Nuôi béo tập đoàn tư bản đỏ - Dân Làm Báo

Nuôi béo tập đoàn tư bản đỏ


Hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn ngân hàng dành cho các tập đoàn 

Số liệu của Bộ Tài chính đến tháng 9 năm ngoái cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước đang nợ ngân hàng trên 415.000 tỷ đồng, hơn một nửa trong đó là tiền vay của các tập đoàn, tổng công ty.


Những số liệu này được thể hiện khá chi tiết trong đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà Bộ Tài vừa trình Chính phủ, cho thấy thực trạng đáng lo ngại về tài chính của các tập đoàn, tổng công ty. Không ít đơn vị rất yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, mất cân đối tài chính, thua lỗ kéo dài. 

Doanh nghiệp Nhà nước nặng nợ và kinh doanh kém xa khu vực tư. Ảnh: Bloomberg

Tính đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp Nhà nước lớn đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dự nợ tín dụng tại các ngân hàng. Trong đó, nợ vay của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về những “tên tuổi” như Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than & khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng)… 

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết 30 trên tổng số 85 tập đoàn, tổng công ty nêu trên đang có tỷ lệ nợ cao hơn 3 lần vốn chủ sở hữu. Cá biệt, có 7 trường hợp đang có hệ số nợ cao hơn 10 lần, bao gồm Tổng công ty Xây dựng công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1, 5 và 8, Xăng dầu quân đội, Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Phát triển đường cao tốc. 

Tình trạng nợ nần của các các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã kéo dài nhiều năm nay. Năm 2006, báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tông công ty (bao gồm cả vay ngân hàng và các nguồn vốn khác) đạt gần 420.000 tỷ đồng, bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu. Con số này tiếp tục tăng mạnh trong những năm sau đó và đạt hơn 1.044.000 tỷ đồng, gấp 1,65 lần vốn vào năm 2010. 

Lúc đó, ngoại trừ Vinashin (chưa có số liệu cụ thể) và Bảo Việt (đã cổ phần hóa), có 3 trên tổng số 12 tập đoàn có nợ vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, bao gồm Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (Sông Đà - 8,85 lần), Phát triển nhà và đô thị (HUD - 6,36 lần) và EVN (4,26 lần). 

Trong khi nợ nần chồng chất, kết quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty cũng khá bi quan. Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, mức lỗ bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước cao gấp 12 lần khu vực ngoài quốc doanh, tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng công ty đến hết năm 2011 là 26.100 tỷ đồng. Một số đơn vị lỗ lớn như EVN (2010 là 12.313 tỷ đồng), Vinashin (2009 là 5.000 tỷ), Tổng công ty Bưu chính (2009 là 1.026 tỷ)… 

Tình trạng bi bét của các tập đoàn, tổng công ty cũng từng được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cảnh báo. Tại báo cáo kết quả thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước cuối năm 2011, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng việc sử dụng vốn kém hiệu quả đã khiến những chỉ báo tài chính như lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay tổng tài sản (ROA) của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. 

“Với những đơn vị kinh doanh hiệu quả, bền vững, ROE cao hơn lãi ngân hàng, thì vay càng nhiều thì chủ sở hữu càng có lợi. Nhưng với những đơn vị hoạt động kém hiệu quả thì càng vay nợ, càng khó khăn”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông giải thích. 

Số liệu tài chính - kinh doanh tính đến hết năm 2010
của các Tập đoàn - Tổng công ty Nhà nước
(Đơn vị: tỷ đồng, Nguồn: MOF)
Tập đoàn / TCT Tổng tài sản Nợ phải trả Vốn CSH LNTT
Khối tập đoàn* 1.232.146 722.734 461.634 93.765
Dệt may 15.885 9.859 4.184 976
Điện lực 301.951 239.699 56.220 -12.313
Than & Khoáng sản 82.883 56.763 23.528 8.665
Sông Đà 76.764 61.145 6.908 1.962
HUD 40.391 32.422 5.101 2.174
Cao su 49.542 21.909 24.551 7.789
VNPT 111.416 41.392 69.499 8.973
Dầu khí 466.460 215.114 232.365 44.505
Hóa chất 31.469 18.653 10.626 3.844
Viettel 55.786 25.779 28.651 15.868
Khối tổng công ty ** 261.373 150.126 82.656 9.028
Vietnam Airlines 43.057 33.557 8.981 1.013
Vinalines 48.344 36.600 8.576 269
SCIC 36.934 312.803 21.715 2.448
Petrolimex 52.149 41.852 6.651 1.382
(*: Trừ Vinashin (chưa có số liệu) và Bảo Việt (đã cổ phần hóa), **: gồm 70 tổng công ty)




*


Nợ ngân hàng 72.300 tỷ đồng, Petro Vietnam “soán ngôi” EVN

Tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn hàng đầu cuối năm 2008 là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối năm 2007 và chiếm gần 10% so với tổng nợ tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế tại cùng thời điểm. Tổng hợp theo số liệu từ mẫu biểu báo cáo, nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn kinh tế (số liệu hợp nhất) đến 31/12/2008 là 138.491 nghìn tỷ đồng.

Trụ sở Petro Vietnam tại Hà Nội. Dư nợ tại ngân hàng của tập đoàn 
tại thời điểm tháng 9/2011 là 72.300 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, theo thông tin từ đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Tài chính vừa hoàn thiện cho thấy, tại thời điểm tháng 9/2011, chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước dư nợ đã lên tới 218.738 tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với 72.300 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đứng thứ hai với 62.800 tỷ đồng; thứ ba là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) với 20.500 tỷ đồng; kế đến là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) với 19.600 tỷ đồng.

Với dữ liệu trên, nợ của Petro Vietnam đã tăng rất nhanh trong khoảng ba năm qua, trong khi nợ của EVN giảm nhẹ, của Vinashin gần như không thay đổi.

Cụ thể, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cuối 2008, dư nợ của Petro Vietnam chỉ ở mức 21.477 tỷ đồng, đứng thứ hai trong nhóm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có nợ ngân hàng lớn, sau EVN (66.764 tỷ đồng); còn Vinashin là 19.885 tỷ đồng.

Theo VnEconomy


*

12 tập đoàn Nhà nước nợ ngân hàng hơn 218.000 tỷ đồng

Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước. 

Tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng. 

Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ).

Cũng theo đề án, có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc. 

Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty. Tổng quy mô tài sản đạt 1.760.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 700.000 tỷ đồng. Năm 2010, các DNNN đóng góp 34% GDP cả nước. 

Về kết quả hoạt động kinh doanh, đa số các DNNN có lãi và đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Các tập đoàn lãi lớn là PetroVietnam, VNPT, Vinacomin, Viettel, Sông Đà, các TCT Lương thực Miền Bắc, Miền Nam và Thương mại Sài Gòn. 

Tuy nhiên một số tập đoàn có lỗ lớn như EVN (năm 2010 lỗ 12.313 tỷ, lũy kế hợp nhất 2010 là 24.262 tỷ), Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ), TCT Chè Việt Nam, TCT Dâu Tơ tằm, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Xây dựng Công trình đường thủy... Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng. 

Đề án nhận định: Tình hình tài chính của nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả. 

Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng TMCP, CTCK, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho HĐKD chính còn hạn chế. Hiệu quả các khoản đầu tư này không cao hoặc không có hiệu quả. 

Theo An Huy
CafeF/TTVN


*

TKV sắp vay 3.000 tỉ đồng qua trái phiếu trong nước 

TT - Ngày 29-5, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã tổ chức hội nghị các nhà đầu tư trái phiếu trong nước 2012 quảng bá nhằm bán trái phiếu, vay 3.000 tỉ đồng phục vụ nhu cầu đầu tư, phát triển. 

Theo TKV, nhiệm vụ trọng tâm của tập đoàn này thời gian tới là khai thác than, khai thác bôxit, sản xuất alumin, nhôm, khai thác các loại khoáng sản, luyện kim, sản xuất điện... với mức sản lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Vì vậy TKV cần huy động vốn từ nhiều kênh để đảm bảo nhu cầu phát triển, trong năm 2012 TKV dự kiến phát hành tối đa 3.000 tỉ đồng trái phiếu. 

Ông Lê Minh Chuẩn, tổng giám đốc TKV, cho biết tháng 8 sẽ ra lò sản phẩm alumin đầu tiên - sản phẩm của Nhà máy bôxit Tân Rai và nhà máy sẽ vận hành thương mại vào tháng 1-2013. Sản phẩm của TKV dự kiến chủ yếu bán cho hai tập đoàn Chalco (Trung Quốc) và Marubeni (Nhật Bản). 

C.V.KÌNH



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo