối Asian, Bắc Kinh đã cho giàn khoan Hải Dương 981, khai thác dầu tại vùng biển nằm cách Hong Kong khoảng 266 km về hướng Đông Nam, nơi không có tranh chấp với các nước xung quanh.

Giàn khoan Hải Dương 981 là loại tối tân nhất từng là tâm điểm cuộc đối đầu giữa Trung cộng và Việt Nam hồi năm 2014 khi nó được đưa vào vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa; gây ra các cuộc biểu tình của dân Việt Nam chống đối Bắc Kinh. 

Nhìn về tương lai, thì đầy thách thức, trông đến hiện tại thấy ngân khoản bội chi quá lớn, CSVN bối rối mở ra hai mặt: tận thu trong nước và gõ cửa mọi nơi.

Theo số liệu chính thức năm 2019 CSVN chi tới 1.633,3 ngàn tỷ đồng, thu có 1.411,3 ngàn tỷ đồng, thâm hụt đến 222 ngàn tỷ đồng. Chi thường xuyên tới 63.8%, chi phát triển có 26.3%, trả nợ 7.7%, dự phòng có 2.1%. [5]

Không có nước nào chi thường xuyên cao đến như vậy, cũng không có nước nào có số người lãnh lương từ ngân sách quốc gia đông đúc như thời Mafia Vc. Ngân khoản dành cho đầu tư phát triển thấp hơn các nước sẽ không thể cạnh tranh nổi với các nước trong vùng, đồng thời làm cho các doanh nghiệp và người thọ thuế thấy không có ích lợi gì về số tiền họ đóng góp vào ngân sách.

Đặt BOT khắp nước, tăng giá điện, nước, xăng dầu, kể cả đòi thu lệ phí người chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện... Chỉ vì tham nhũng có đảng có đoàn khiến cho ngân sách năm nào cũng thâm hụt. Nhìn về tương lai, Ba Đình thấy tử lộ lô nhô khắp hướng, nên phải chia nhau cầu viện, van vái khắp nơi. 

Giữa tháng 04, Thủ tướng Vc Nguyễn Xuân Phúc đến Cộng Hòa Czech, rồi Romania, nước Chủ tịch luân phiên của EU trong 6 tháng đầu năm 2019 để vận động Châu Âu sớm ký hai hiệp định tự do Thương mại (FTA), và Bảo Hộ Đầu Tư (IPA) với Việt Nam. Trước đó, CSVN đã đưa nhiều quan chức cao cấp đến Liên Âu vận động cho hai hiệp định này được thông qua. Việc quốc tế vận hao tốn rất nhiều cho công quỹ, nhưng kết quả vẫn là chờ đợi.

Cả hai hiệp đinh này cần sự phê chuẩn của Nghị Viện Âu Châu, gồm 28 nước trong khối Schengen, sẽ bầu vào cuối tháng 05. Trong diễn biến mới nhất, hôm 18-04 Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã xếp Việt Nam xuống hạng thứ 176 trên 180 nước, thuộc loại chế độ đàn áp tự do ngôn luận, báo chí nhất thế giới. Sự kiện mới này cộng với việc Việt cộng luôn đàn áp nhân quyền càng khiến EU cân nhắc, do dự khi cứu xét hai hiệp định từng đàm phán từ 2015 và được Ủy Ban Âu Châu chấp thuận tháng 10 năm ngoái. 


Mặc cho CSVN chính thức tuyên bố là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nguyễn Phú Trọng “sẽ sớm trở lại làm việc”. Nhưng tin đồn về ông Trọng đột quỵ, hôn mê từ hôm 14 tháng 04, được điều trị khẩn cấp tại Kiên Giang, rồi Sài Gòn và ngày 16 đã đưa ra CSVN chữa trị vẫn chưa tỉnh lại, được hệ thống truyền thông trên mạng và dân chúng rỉ tai mau chóng, khiến toàn hệ thống tuyên truyền của đảng phải vật vã nhưng vẫn bó tay không thể dập tắt. 

Tin từ CSVN cho biết thêm vào cuối ngày 18 tháng 04 “Tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng lại có diễn biến xấu đi”. Trong khi các tin đồn vẫn tiếp tục lan rộng mô tả ông Trọng lâm vào tình huống như “chỉ mành treo chuông”, đang được điều trị tại một phòng, mà trước đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng “có hẹn” với tử thần cũng tại khu điều trị này của bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. 

Cùng ngày (18/04) Truyền thông lề đảng đồng loạt đưa tin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm 13 tháng 04, gửi điện mừng tới lãnh đạo Triều Tiên nhân dịp kỳ họp thứ nhất Hội nghị Nhân dân tối cao khóa 14 bầu lãnh đạo mới của Triều Tiên. Ngày 17-04, ông Kim đáp lễ và chúc sức khỏe Chủ Tịch Trọng [6].

Vào tháng 9 năm ngoái, ông Trần Đại Quang, người tiền nhiệm của Chủ tịch Trọng, cũng từng gửi thư cho thiếu nhi nhân dịp tết Trung Thu, và chưa đầy một ngày sau thì ông Quang qua đời (VOA 18/04)

Trước đó, hôm 14 tháng 03, báo chí Việt Nam xác nhận TBT, Chủ tịch nước Việt Nam đã nhận lời mời thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump, và “thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp”.

Theo lịch trình chính thức được cả Bắc Kinh & CSVN xếp đặt từ trước, Ông Nguyễn phú Trọng bây giờ đang ở Bắc Kinh từ 24-28 tháng 04, cùng thời điểm diễn ra hội nghị Vành Đai Con Đường, để ký kết thêm 10 văn kiện đưa VN vào sâu hơn “Giấc Mơ Trung Quốc 2025”, trong đó nhiều hạ tầng cơ sở quan trọng ở Việt Nam như đường cao tốc Bắc Nam, hải cảng, không cảng và những vùng đặc khu kinh tế. Nay Ba Đình phải đưa Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc “đi thay”, chứng tỏ tin tức dân chúng loan truyền sức khỏe của ông Trọng “có vấn đề nguy cấp” là không thể phủ nhận. 


Gần đây, các cán bộ cao cấp như: Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang... cùng nhiều tay chóp bu khác, khi dư luận đồn thổi về họ mắc bệnh “lạ” nguy cấp đến nơi, thì trường hợp nào cộng đảng cũng nói là các vị này trong tình trạng “sức khỏe ổn định”. Cuối cùng sự thật cũng được phơi bầy. 

Mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời (Gv. 3,01)

Dù là Chủ Tịch nước, quyền uy như ông Nguyễn Phú Trọng, đầu đảng vô thần, thì cũng đành bó tay trước định mệnh đã an bài.

Apr 26-2019


________________________________

Chú thích:








Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo