Sinh viên Ai Cập: Các cuộc biểu tình là kết quả của sự áp bức - Dân Làm Báo

Sinh viên Ai Cập: Các cuộc biểu tình là kết quả của sự áp bức

" Internet là viên đạn gây nhức nhối trong hệ thống truyền thông do chính phủ kiểm soát. YouTube đã giúp phơi bày sự thật về chính phủ Ai Cập trong vòng 5 năm qua. Rất nhiều các video đã giúp người Ai Cập nhìn thấy sự tàn bạo của cảnh sát, gian lận bầu cử và tham nhũng diễn ra trong nhiều năm nhưng không được báo cáo." - Andrew Sabet

 

Thời gian đầu năm 2011, cuộc ‘cách mạng hoa lài’ tại Tunisia là nguồn cảm hứng cho sự đổi mới của người dân trong vùng Bắc Phi. Làn sóng đòi hỏi cải cách xã hội đã lan rộng trong khu vực, kêu gọi chấm dứt tham nhũng và độc quyền chính trị. Ngoài các cuộc nổi dậy tại Yemen, Jordan và Syria, các cuộc biểu tình tại Ai Cập đã buộc Tổng thống Hosni Mubarak phảii từ chức sau 18 ngày đêm. Lịch sử Ai Cập đã bước sang trang mới, người dân Ai Cập đã chiến thắng vẻ vang.

Cộng tác viên An Nam đã có cuộc trò chuyện về sự kiện này với sinh viên người Ai Cập Andrew Sabet, hiện đang theo học chương trình bác sĩ dược khoa tại Hoa Kỳ. Andrew Sabet cho biết anh sẵn sàng ‘xuống đường’ cùng với người dân tại Cairo để ủng hộ cho các giá trị tự do và tinh thần dân tộc của người Ai Cập. Mời quý độc giả theo dõi cuộc trao đổi như sau.

Sinh viên Andrew Sabet. Photo courtesy of Andrew Sabet Facebook

‘Kết quả của sự áp bức’

PHÍA TRƯỚC: Là một người Ai Cập, bạn nghĩ thế nào về cuộc biểu tình hiện nay ở các thành phố như Cairo, Alexandria hay Suez? Và về chính phủ Mubarak?

Andrew Sabet: Cá nhân tôi thì rất ủng hộ các cuộc biểu tình vì nó mang tinh thần chống tham nhũng cũng như khuyến khích, ủng hộ các giá trị tự do của nhân dân Ai Cập. Các cuộc biểu tình là kết quả của sự áp bức mà người Ai Cập phải sống trong nhiều năm qua. Cũng đã có nhiều cuộc biểu tình nhỏ hơn xảy ra trong suốt thập kỷ qua, nhưng hầu hết trong số họ đã không đủ lớn để gây tiếng vang trong truyền thông của Hoa Kỳ.

Mubarak là một người độc đoán rất thông minh, ông rất biểt hành xử như thế nào để lấy lòng Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, trong khi ông tiến hành cuộc bầu cử gian lận trong nội bộ. Ngoài tham nhũng, chính phủ của Mubarak đã dành độc quyền chính trị, và kinh doanh trên các chi phí của các thường dân Ai Cập. Ai Cập bị mất hàng tỷ đô la là một kết quả của một chế độ tham nhũng.

PHÍA TRƯỚC: Nếu bạn có mặt ở Cairo trong lúc tất cả các sự kiện này xảy ra thì bạn sẽ làm gì? Bạn có biết ai trong số hàng nghìn người biểu tình ở Cairo không, và họ nghĩ thế nào về sự kiện này?

Andrew Sabet: Nếu tôi ở Cairo thì ngay bây giờ tôi sẽ có mặt tại Quảng trường Tự do (El Tahrir) với tất cả những người biểu tình khác. Các cuộc biểu tình đã phần nào dịu xuống sau khi bạo lực đã diễn ra cách đây vài hôm. Cá nhân tôi đã giữ được liên lạc với một số blogger người Ai Cập, và họ cũng là một trong những số người hiện đang biểu tình ở Tahrir. Chúng tôi chia sẻ hầu hết các quan điểm về sự kiện này.

Các blogger nổi tiếng tôi biết là Amr Salama, Wael Abbas, và Wael Ghonim. Vì nhiều lý do nên hầu hết các gia đình và bạn bè của tôi không ai tham gia cuộc biểu tình trong các ngày qua. Nhưng tôi biết hầu hết các bạn của tôi đều ủng hộ các giá trị mà những người biểu tình cố gắng mang lại.

PHÍA TRƯỚC: Nhiều người – từ tất cả các góc độ khác nhau – đã nhận xét rằng cuộc nổi dậy ở Tunisia là chìa khóa dẫn đến các cuộc biểu tình tại Ai Cập, Yemen, Jordan và Syria. Bạn nghĩ thế nào về các sự kiện này, đặc biệt là khi các quốc gia này chia sẻ nhiều điểm chung và trong cùng một khu vực?

Andrew Sabet: Tunisia đã mang đến cho Ai Cập và các nước Ả Rập khác niềm hy vọng và sự tự tin cần thiết để lật các đổ chế độ độc đoán ở nước họ. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ phần nào thay đổi thế giới Ả Rập trong khu vực. Tôi hy vọng sự thay đổi sẽ theo hướng tự do và chủ nghĩa dân sự, chứ không phải theo hướng tôn giáo tuyệt đối. Nhưng tôi thà có một chế độ tham nhũng hơn là có một chế độ tôn giáo độc đoán.

Internet đã thay đổi tất cả

PHÍA TRƯỚC: Bạn có giữ liên lạc với bạn bè ở Ai Cập thông qua Facebook hay Twitter không? Facebook và Twitter có phổ biến ở Ai Cập không?

Andrew Sabet: Facebook, Twitter và YouTube rất phổ biến tại Ai Cập. Tôi giữ liên lạc với tất cả bạn bè của tôi tại Ai Cập thông qua Facebook. Chính phủ Ai Cập đã ra tay chặn Internet trong lúc cuộc nổi dậy đang diễn ra, nhưng hiện tại Internet đã được nối kết trở lại. Thật là đáng khinh khi chính phủ ra tay ngăn chặn Internet!

PHÍA TRƯỚC: Bạn có thể chia sẻ với độc giả Phía Trước là Internet đã giúp thay đổi cuộc sống của người Tunisia và Ai Cập như thế nào trong những sự kiện này? Bạn có nghĩ rằng cuộc cách mạng Internet sẽ tiếp tục thay đổi lối sống ở những nước này trong tương lai không?

Andrew Sabet: Internet là viên đạn gây nhức nhối trong hệ thống truyền thông do chính phủ kiểm soát. YouTube đã giúp phơi bày sự thật về chính phủ Ai Cập trong vòng 5 năm qua. Rất nhiều các video đã giúp người Ai Cập nhìn thấy sự tàn bạo của cảnh sát, gian lận bầu cử và tham nhũng diễn ra trong nhiều năm nhưng không được báo cáo.

Các cuộc biểu tình ở Ai Cập được tổ chức bởi một nhóm Facebook. Tôi đã có thể theo kịp với những tin tức của cuộc cách mạng bằng cách đọc những ‘status’ của các bạn bè trên Facebook và Twitter. Rõ ràng Internet đang thay đổi cách mọi người sống và làm việc.

PHÍA TRƯỚC: Trong vài ngày qua, nhiều quốc gia phương Tây và người Ai Cập kêu gọi chính phủ Mubarak cải cách, bạn nghĩ thế nào về điều này?

Andrew Sabet: Đã đến lúc để thực hiện điều này. Khi bạn sống trong tự do, bạn không bị giới hạn với những gì bạn có thể thực hiện hoặc tạo ra. Và ngược lại. Tôi thực sự cảm thấy rằng Ai Cập đang thay đổi. Ai Cập đang hợp nhất với một mục tiêu chung. Là người dân Ai Cập, đây là niềm tự hào lần đầu tiên trong một thời gian khá dài. Tôi thấy điều này trong mắt của họ khi tôi xem video YouTube của người biểu tình tại quảng trường El Tahrir.

PHÍA TRƯỚC: Hy vọng của bạn về tương lai Ai Cập là gì?

Andrew Sabet: Tôi hy vọng Ai Cập sẽ có một chính phủ dân chủ, tôn trọng các ý nguyện của người dân và không sử dụng các phương tiện truyền thông hay tôn giáo để kiểm soát tâm trí của người Ai Cập. Và tôi chắc chắn rằng thành công kinh tế sẽ nối bước theo sau… Tôi muốn Ai Cập là một đất nước được sự mến mộ của thế giới, không chỉ đối với một bề dày lịch sử tuyệt vời, mà còn vì những người dân tuyệt vời tại đất nước Ai Cập.

PHÍA TRƯỚC: Cảm ơn bạn rất nhiều đã dành thời gian cho buổi nói chuyện ngày hôm nay.

© 2011 Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC

http://phiatruoc.wordpress.com



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo