Hoà thượng Thích Huân Chương - Dân Làm Báo

Hoà thượng Thích Huân Chương

Gocomay - Cách đây vài hôm, thấy trên VTV4 chiếu cảnh một hoà thượng nhận huân chương Hồ Chí Minh. Buồn nhiều hơn vui. Định nhắm mắt làm ngơ mà chả được. Đành có vài nhời về chuyện này. Cũng chẳng có ý tỵ hiềm gì. Ai lại đi ganh tỵ với bậc "đại giác ngộ" đã leo lên chức Hoà thượng. Nhưng có những sự thật, dù chỉ là chuyện đời thường cỏn con, cũng gom góp nên diện mạo của một con người. Thánh thần gì cũng vậy, trước khi được suy tôn cũng là người, với những hành vi cả tốt lẫn xấu của loài người.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Hoà thượng Thích Thanh Tứ - Nguồn: //tintuc.xalo.vn/

Tôi có một kỷ niệm nhỏ nhưng khó quên với sư cụ Thanh Tứ này. Đó là vào đầu thu 1992, nhận được giấy mời tham dự Liên hoan phim Quốc tế về Môi trường ở Freiburg - CHLB Đức, được sự ủng hộ của hãng phim TLKH TƯ tôi lên Hồ Tây để khảo sát và xây dựng một kịch bản phim về vấn nạn ô nhiễm ở hồ này. Trong kịch bản tôi có dự kiến sẽ phỏng vấn 8 nhân vật am hiểu sâu về Hồ Tây. Đó là các cư dân sống quanh Hồ Tây như nhà thơ Phùng Quán; hoạ sỹ Trịnh Hữu Ngọc; cư sỹ Hạnh (vợ ông Ngô Quang Dị). Các nhà khoa học thì có GS Võ Qúi; TS Dương Đức Tiến (Đại học Tổng hợp); Kỹ sư Lê Xuân Khoa (GĐ XN Nuôi cá Hồ Tây); Kỹ sư Lê Minh Châu (GĐ CTy Cấp thoát nước HN). Và Hoà thượng Thích Thanh Tứ - trụ trì chùa Trấn Quốc lúc đó. Khi tiến hành thu hình, tất cả các nhân vật được mời phỏng vấn đều rất nhiệt tình hợp tác và không hề có bất cứ một yêu sách nào. Chỉ riêng Hoà thượng Thích Thanh Tứ thì đòi bằng được kịch bản để nghiên cứu trước khi trả lời phỏng vấn. Đến phút trót còn "bùng", bất hợp tác với lý do "Tôi chỉ có thể trả lời về những gì liên quan tới Phật giáo chứ không trả lời những gì liên quan tới chính trị". Khiến buổi phỏng vấn không thực hiện được. Câu hỏi chúng tôi nêu ra chỉ đơn giản: "Là người đang sống và gắn bó với Chùa Trấn Quốc, xin Hoà thượng cho biết những nhận xét của mình về vấn đề môi sinh của Hồ Tây nơi ngôi chùa toạ lạc?". Vậy mà vị Hoà thượng nhập thế nổi tiếng này của phật giáo quốc doanh (GHPGVN) lại thoái thác vì sợ mất lòng những con "sâu hại" đang tàn phá màu xanh sự sống của Hồ Tây - lá phổi của Hà Nội thân yêu... (hình ảnh và lời bình trong phim *). Đã làm tất cả anh em trong đoàn làm phim chúng tôi thực sự thất vọng. 

Bẵng đi đã lâu, công việc mưu sinh cuốn hút, khiến tôi ít chú ý đến những chuyện đại loại như vậy nữa. Nhưng gần đây thấy vị Hoà thượng không thích "liên quan đến chính trị" này liên tục hiện diện ở khắp mọi nơi. Phải nói không tuần chay tuần mặn nào là vắng qúi thầy! Từ các cuộc họp Quốc hội. Các phát biểu lên án Hoà thượng Thích Quảng Độ; lên án các tu sinh Bát Nhã; rước Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Chùa Bái Đính, nơi có Phật to, chùa lớn vào bậc nhất Đông Nam Á; lễ hô thần nhập tượng cho tôn tượng Thánh Gióng ở Sóc Sơn... Làm tôi thật bất ngờ về sự chuyển biến về tu trì của vị hoà thượng này. 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Đoài, nơi có nhiều ngôi chùa nổi tiếng lâu đời của nước Việt, văn hóa Phật giáo đã thấm đẫm trong tâm hồn tôi từ thuở thiếu thời. Những vị tăng sỹ trong con mắt tôi luôn chiếm được nhiều thiện cảm. Làng tôi có ông Sư Trúc, bậc chân tu nổi tiếng, từng bị oan ức trong CCRĐ nhưng ông không hề oán hận những người đã gây tai hoạ cho mình. Khi cuốc đất làm ruộng chùa, cuốc phải con giun, con giun đứt khúc giãy dụa cũng làm ông xót thương như chính tay chân của mình bị thương rớm máu vậy. Sau khi sửa oan sai ông không tu ở chùa làng, mà vào chùa Thày ở Sài Sơn tu tập. Cái đức nhân ái của ông làm dân khắp vùng kính phục. Mỗi dịp rảnh rỗi tôi lại vào thăm ông. Chả bao giờ ông nhớ tên tôi cả. Nhưng cứ thấy tiếng người làng là ông mang oản, xôi, hoa qủa và nước vối ra cho ăn uống thoả thích. Ông còn bảo nếu có muốn nghỉ lại chùa ông cũng xắp xếp được bất kể lúc chùa đông hay vắng. Thế mà lúc ông mất tôi lại không tới viếng ông được. Những lúc khó khăn nhất trong đường đời tôi lại như thấy ông hiện về, với gương mặt hiền dịu và giọng nói ân cần an ủi tôi giúp tôi vượt lên. 

Chỉ sau khi gặp những vị sư như HT Thích Thanh Tứ (là ví dụ), tôi lại thấy có một tuýp tu sỹ hoàn toàn khác. Đi tu rồi, đã áo vuông đầu tròn rồi thì cần gì tới cái hình tướng của trần tục nữa. Nhưng mỗi khi lên ti vi tôi có cảm giác ông sư này có dùng mỹ phẩm để trang điểm cho gương mặt của mình (?) - xem ảnh: 

HT Thích Thanh Tứ - Nguồn: giaohoiphatgiaovietnam.vn

Nhìn tấm hình này ở trang nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu không có bàn tay son phấn của tay thợ ảnh (hay photoshop) thì ai mà không nghĩ ông sư này rất thích dùng mỹ phẩm của người trần. Giọng nói của ngài trước ống kính nhà đài (VTV) thì thấy giống cán bộ có chức quyền trong guồng máy quan liêu hơn là một vị tu hành. Cách nói thì cứng nhắc (lưỡi gỗ), giáo điều hơn là sự nhân ái của một vị chân tu. Như mô tả của một độc giả của trang ABS (độc giả Ph.T) kể rằng: 

“Năm 2002, gia đình cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha tổ chức cầu siêu và kỉ niệm ngày Nguyễn Hữu Kha tự tử – lễ kỷ niệm tổ chức tại Văn Miếu Hà Nội. Hai nhân vật quan trọng hôm đó là nhà văn Nguyên Ngọc (đọc tham luận) và giáo sư Đặng Nghiêm Vạn Viện trưởng Viện Tôn giáo. Tại cuộc kỉ niệm tôi ngồi giữa hai ông này. Nguyễn Hữu Kha là con trai cả của cụ cử Nguyễn Hữu Cầu (Đông Kinh Nghĩa Thục) ở làng Đông Tác (Kim Liên, HN bây giờ) … tác giả cuốn Từ điển Hán-Việt … Năm bắt đầu kháng chiến chống Pháp, ông từ Hà Nội tản cư lên Thái Nguyên, lập ấp đón trẻ em cơ nhỡ về nuôi và cho ăn học, cơ sở tại nhà chùa vùng Thác Huống bên sông Cầu. Cải Cách Ruộng Đất, ông bị quy địa chủ, bị o ép, và ông đã ra sông tự tử … Thích Thanh Tứ lên phát biểu, đại ý nói “Cụ Nguyễn Hữu Kha yên tâm, mọi mơ ước công bằng xã hội, dân giàu nước mạnh của cụ đều đã được Đảng ta thực hiện cả rồi”. Khi nghe tới đây, tôi quay sang nói nhỏ với Đặng Nghiêm Vạn: ‘Gì thế hả ông Viện trưởng Viện Tôn giáo?’ Đặng Nghiêm Vạn bảo tôi, ‘Nó thì biết cái đ. gì, kệ nó nói, cậu thắc mắc làm gì’!” 


Một blogger có nichname là Tranhung09 thì sau khi được tin: Trao tặng Hòa thượng Thích Thanh Tứ Huân chương Hồ Chí Minh đã công phu tổng hợp các bài liên quan đến Hòa thượng Thích Thanh Tứ với những phẩm bình thêm như sau: 

Ngài hiện là Phó chủ tịch thường trực Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XII... 

Tiểu sử đầy đủ của ngài ở trang Giáo hội Phật giáo Việt Nam (lọa là Tu mà có thành tích nữa cơ?):

Ngài trù trì chùa quốc doanh oách nhất Đông Nam Á, mà dư luận cho là nơi chăm lo phần hồn quan chức cấp cao và đại gia hàng khủng. 

Tin liên quan đã đăng:

Ngài dẫn đầu phái đoàn cung thỉnh Tượng ngọc Phật từ Ấn Độ về Việt Nam bằng chuyên cơ, chuyên xa quành tráng, có việc cho báo giới:

Siêu xe Hummer H3 dành để rước Ngọc xá lợi về chùa Bái Đính 

HT Thích Thanh Tứ & HT Thích Giác Toàn rước ngọc xá lợi về chùa Bái Đính - Nguồn: //vnexpress.net/

Ngài góp phần quan trọng định hướng: 

Những kỷ lục Phật giáo - Guiness Vi en, cũng nhờ ngài mới có được. 
Ngài cũng có công chăm sóc phần hồn cho chiến sĩ trường Sa: 


Có người cho là ngài có đệ tử ruột đáng nể là Thượng tọa Thích Thanh Quyết:

Lập công với Nhà nước:

Cùng Công An Nhân dân chống thế lực thù địch (tu chi, lại nói xấu bạn tu Thích Quảng Độ!)

Ngài trải lòng mình với báo QĐND:

Với thành tích như vậy, ngài hoàn toàn xứng đáng ẳm giải, em không thắc mắc. Có điều, vào Gu gồ tìm xem ngài làm đại biểu quốc hội hai khóa liền có nói gì về chủ quyền quốc gia, bảo vệ phật tử của ngài hay bênh vực quyền lợi người dân. Kết quả: ...Huân chương Hồ Chí Minh. 

Tâm phục khẩu phục thầy! 


Nhớ lại những lời ông Sư Trúc người làng tôi thổ lộ. Đi tu là đã dứt ái từ thân. Nên người tu hành cạo (trọc) bỏ đi mái tóc của cha mẹ, choàng vào người mảnh nâu sồng (áo vuông) tức là đã "hủy hình hài, thủ trí khí" tức là đã sả hết mọi tham sân si của trần tục để cứu độ chúng sinh. Bởi thế, muốn cài một vật gì bằng kim loại (như tấm huân chương chẳng hạn) vào chiếc áo tu hành cũng không còn phù hợp nữa. Chả nhẽ nhà sư lại cất tấm huân chương vào chiếc bình bát - vật bất ly thân của người tu sỹ? hay cất vào tráp đựng kinh kệ? hoặc rương hòm nhà chùa? Tất cả đều không ổn. 

Theo đúng những gì mà các tờ báo của đảng và nhà nước loan, "Nhân vật tiêu biểu của GHPGVN - Hoà Thượng Thích Thanh Tứ" đi tu từ năm 12 tuổi tới nay (đã 85), ngoài thời gian bị tù đày (từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 4 năm 1953), lại có thời kỳ còn phải làm thư ký cho một đội sản xuất nông nghiệp (từ 1955 đến 1957). Ngoài hàng chục bằng khen các loại, qúi thầy Thanh Tứ còn ẵm rất nhiều huân huy và kỷ niệm chương các loại như: Huy chương kháng chiến hạng nhất; Huân chương kháng chiến hạng nhì; Huân Chương Đại đoàn kết toàn dân; Huân Chương Độc lập; Kỷ niệm chương chiến sỹ cách mạng Hoả Lò và nay lại thêm tấm Huân chương Hồ Chí Minh cao qúi nữa. Như thế liệu có qúa tham, qúa lố đối với một vị tăng sỹ mang họ Thích hay không, thưa ngài Trần Văn Long? 

Đã vậy Hoà thượng còn dềnh dang tổ chức lễ trọng ở Học viện Phật Giáo VN, nơi mình đang giữ chức Viện trưởng. Lại vời cả bà Doan - Phó Chủ tịch nước về trao cho oai nữa. Khiến dư luận đàm tiếu không ít. Trong lúc dân tình còn đang gặp nhiều khó khăn về đời sống mà Chùa Bái Đính (nơi qúi Thầy trụ trì) thuê cả một chuyên cơ sang tận Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh xá lợi về hồi tháng 3 năm ngoái chưa nguôi, nay lại thêm chuyện eo xèo này, có lẽ tiếng khen thì ít mà lời chê thì nhiều. Sao tự mình chuốc lấy tai tiếng vào chứ có tụi thù địch nào làm ra được những điều ong tiếng ve lớn đến như vậy? Do đó cái tên Sư quốc doanh Thích Huân Chương mà nhiều độc giả mến tặng cho HT Thích Thanh Tứ có khi lại có lý chứ chẳng chơi! 

Vậy nên dân gian có thơ mới hoạ về việc này rằng: 

Ngu chi bỏ lộc theo thầy
Bỏ đời theo Đạo khổ thây ích gì
Ta đây cũng muốn từ bi
Chẳng qua vì lợi nên chi lộn lèo

(Phỏng theo thơ Hồ xuân Hương) 


____ 


________

Đã đăng:
Trao tặng Hòa thượng Thích Thanh Tứ Huân chương Hồ Chí Minh


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo