CTV Danlambao - Sau khi "âm mưu" nhận chìm 1 triệu m3 "vật chất" xuống biển (trong đó âm thầm cho chất thải độc hại từ nhà máy nhiệt điện thải ra) bị dư luận và truyền thông lề dân vạch trần, Vĩnh Tân 1 đã tạm ngưng ý đồ nhận chìm và chuyển vật liệu nạo vét này sang cảng dịch vụ tổng hợp Vĩnh Tân.
Trong phiên họp vào sáng 14-8 với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có sự tham dự của chủ đầu tư Vĩnh Tân 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư của Vĩnh Tân 4, Công ty Đại Dương là chủ đầu tư cảng dịch vụ tổng hợp Vĩnh Tân.
Thông tin từ phiên họp này cho thấy từ đầu Vĩnh Tân 4 dự trù sẽ dùng chất nạo vét trước khu vực Vĩnh Tân 4 để lấn biển, tạo mặt bằng cho cảng. Trong khi đó Vĩnh Tân 1 thì muốn tống 1 triệu m3 chất liệu xuống biển.
Tại sao có sự khác biệt? Phải chăng là:
- Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Nam Hàn và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ.
- Trong khi đó, Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 lại do Tàu cộng làm chủ 95%.
Bất cứ thứ gì liên quan đến Tàu cộng thì có chuyện xả thải và tàn phá môi trường.
Để đáp ứng với âm mưu nhận chìm thải của Tàu, các quan chức cộng sản đã mạo danh chuyên gia viết dự án, Bộ Tài Môi tiếp tay cấp giấy phép dựa vào dự án mạo danh này... cho đến khi mọi chuyện bị lộ.
Trong buổi họp, vì "dư luận chưa đồng tình" nên EVN đồng ý để Vĩnh Tân 1 chuyển vật liệu nạo vét này sang cảng dịch vụ tổng hợp Vĩnh Tân.
Có 2 vấn đề cần đặt ra:
- EVN là chủ đầu tư của Vĩnh Tân 4 thì lấy tư cách gì để cho Vĩnh Tân 1 chuyển 1 triệu m3 "vật chất" sang cho Cty Đại Dương?
- Cty Đại Dương cho biết khu vực cảng dịch vụ tổng hợp đang xây dựng có thể tiếp nhận khoảng 350.000 m3 bùn, cát. Vậy thì làm thế nào Cty này vừa giải quyết chất nạo vét của Vĩnh Tân 4, vừa giải quyết 1 triệu m3 "vật chất" của Vĩnh Tân 1?
Do đó, vấn nạn vẫn còn nguyên vẹn và thông tin từ buổi họp cho biết là "Phần nhu cầu tiếp theo, các bên sẽ bàn bạc thêm với nhau."
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài môi là Trần Hồng Hà cùng với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và lãnh đạo các cơ quan liên quan đã có văn bản thỏa thuận, thống nhất không nhận chìm gần 1 triệu m3 "vật chất" xuống vùng biển Bình Thuận. Theo phương án mới do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất thì toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân.
Nhưng khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân chỉ có thể tiếp nhận được 350.000 m3 bùn, cát!
Vậy là các quan tạm thời bế tắc, thực sự không biết giải quyết 1 triệu m3 "vật chất" và chất thải đính kèm của các ông chủ Tàu Khựa!
16.08.2017
_______________________________
Bài liên quan đã đăng: