Sự dối trá của một học thuyết (P2) - Dân Làm Báo

Sự dối trá của một học thuyết (P2)


YN (danlambao) - Qua phần đầu của câu chuyện về chiếc máy cày ở Phần I, chúng ta thấy rằng cuộc sống của Tư bản, Nông dân, Công nhân và cả Trí thức đều được cải thiện, nâng lên hơn trước nhờ một chiếc máy cày. Thế nhưng chuyện chưa dừng ở đấy. Mời các bạn theo dõi tiếp câu chuyện.

***

Sau vụ mùa bội thu như ý đó ít lâu, Tư bản, Công nhân và Nông dân gặp nhau, cùng bàn bạc chuẩn bị cho những vụ mùa tới.

Với số vốn hiện có, Tư bản mua nguyên vật liệu và thuê Công nhân làm cho hắn mười chiếc máy cày. Mười chiếc này khi hoàn thành sẽ giao hết cho Nông dân để canh tác trên toàn bộ những miếng đất của y vốn đã lâu bỏ hoang do không người khai thác.

Nhờ có máy cày, Nông dân thuê người lái cày xới, khai khẩn toàn bộ đất bỏ hoang của y và sau khi thu hoạch, thu nhập tăng lên chục lần hơn so với vụ trước.

Chỉ vài vụ mùa như thế, trong làng xuất hiện vô số “đại gia” với nhà lầu, xe hơi đầy đủ. Riêng cuối làng vẫn là căn nhà nhỏ của lão Trí thức già và đàn con sống bằng nguồn tiền bản quyền ít ỏi của Tư bản trả theo hợp đồng ngày trước.

Lũ con của lão lớn lên, đứa thì tham gia vào đội ngũ cày thuê cho Nông dân bằng chính những chiếc máy cày do cha chúng vẽ bản thiết kế ngày xưa, đứa vào làm thuê cho xưởng sản xuất máy cày của Công nhân ngày nay đã trở thành ông chủ xưởng.

***

Vậy thì ai đã bóc lột ai?

Qua câu chuyện trên, chúng ta dễ dàng nhận ra một sự thật đáng kinh ngạc.

Chính Tư bản, Công nhân và Nông dân, thông qua việc mua rẻ mạt bản quyền công nghệ của Trí thức mà trở nên giàu có. Chính lão Trí thức già kia mới là nạn nhân bị bóc lột của cả một tập đoàn Tư bản – Công nhân – Nông dân cấu kết với nhau, hưởng lợi từ kiến thức khoa học của Trí thức.

Như vậy, với luận điệu “Tư bản bóc lột công – nông”, học thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx hoàn toàn sụp đổ.

Sự sai lầm của Marx khi xác định đối tượng bị bóc lột là giai cấp công - nông trong học thuyết của mình, chính là cái “công cụ lý luận” mà người cộng sản đã dùng để kích động, mượn tay hai giai cấp này thực hiện cuộc chiến tranh giành quyền lực với danh nghĩa “đấu tranh giai cấp” kinh hoàng đẫm máu toàn cầu bắt đầu từ cách mạng vô sản Nga hồi đầu thế kỷ trước.

Chính những người cộng sản cũng không hiểu được rằng thặng dư xã hội là do giới trí thức làm ra. Khi nắm quyền điều hành xã hội, họ tập trung hết mọi phương tiện sản xuất của cả Tư bản, Công nhân và Nông dân bao gồm tài chính, nhà máy xí nghiệp và đất đai về một mối để tiện quản lý, khai thác.

Vì không nhận thức được tầm quan trọng của trí thức, họ đã chẳng màng đầu tư phát triển cho giới này. Thậm chí một số chính quyền cộng sản còn xem trí thức là gánh nặng xã hội, cần được loại bỏ.

Và như thế, dù có xoay sở trăm phương nghìn hướng, sự trì trệ, kém phát triển luôn là hậu quả tất yếu mà họ đã phải nhận.

Và ngày nay: ”Hỡi trí thức quốc tế, hãy đoàn kết lại!”.

21/5/2011

danlambao.com
danlambaovn.blogspot.com

*
Phần 1 đã đăng:


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo