Le Nguyen (Danlambao) - Đối với những ai thích học hỏi mở mang kiến thức, tìm hiểu sự thật lịch sử thế giới chắc hẳn sẽ biết đến tiến sĩ Paul Joshep Geobbels là cánh tay mặt, là cộng tác viên đắc lực của Adofl Hitler. Geobbels cũng là chính trị gia, là bộ trưởng bộ thông tin tuyên truyền của Đức Quốc Xã, ông tổ của ngành thông tin tuyên truyền, ông là người tiên phong sử dụng truyền thông làm công cụ tuyên truyền bằng cách khống chế báo chí buộc mỗi buổi sáng, các biên tập viên của các nhật báo, các thông tín viên báo chí xuất bản nơi khác tề tựu về bộ tuyên truyền để nghe ông hoặc phụ tá của ông thông báo cho phép tin nào được in tin nào cấm, chỉ dẫn viết bản tin ra sao phải đề tựa như thế nào, chiến dịch truyện truyền nào phải chấm dứt, chiến dịch nào phải bắt đầu và đề tài xã luận, chính luận, thời luận... nào cần viết, đề tài nào là cấm kỵ.
Trọng tâm thông tin tuyên truyền làm nên tên tuổi như ông tổ nghề tuyên truyền của Geobbels là tận dụng mọi công cụ truyền thông như loa đài, phim ảnh, khẩu hiệu để tuyên truyền láo, lập đi lập lại những điều láo, điều bịa đặt, bóp méo sự thật... láo cho đến khi nào đạt đến mục đích khiến cho người nghe tưởng điều dối trá, tin điều dối trá như là thật và thế giới nói đến Geobbels là không thể tách rời kỹ, xảo thuật tuyên truyền dối trá, dối trá và dối trá thuộc bậc thầy của ông ta.
Giới khoa học nghiên cứu về cộng sản đều có chung kết luận, cộng sản là đối tượng truyền thừa hoàn hảo của kỹ thuật tuyên truyền Geobbels và cộng sản đã nâng cấp thông tin tuyên truyền kiểu Geobbels lên thành vũ trang tuyên truyền, nghĩa là tuyên truyền dối trá kết hợp bạo lực khủng bố triệt tiêu mọi đối kháng cách tàn bạo nhất có thể, kể cả giết người để đạt mục tiêu tuyên truyền.
Reich Propaganda Minister Geobbells |
Hẳn không thể phủ nhận đảng cộng sản Việt nam đã đạt được thành công nhất định với công cụ tuyên truyền dối trá, bạo lực khủng bố, bịt miệng che dấu thân thận tay sai Nga-Tàu, làm nên một cú lừa vĩ đại, phục vụ cho tham vọng cướp, giành độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Có thể thấy không chỉ trong thời quá khứ mà ngay cả thời hiện tại tuyên truyền dối trá của cộng sản vẫn còn giá trị lừa gạt khá hữu hiệu đối với số đông quần chúng bị bưng bít thông tin và một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên cấm đầu, chúi mũi vào loa đài, tài liệu của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Như chúng ta thấy trong suốt chiều dài hình thành, tồn tại và phát triển lực lượng vũ trang tuyên truyền của đảng cộng sản, chúng đã gieo rắc kinh hoàng cũng như lợi dụng lòng yêu nước lừa gạt dân tộc Việt Nam rất nhiều lần với cùng một kiểu cách như thượng tọa Thích Trí Quang nhận định chính xác về bản chất thật của cộng sản:“Cộng sản nó giết mình hôm nay, ngày mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu.”
Thậm chí không chỉ mang vòng hoa đến phúng điếu, cộng sản còn rầm rộ ca ngợi trên loa đài lẫn truy tặng huân, huy chương cho những nạn nhân theo nhu cầu của bộ máy tuyên truyền cộng sản. Điển hình là bà Nguyễn Thị Năm, ông bà Đỗ Đình Thiện, ông bà Trịnh Văn Bô doanh nhân trí thức, địa chủ thành đạt giàu có thuộc các giòng tộc có truyền thống yêu nước, đóng góp tài năng của cải rất nhiều cho kháng chiến chống Pháp, chính xác là cho đảng cộng sản Việt Nam. Lịch sử cộng sản cũng đã thừa nhận cơ sở kinh doanh, nhà máy, đồn điền của gia đình Nguyễn Thị Năm, Đỗ Đức Thiện, Trịnh Văn Bô là “khu nghỉ dưỡng,” là nguồn cung cấp tài chánh, phương tiện cho đảng cộng sản và các lãnh đạo Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng, Nguyễn Lương Bằng... hoạt động “cách mạng” được người trong cuộc Hoàng Tùng, nguyên lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản ghi nhận trong hồi ký như sau:
Bà Cát Thanh Long, Nguyễn Thị Năm |
Thế nhưng, đến khi cách mạng “thành công” nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa ra đời do ông chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát động chiến dịch cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản long trời lở đất thì bà Cát Thanh Long, Nguyễn Thị Năm có công với kháng chiến được trả công với bản án “địa chủ ác ghê”, bị xử bắn dưới tay những người cộng sản từng được nuôi cơm, che dấu trong các cơ sở đồn điền nhà bà.
Riêng các ông bà “tư sản” Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô may mắn hơn chỉ bị đảng kết tội “bóc lột” bị ép buộc ký hiến tặng cho nhà nước mượn tạm tài sản(?) chứ không bị kết án tử như bà Nguyễn Thị Năm và khi cần công cụ tuyên truyền lợi dụng lòng yêu nước, lừa phỉnh thế hệ sinh sau đẻ muộn, không biết được bộ mặt thật gian manh của đảng thì “đảng ta” lại sử dụng hệ thống tuyên truyền bịp bợm đem ra đánh bóng tên tuổi những ai bị “nó giết hôm trước hôm sau nó đem vòng hoa đến phúng điếu” như là tấm gương yêu nước để lừa gạt tuổi trẻ chưa kinh nghiệm, chưa hiểu biết về xảo thuật tuyên truyền của cộng sản.
Mới đây nhà văn Tưởng Năng Tiến có trích đoạn báo lề đảng ca ngợi gương bà Trịnh Văn Bô, nhũ danh Hoàng Thị Minh Hồ, người phụ nữ gốc Hà Nội có gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp, thái độ điềm đạm “Người Đàn Bà Tặng Hơn 5,000 Lượng Vàng Cho Cách Mạng” của tác giả Hoàng Thùy với nhiều tình tiết nhiệt tình với cách mạng, với bác đảng rất đáng ngưỡng mộ như:
Từ trái sang gôm nhà tư sản Hoà Tường, ông Trịnh Văn Bô,
bà Hoàng Thị Minh Hồ, mẹ ông Trịnh Văn Bô, Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, nhà điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp trước thềm.
bà Hoàng Thị Minh Hồ, mẹ ông Trịnh Văn Bô, Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, nhà điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp trước thềm.
“... Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng...
... Cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng..
... Vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách...
... Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can...
... Ba mươi ba ngày bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho bác...” (2)
Bên cạnh bài báo của Hoàng Thùy, có một số tờ báo lề đảng viết kể chuyện bà Trịnh Văn Bô tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng nhưng đề tựa khá ấn tượng “Gặp Lại Nữ Doanh Nhân Tặng Hơn 5.000 Lượng Vàng” cho phù hợp với chủ trương đường lối, với ngôn ngữ thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tuyên giáo trung ương.
Trở lại với ngòi bút tả tình tả cảnh điêu luyện của “tiểu thuyết gia” Hoàng thùy đã khiến cho một độc giả cảm kích thố lộ lời tâm sự rất nồng nhiệt đáng lo ngại: “Đọc bài viết, tôi cảm phục gia đình bác quá. Đó là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng cháu.”
Có lẽ vì hoảng sợ khi nghe người bạn trẻ nói “đó là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng cháu” và thấy tiểu truyện của Hoàng thùy có hồi kết mờ mờ nên nhà văn Tưởng Năng Tiến đã phải cất công tìm kiếm “điều tra” phần khác, phần còn lại của cuộc đời Trịnh Văn Bô trong quyển sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức, rồi ông nhà văn Tiến phải loay hoay gáp nối cả tiếng đồng hồ như ông “thành thật khai báo” để “làm rõ” đoạn kết cuộc đời thật của ông bà “doanh nhân” Trịnh Văn Bô:
“... ông sở hữu biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền… Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục...
... Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng...
... Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô...
... Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas. Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi...
... Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”...
... Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình...” (3)
Theo ráp nối câu chuyện doanh nhân Trịnh Văn Bô của nhà văn Tưởng Năng Tiến rõ là cái kết cục có thiếu “hậu” hơi buồn!... Giống như ông bà Trịnh Văn Bô, ông bà “doanh nhân” Đỗ Đức Thiện là nhà tư sản trí thức may mắn không bị ghép vào diện “trí phú địa hào đào tận gốc tróc tận rễ” để bị tiêu diệt và đóng góp cho kháng chiến của gia đình ông Đỗ Đình Thiện theo báo đảng ghi nhận cũng thật đáng nể phục không thua kém, có phần trội hơn gia đình ông Trịnh văn Bô.
Ông Đỗ Đình Thiện. |
... Chính quyền cách mạng đã nhận được một sự giúp đỡ rất to lớn từ một nhà đại tư sản yêu nước ở Hà Nội. Đó là ông Đỗ Đình Thiện, người đã dám bỏ ra cả một gia tài khổng lồ để mua lại toàn bộ nhà in Taupin (nằm ở khu Cửa Nam - Hà Nội) của một ông chủ tư sản Pháp để hiến tặng cho cách mạng... cho chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chuyển ra đồn điền của gia đình mình ở Chi Nê để lập nhà máy in tiền cho chính phủ của Việt Minh...
... Ông Đỗ Đình Thiện mặc dù là một nhà đại tư sản nhưng luôn tìm cơ hội để giúp cách mạng nước ta... vợ ông là bà Trịnh Thị Điền cũng tham gia hoạt động bí mật cho cách mạng. Từ những năm 1930, bà đã từng bị giặc bắt, tra tấn dã man và giam giữ 8 tháng...
... Mặc dù buôn bán, làm ăn kiểu đại tư sản, nhưng tư tưởng ông luôn hướng về cách mạng. Trong những buổi đầu cách mạng, ông Thiện đã làm cả nước phải kinh ngạc khi đóng góp 2 vạn tiền Đông Dương cho Đảng (năm 1943), trong lúc ngân quỹ của Đảng chỉ còn… 24 đồng Đông Dương. Đến đầu năm 1945, vợ chồng ông lại tiếp tục đóng góp 10 vạn đồng Đông Dương và 100 lạng vàng cho “Tuần lễ vàng” vào tháng 8-1945...
... Bước vào giai đoạn kháng chiến, đồn điền ở khu Chi Nê (Hòa Bình) của ông trở thành nơi nuôi dưỡng và che giấu cán bộ, bộ đội Cụ Hồ. Nhiều thời điểm, bộ đội đến ở đông tới mức mỗi ngày phải thịt một con bò mới đủ. Riêng vụ lúa mùa năm 1946-1947, gia đình ông đã ủng hộ 200 tấn thóc cho vệ quốc đoàn chiến khu 2...” (4)
Kháng chiến thành công cũng là thời điểm ông bà “đại tư sản yêu nước” Đỗ Đức Thiện “bắt đầu” tán gia bại sản, tiêu tan sự nghiệp vì đảng như ông bà doanh nhân yêu nước Trịnh Văn Bô, có bà vợ “tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng” và ông Đỗ Đình Thiện vẫn còn may mắn là chưa chết thảm như bà “địa chủ ác ghê” Nguyễn Thị Năm như lời bác phán!
Chưa có thống kê chính xác là trong quá trình tồn tại, phát triển của đảng cộng sản Việt nam đã có biết bao nhiêu nạn nhân bị cộng sản lừa gạt, lợi dụng lòng yêu nước bởi bạo lực khủng bố đe dọa, bởi tuyên truyền dối trá của hệ thống tuyên truyền cộng sản.
Bên cạnh danh sách các nạn nhân “nổi tiếng” gốc địa chủ, tư sản như bà Nguyễn Thị Năm, ông Đỗ Đình Thiện, ông Trịnh Văn Bô còn có các trí thức, văn nghệ sĩ có công với “cách mạng” bị vùi dập thê thảm như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan khôi, Nguyên Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt... và những tên tuổi vừa nêu đa phần không còn trên cõi đời này để cho đảng “lãnh đạo” nhưng lại được báo đài của đảng cộng sản bỗng dưng “ưu ái” dồn dập, rầm rộ loan báo tâng công truy tặng thưởng kỷ niệm chương, huân chương kháng chiến, huân chương độc lập, huân chương Hồ Chí minh...
Như thế là thế nào, có phải đảng cộng sản lại muốn sử dụng tên tuổi nạn nhân của tuyên truyền dối trá một thời đã qua để tiếp tục lừa gạt, lợi dụng lòng yêu nước của tuổi trẻ như lời bình đáng sợ“đọc bài viết, tôi cảm phục bác quá. Đó là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng cháu” dưới bài viết “Người Đàn Bà Tặng 5.000 Lượng Vàng Cho Cách Mạng.” Do đó mọi người chúng ta phải nhận lấy trách nhiệm vạch mặt chỉ tên những tuyên truyền bịp bợm, dối trá mọi lúc mọi nơi trên mọi diễn đàn, bất cứ ở đâu khi nào có thể nhằm vô hiệu hóa tuyên truyền láo khoét, láo dai dẳng của bộ máy tuyên truyền nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
__________________________________________
Chú thích: