Văn hóa từ chức, sức mấy mà đòi ! - Dân Làm Báo

Văn hóa từ chức, sức mấy mà đòi !

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu từ chức là văn hoá thì việc đại biểu quốc hội nước CHXHCNVN kiêm “sử gia nổi tiếng” Dương Nước Lạ, tên chữ (Hán) là Dương Kỳ Nhơn, húy danh là Dương Tiều, lên tiếng nhắc khéo/nhắc tuồng (tùy người đối diện), đồng chí Ếch từ chức thủ tướng chỉ là trò “đàn gảy tai trâu”. Và nếu những người CS có được “loại hình” văn hoá như thế, thì không phải đợi đến cậu bé đất phèn Rạch Sỏi, Rạch Giá 12 tuổi ra đi khi trời vừa tối để làm cách mạng “chỉ còn 3 ngày nữa là được 51 năm”, nhưng từ thập niên 50 của thế kỷ trước, các đồng chí chú, đồng chí bác/ ông cụ đã từ chức nhiều bận rồi.

Cú “văn hoá từ chức” đầu tiên là của “bác/ông cụ” ngay sau khi “cha già” thú nhận đã giết oan 172.008 người dân Miền Bắc trong phong trào Cải Cách Ruộng Đất mà chủ trương, chính sách, kế hoạch thực hiện không do ai khác hơn ông Tổng bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch nước VNDCCH lúc đó là Hồ Chí Minh.

Nhưng vì nhờ “đào tận gốc trốc tận rễ” truyền thống cũ, thay bằng nền văn hóa mới XHCN nên bác/ông cụ đã không cần văn hoá từ chức, mà chỉ cần cái khăn mu soa quẹt quẹt mấy giọt nước mắt cá sấu là đủ xoá sạch tội cướp của giết người đối với hàng triệu nạn nhân (trên thực tế).

Cú “văn hoá từ chức” thứ hai đáng ra phải có là sau ngày chiếm được Miền Nam 30/4/1975, khi cái mặt nạ “giải phóng” đã bị rơi cái bịch, mà người lột xuống không phải là “ngụy quân” nhưng chính là Bộ đội cụ Hồ, điển hình là cô chiến sĩ Dương Thu Hương ra đi với lòng tràn đầy nhiệt huyết, tình yêu nước nồng nàn, khi vào đến Sài Gòn “giải phóng” đã gục mặt khóc trên vỉa hè Đại lộ Lê Lợi vì “khi vào đó thì tôi hiểu rằng cái chế độ của kẻ chiến thắng là một chế độ man rợ”.

Trường hợp Dương Thu Hương không phải là “cá thể” mà là điển hình cho tâm trạng chung của tuyệt đại bộ phận Bộ đội cụ Hồ “đi ta đi giải phóng Miền Nam...” khi thực tế nếm được “mùi Ngụy”. Nói gì đến những anh lính quèn, chính anh bác sĩ quân y trong đoàn quân giải phóng mà người viết đã “có duyên” mặt đối mặt sáng ngày 2/5/75 tại nhà một người bạn ở miệt Tân Định đã bày tỏ tâm sự với “quân ngụy”, rằng “có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc quá khổ”.

Cái mặt nạ “giải phóng” không những bị lột quăng cái bịch xuống mặt đường, mà còn bị cán nát tan tành thành bụi bởi từng đoàn xe Motova chất đầy “hàng giải phóng” tức đủ thứ thượng vàng hạ cám “phỏng” được của đồng bào Miền Nam tranh thủ chạy đêm ngày suốt hàng mấy năm trời.


Nếu có được chút văn hoá “từ” thì các chú ấy đã tuyên bố từ bỏ cái chế độ đưa Cả Nước Xuống Hố, làm Xấu Hổ Cả Nút, cái chủ nghĩa thật Xạo Hết Chỗ Nói và nay thì ai cũng van xin Chớ Nhắc Xấu Hổ.

Cái “văn hoá từ...” nếu có, thì đã xảy ra sau Đại Hội Đảng lần thứ “Vê Một” (VI) năm 1986 để “Đổi Mới hay là Chết”, bằng cách chạy theo nền Kinh Tế Thị Tường tức chạy theo đuôi voi Đế quốc để hít bã Tư bản. Nói là “đổi mới” nhưng là “mới ta” mà thực ra “cũ người”; cái thứ lâu nay ta “nhổ” nay “rồi lại liếm”. Đằng này, vẫn không chịu từ bỏ cái “thằng” của nợ XHCN chỉ làm dân đói khổ, nước điêu tàn, mà vẫn đeo tòng teng cái đuôi, ăn bám “ông” đũa thần cứu đói KTTT !

Đó chỉ là ba lần vô văn hoá... "từ chức, từ bỏ” điển hình trong vô số cơ hội mà người cầm quyền chỉ cần “sở hữu” được một chút xíu lương thiện, một tí teo văn hóa, là cả nước được nhờ. Nhưng rất tiếc, cho đễn bây giờ, vẫn :

- “Văn hóa từ chức” à, sức mấy mà đòi được nơi chúng ông đây!

Nguyễn Bá Chổi


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo