Mặt trận Châu Phi của Trung Quốc - Dân Làm Báo

Mặt trận Châu Phi của Trung Quốc

Sanou Mbaye (B.S Hồ Hải dịch) - Chỉ trong vòng một thập kỷ, người Trung Quốc đã đến sống tại châu Phi nhiều hơn trên lục địa châu Âu, thậm chí tính cả thời gian sau nhiều thế kỷ của thực dân châu Âu và luật tân thuộc địa. Với phong cách thực hành phân biệt chủng tộc - trong đó có cả xả súng vào người lao động địa phương bởi một người quản lý Trung Quốc ở Zambia - quản lý Trung Quốc áp đặt các điều kiện kinh hoàng làm việc trên các nhân viên châu Phi của họ...

Dakar - Văn bản thiêng liêng của Trung Quốc không phải là một cuốn sách thánh như Luật Giao ước Torah của Do Thái giáo(1), Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo, hoặc kinh Koran của Hồi giáo. Thay vào đó, nó là Nghệ thuật chiến tranh của Tôn Tử, niềm tin cốt lõi của Tôn Tử là "Đỉnh cao của chiến tranh không nằm trong chiến thắng trên mọi trận đánh, mà là ở chỗ không đánh mà vẫn đánh bại mọi đối thủ."

Vì vậy, không ngạc nhiên rằng sự lừa dối xảo quyệt là một phần thiết yếu của nền văn hóa ngoại giao và doanh nghiệp Trung Quốc. Thật vậy, nhìn qua các thời đại thì lừa dối và xảo quyệt đã được xem như là chuẩn mực cho sự sống còn và thành công của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến việc áp dụng các ý tưởng của Tôn Tử ở châu Phi, nơi mà mục tiêu chính của Trung Quốc là để bảo đảm cung cấp năng lượng và khoáng sản cho việc phát triển kinh tế nhanh đến chóng mặt, mở rộng thị trường mới, ngăn chặn ảnh hưởng của Đài Loan trên lục địa, củng cố quyền lực đang phát triển toàn cầu của mình, và áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đến châu Phi. (Việc Trung Quốc tiếp quản các ngành công nghiệp dệt của Nam Phi và Nigeria là những ví dụ tốt của chiến lược này. Ngày nay, hàng dệt may xuất khẩu trên toàn thế giới do những ngành công nghiệp được coi là xuất khẩu của châu Phi thực chất là của Trung Quốc..)

Một cách tinh ranh, Trung Quốc đã tìm cách đến đầu tư ở châu Phi và ngoại giao trong bối cảnh của phong trào cũ không còn phù hợp. Với "tinh thần Bandung"(2) một kỷ nguyên mà nhiều người Phi Châu, đã xem Trung Quốc như là một dân tộc bị áp bức anh em, và do đó hỗ trợ những nỗ lực của Cộng hòa nhân dân đạt được một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, để thay thế Đài Loan. Và, tất nhiên, Trung Quốc cam kết ủng hộ vững chắc Châu Phi thuộc địa, và cuộc đấu tranh để chấm dứt  chế độ phân biệt chủng tộc.

Trong cố gắng để phản ánh các quan hệ giao dịch với châu Phi theo tinh thần "thắng-thắng", (đôi bên cùng có lợi). Trung Quốc cố tình tìm cách miêu tả mối quan hệ hiện nay của châu Phi với phương Tây như là bóc lột. Không giống như Trung Quốc, các nhà lãnh đạo phương Tây nhiều yêu sách. Phương Tây tiếp tục tổ chức các nước châu Phi làm con tin, thông qua một sự kết hợp của các giao dịch thương mại không công bằng, thiếu tiếp cận với thị trường vốn, phụ thuộc vào viện trợ, bãi bỏ quy định tài chính và tự do hóa kinh tế, khắc khổ ngân sách, lụn bại vì nợ nần, can thiệp chính trị và quân sự.

Những gì người Trung Quốc làm là âm thầm cam kết phát triển Châu Phi đã tạo ra cả cơ hội và rủi ro cho sự phát triển châu Phi. Mặc dù thương mại của Trung Quốc - đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và viện trợ có thể mở rộng các lựa chọn tăng trưởng của châu Phi - họ đã thúc đẩy cái gọi là một tình trạng thắng-thua ở châu lục này. Ngoại trừ dầu khí, châu Phi hiện có một cán cân thương mại tiêu cực với Trung Quốc.

Trung Quốc còn làm cho vấn đề tồi tệ hơn, xuất khẩu công nghiệp của châu Phi sang Trung Quốc thậm chí còn ít hơn so với xuất khẩu ra thế giới. 80% tổng nhập khẩu của Trung Quốc từ Châu phi chỉ là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến. Cũng như vậy, Châu Phi chỉ nhập khẩu các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc với chất lượng tồi đến mức đáng kinh sợ.

Mức độ đầu tư trực tiếp của Trung Quốc chảy vào châu Phi hiện nay là đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, FDI của Trung Quốc là trọn gói với vốn vay ưu đãi chính phủ giúp các tư doanh của họ, dưới dạng một liên doanh với châu Phi, nhưng vật tư tính lên giá gấp đôi được ghi lại cho cả hai lĩnh vực viện trợ và đầu tư trực tiếp. Với các khoản vay ưu đãi lớn được cung cấp bởi Trung Quốc, từ đó, một mối lo ngại về gánh nặng nợ nần trong tương lai các nước châu Phi đang gia tăng. Và dù có rất nhiều hồ sơ công khai của Trung Quốc đầu tư ở châu Phi, nhưng những đóng góp lớn nhất của các dòng tài chính mà Trung Quốc cho châu lục này là dòng người di dân Trung Quốc đến châu Phi. Thật vậy, không phải Trung Quốc, mà chính là Nam Phi, là nước có các khoản đầu tư lớn nhất đến phần còn lại của châu Phi.

Cương lĩnh của Trung Quốc với cái gọi là "không can thiệp vào công việc nội bộ""tách kinh doanh và chính trị" là không đáng ngạc nhiên. Trung Quốc rót nhạc vào tai của các nhà lãnh đạo châu Phi, để các nhà lãnh đạo cùng ôm nhau hát, ca ngợi sự hợp tác của Trung Quốc với họ. Trung Quốc làm các nhà lãnh đạo châu Phi ngày nay nhớ lại thái độ hành vi tồi tệ của người tiền nhiệm của họ ở thế kỷ trước góp phần gia tăng quyền lực của đế chế phương Tây làm ngăn chặn sự tăng trưởng ngành công nghiệp bản địa. Rằng các nhà độc tài của quá khứ đã chọn cách nhập khẩu hàng hóa sản xuất từ châu Âu bằng cách trao đổi bằng sản phẩm đặc trưng là con người mà họ xuất khẩu làm nô lệ.

Khi chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ, các điều khoản của hợp tác với thực dân phương Tây thay đổi từ kinh doanh nô lệ thành thương mại hàng hóa. Sau khi độc lập vào những năm đầu của thập niên 1960, trong cuộc Chiến tranh Lạnh, họ chơi với phương Tây chống lại Liên Xô với cùng một mục đích.

Ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo châu Phi theo đuổi chính sách tương tự với Trung Quốc, chính sách giá rẻ ở khắp châu Phi để đảm bảo dầu thô, khoáng chất và kim loại để đổi lấy cơ sở hạ tầng được xây dựng bởi công ty Trung Quốc. Do đó, việc nhập khẩu lao động Trung Quốc vào lục địa châu Phi như là công nhân làm nghĩa vụ quân sự (able-bodied workers). Thật vậy, chỉ trong vòng một thập kỷ, người Trung Quốc đã đến sống tại châu Phi nhiều hơn trên lục địa châu Âu, thậm chí tính cả thời gian sau nhiều thế kỷ của thực dân châu Âu và luật tân thuộc địa. Với phong cách thực hành phân biệt chủng tộc - trong đó có cả xả súng vào người lao động địa phương bởi một người quản lý Trung Quốc ở Zambia - quản lý Trung Quốc áp đặt các điều kiện kinh hoàng làm việc trên các nhân viên châu Phi của họ.

Vị thế kinh tế toàn cầu của Trung Quốc đã gia tăng, chi phí nhân công sẽ tăng và đồng tiền của họ sẽ đánh giá cao, họ đang tự làm xói mòn khả năng cạnh tranh của mình. Cho nên có thể các nhà sản xuất Trung Quốc tìm đến châu Phi như là một cơ sở sản xuất, sử dụng các cơ sở họ đã xây dựng và các đám công nhân đã được xuất khẩu để tìm ra phương thuốc ổn định? Ngày nay, Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát một tỷ trọng rất lớn các ngành công nghiệp địa phương châu Phi, trong tiến trình phân bổ hạn ngạch xuất khẩu của họ.

Lãnh đạo Trung Quốc tự hào về một cảm quan sắc sảo về lịch sử, và họ thực hiện một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong việc duy trì một quan hệ đối tác với các nhà lãnh đạo tham nhũng đã từng cấu kết với kẻ xâm lược và khai thác châu Phi trước đây, người Trung Quốc đã quên rằng, cho dù cuối cùng người châu Phi cũng thoát ra được kiếp nô lệ, nhưng người châu Phi luôn là kẻ thù tồi tệ nhất của chính họ.

Các hậu duệ của thương nhân nô lệ và chủ sở hữu nô lệ ở Hoa Kỳ bây giờ có một người da đen làm tổng thống của họ; Những thực dân châu Phi đều bị đánh bại và đuổi ra ngoài, và ngày nay những người ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc lại cầm quyền và bị chi phối bởi những người mà họ đã từng xem thường và bị lạm dụng các thế hệ cha ông họ. Trừ khi người Trung Quốc hàn gắn theo cách của họ, một định mệnh tương tự như thực dân xưa đang chờ đợi họ ở châu Phi. Tôn Tử hiểu điều này.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.

www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:

1. Luật giao ước Torah: hay còn gọi là Ngũ Kinh Torah. Đây là một luật giao ước giữa Đức Chúa Trời và dân Israel. Do Thái Giáo phát sinh từ khi giao ước giữa Đức Chúa Trời và dân Israel (Do Thái) được thành lập tại núi Sinai. Và sau đó, nước Israel hình thành. Mọi điều trong Luật giao ước Torah được xem là lời nguyền của dân Do Thái với Đức Chúa Trời. Đất nước Do Thái sẽ bị hủy diệt, nếu người Do Thái đi ngược với Luật giao ước này. Chính vì thế mà nó còn được gọi là kinh Torah. Có thể nói Do Thái Giáo do Đức Chúa Trời thiết lập, và như vậy, Do Thái Giáo khác với các tôn giáo thế tục. Do Thái Giáo cũng là tín ngưỡng đầu tiên thờ phụng một thần linh duy nhất (hai tín ngưỡng khác là Cơ-đốc Giáo – Christianity, và Hồi Giáo – Islam). Đức tin và nếp sống đạo của Do Thái Giáo phần lớn dựa vào Ngũ Kinh (Torah) tức là Năm Sách đầu trong Thánh Kinh Cơ Đốc Giáo. Torah có nghĩa là Kinh Luật, là sách về luât pháp. Torah chứa tất cả 613 điều luật mà một người Israel phải tuân giữ, từ luật đạo đức như mười điều răn, cho đến các luật về nghi thức thờ phượng, luật về quan hệ xã hội, và luật về vệ sinh cá nhân.

2. Tinh thần Badung: là tinh thần trung lập được soạn thảo từ Hội nghị được mệnh danh là Bandung diễn ra từ ngày 18 đến 24 tháng 4 năm 1955 trên đảo Java, thành phố Bandung (Inđônêsia) đánh dấu cuộc “dấn thân” vào chính trường quốc tế của các quốc gia vừa lấy lại độc lập khỏi bàn tay của các đế quốc thuộc địa.  Hội nghị với sự tham gia của 29 quốc gia, trong đó có 26 quốc gia chấu Á và 6 châu Phi. Nên nó còn có tên gọi là Liên kết Á Phi. Và lúc đó, Việt Nam có 2 thành viên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Kinh tế gia người Pháp Alfred Sauvy, trong một bài viết trên tuần báo “Người Quan sát -L'Observateur” ngày 14 tháng 8 năm 1952 đặt tên các quốc gia thành viên khối nầy là các quốc gia thuộc là “Thế Giới thứ Ba – Le Tiers Monde” nhại theo tên gọi “Giai Cấp Thứ Ba – Le Tiers Etat” trước Cách Mạng Pháp 1789. Tôn chỉ của tinh thần Badung là: Quyết tâm biến sự Tự Do, Độc lập trên hình thức sang một sự Thực sự Phát triển trong tự túc và tự cường của các quốc gia vừa giành lấy lại Độc lập bằng cách cùng nhau liên kết lại thành một khối.

*

Bài viết của Sanou Mbaye, cựu thành viên của đội ngũ quản lý cấp cao của Ngân hàng Phát triển Châu Phi, là một chủ ngân hàng đầu tư Senegal và tác giả của L'Afrique au secours de l'Afrique (châu Phi cứu trợ  châu Phi).

Bài gốc: China's African Front

BS Hồ Hải dịch - Tư gia, 23h04', ngày Chúa Nhật, 20/02/2011

http://bshohai.blogspot.com/2011/02/mat-tran-chau-phi-cua-trung-quoc.html



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo