Về bài viết “bất thường” đăng trên báo Thanh Niên - Dân Làm Báo

Về bài viết “bất thường” đăng trên báo Thanh Niên

Một Người Dân (danlambao) - Sáng nay Báo Thanh đăng bài viết “bất thường’ nói về việc thu ngân sách Nhà nước vẫn cao trong khi hàng loạt doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động. Theo bài viết , 9 tháng qua đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động nhưng thu ngân sách Nhà nước đạt 467.100 tỷ đồng , đạt 78,5% kế hoạch năm là con số khá cao

Lý giải cho hiện tượng này bài báo viết : Câu hỏi đặt ra là , nguồn thu cao nhờ đâu ? Có hai khả năng , hoặc số doanh nghiệp này không đóng một đồng thuế nào cho Nhà nước , hoặc khoản mất đi từ số này sẽ được tận thu ở nhóm còn lại . Nghĩa là , ngánh nặng thuế đang được đặt trên vai các doanh nghiệp còn sống . Đọc đoạn trên thấy một điều bất thường trong cách viết của bài báo . Bài báo viết là có hai khả năng làm tăng nguồn thu cho ngân sách , khả năng thứ nhất , trích : “hoặc số doanh nghiệp này không đóng một đồng thuế nào cho Nhà nước” hết trích . Kỳ thật không có đóng một đồng thuế nào thì làm sao dẫn đến tăng thu cho ngân sách được . Vậy thì nguồn tăng thu của ngân sách là ở khả năng thứ hai , là “tận thu ở nhóm còn lại . Nghĩa là gánh nặng thuế đang được đặt lên vai các doanh nghiệp còn sống “ . Nhưng thực tế có phải như bài báo viết hay không ???

Việc thu thuế ở nước ta hiện nay do các doanh nghiệp tự kê khai và nộp , Nhà nước có kiểm tra nhưng không kiểm tra hết được . Các khoản doanh nghiệp trốn thuế (không kê khai nộp đủ) mà ngành thuế phát hiện ra hầu hết là tham nhũng , chỉ truy thu cho ngân sách một phần . Doanh nghiệp ‘tự kê khai và nộp thuế’ nên không thể nói là nhà nước áp đặt việc thu thuế đối với các doanh nghiệp là “tận thu” được . Không thể nói :”gánh nặng đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp còn sống“ được , Có chăng áp đặt việc thu thuế là đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang nộp thuế khoán cho nhà Nước, nhưng khoản thu này nhỏ không thể làm tăng bất thường cho ngân sách Nhà nước .

Nguồn thu tăng bất thường cho ngân sách Nhà nước 9 tháng qua cũng có hai khả năng , hai khả năng này là nguồn thu bổ sung cho ngân sách Nhà nước nhưng không phải là thuế . Khả năng thứ nhất là các khoản lợi nhuận tích lũy từ các doanh nghiệp Nhà nước nhiều năm qua . Thực chất đây là khoản thu mà Nhà nước chiếm đoạt từ lợi nhuận xã hội ở các ngành sản xuất bỏ vào ngân sách

Ta đã biết ngành sản xuất nào cũng có lợi nhuận , việc cạnh tranh sẽ làm cho lợi nhuận các ngành đều dẫn đến lợi nhuận bình quân . Nhưng cơ chế độc quyền một số ngành của Nhà nước dẫn đến việc kinh doanh các ngành này không còn là “lợi nhuận bình quân “ nữa , mà là lợi nhuận độc quyền . Lợi nhuận này do Nhà nước chiếm đoạt

Lâu nay thu ngân sách Nhà nước có các khoản thu lợi nhuận đút kết từ quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp , Nhà nước thu các khoản này với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp , nhưng Nhà nước không công bố con số thực của khoản thu này mà tù mù như chuyện giá xăng dầu . Các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước , đúng ra là Nhà nước phải thu hàng năm bổ sung cho ngân sách nhưng Nhà nước không thu mà để nó ở dưới dạng quỹ ở các doanh nghiệp Nhà nước . Khi có việc cần chi Nhà nước mới thu về nên nó mới xảy ra hiện tượng bất thường về thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm nay

Số liệu của bài báo “bất thường” trên của báo Thanh Niên đã chứng minh điều này . Bài báo viết : Nhìn về lịch sử, có thể thấy, thu ngân sách của ta đã tăng liên tục trong nhiều năm. Nếu như những năm 1990, nguồn thu của ta chỉ chiếm 15 - 17% GDP, đến năm 2000 khoảng 20 - 22% GDP thì đến nay con số này đã lên tới 28 - 30% GDP. Trong khi tỷ lệ tương ứng của các nước đang phát triển là 15% - 17%, Trung Quốc khoảng 20%.

Qua số liệu trên ta thấy : nếu chỉ thu ngân sách bằng thuế không thôi như các nước tư bản chủ nghĩa thì nguồn thu chỉ đạt tỉ lệ tương ứng là từ 15-17% GDP . Nguồn thu ngân sách cao hơn tỉ lệ này , đạt 28-30% GDP ở ta và 20-22% ở Trung Quốc là chỉ có ở các nước XHCN vốn đang có các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động

Nguồn thu này nó đã và đang làm cho đất nước ta bị : “dân nghèo , nước yếu” . Bỡi vì theo con số trên, ở các nước họ chỉ huy động 15-17% giá trị của GDP vào ngân sách Nhà nước dưới các khoản thu là thuế . Còn ở nước ta thu ngân sách Nhà nước tăng lên đến 28-30% GDP . Khoản tăng lên này thực chất là các khoản lợi nhuận xã hội mà lẽ ra người dân được hưởng nhưng Nhà nước đã chiếm đoạt . Người dân mất cơ hội kinh doanh làm ăn , chỉ là những người được hưởng lương chứ không được hưởng trọn vẹn về các khoản lợi nhuận xã hội như ở các nước khác . Vì thế dân không giàu và cuối cùng là nước không mạnh

Khả năng thứ hai về nguồn thu ngân sách Nhà nước tăng bất thường trên , đó là khoản thu về tiền đã bán biển đảo cho bọn Tàu Khựa

Một người dân

http://danlambaovn.blogspot.com/


Bất thường

Hàng loạt doanh nghiệp phá sản nhưng thu ngân sách vẫn cao. Việc tận thu của ngân sách trong những năm qua đã và đang dẫn đến hàng loạt các hệ lụy cho nền kinh tế.

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 9 tháng qua đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động. Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản là chuyện bình thường. Điều bất thường là dù một số lượng không nhỏ doanh nghiệp chết, thu ngân sách 9 tháng vẫn ở mức cao, ước đạt 467.100 tỉ đồng, bằng 78,5% dự toán năm. Câu hỏi đặt ra là, nguồn thu cao nhờ đâu? Có 2 khả năng, hoặc số doanh nghiệp này không đóng một đồng thuế nào cho Nhà nước, hoặc khoản mất đi từ số này sẽ được tận thu ở nhóm còn lại. Nghĩa là, gánh nặng thuế đang được đặt lên vai các doanh nghiệp còn sống. Trong bối cảnh phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn như giá cả đầu vào tăng cao, lãi suất cao..., việc bị tận thu có thể đẩy các doanh nghiệp đến chỗ chết, hoặc phải trốn thuế. Nhưng đây mới chỉ là bề nổi. Việc "vắt sữa quá mức" chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc chi dàn trải, thiếu hiệu quả ở nhiều lĩnh vực, dẫn đến lạm phát, thâm hụt ngân sách...

Nhìn về lịch sử, có thể thấy, thu ngân sách của ta đã tăng liên tục trong nhiều năm. Nếu như những năm 1990, nguồn thu của ta chỉ chiếm 15 - 17% GDP, đến năm 2000 khoảng 20 - 22% GDP thì đến nay con số này đã lên tới 28 - 30% GDP. Trong khi tỷ lệ tương ứng của các nước đang phát triển là 15% - 17%, Trung Quốc khoảng 20%. Nghĩa là so với chính mình và so với các quốc gia trong khu vực, mức tăng của ta đều cao. Nguồn thu tăng đáp ứng được một phần chi tiêu nhưng lại không nuôi dưỡng được nguồn thu. Hay nói cách khác, việc biến tiết kiệm của doanh nghiệp thành nguồn thu của ngân sách nhà nước đã khiến doanh nghiệp bị kiệt quệ, không có sức đề kháng và luôn tìm cách để lách thuế. Thu tăng, đương nhiên chi phải tăng theo. Đây chính là nguyên nhân của việc đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả mà Chính phủ đã thừa nhận và đang nỗ lực cắt giảm đầu tư công để kiểm soát lạm phát.

Chúng ta đều biết, điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vốn. Ngay cả những doanh nghiệp lớn, vốn vẫn là yếu tố khiến họ bị thua thiệt tại sân nhà cũng như trên thị trường quốc tế. Thiếu vốn cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dễ lao đao và luôn đòi hỏi được hỗ trợ, giúp đỡ khi kinh tế trong nước và quốc tế biến động. Vì vậy, chính sách phải theo hướng để doanh nghiệp tiết kiệm, tăng phần tái đầu tư. Thay vì tận thu, nên giảm thuế cho các doanh nghiệp tư nhân để họ dùng lợi nhuận tăng vốn chủ sở hữu. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, việc giảm thu sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể tái cấu trúc, chuẩn bị cho một bước ngoặt cạnh tranh mới khi kinh tế thế giới bước qua khủng hoảng.

Nghe có vẻ vô lý nhưng đã đến lúc phải giảm thu ngân sách. Bởi chỉ có giảm thu mới có thể giảm chi và mới đưa thâm hụt ngân sách về ngưỡng hợp lý cũng như không đặt gánh nặng thuế lên vai doanh nghiệp.

Nguyên Hằng


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo