Lực ta chưa thật mạnh, nhưng thế nước đang lên!? - Dân Làm Báo

Lực ta chưa thật mạnh, nhưng thế nước đang lên!?

Nguyên Anh (Danlambao)Trích: Những ngày cuối tháng 6/2013 được coi là “tuần lễ đối ngoại” đặc biệt của Việt Nam với một loạt chuyến công du đến các nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Vương quốc Thái Lan, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc và Indonesia. Cùng với dư âm của Đối thoại Shangri-La 12 trước đó với phát biểu quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… Dường như nước ta đang ở trong một thời điểm đặc biệt mà đối ngoại là kế sách vô cùng quan trọng.

Là cây bút bình luận quốc tế sắc sảo, nhà báo Hồ Quang Lợi nhận định: “Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào đời sống quốc tế, có vai trò, vị thế ngày càng cao, tiếng nói ngày càng được tôn trọng trong khu vực và trên thế giới. Lực ta chưa thật mạnh, nhưng thế nước đang lên! Thế nước của ta là thế nước của một quốc gia nằm trong những điểm hội tụ của các nền văn minh lớn, của những luồng giao lưu quan trọng, những mối quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm nhất. Vận hội là đây, thử thách cũng là đây!”

Tại thời điểm này, ba chuyến thăm liên tiếp trong vòng một tuần tới 3 quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Indonesiachứng tỏ Việt Nam rất coi trọng các nước láng giềng, coi trọng quan hệ với Trung Quốc, đồng thời coi trọng quan hệ với các nước ASEAN. Việt Nam mong muốn vừa phát triển quan hệ với Trung Quốc và ASEAN, vừa muốn đẩy mạnh quan hệ của cả khối ASEAN với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề chung mà các quốc gia trong khu vực quan tâm. Chuyến thăm càng khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là nhất quán, góp phần giải quyết một cách tích cực các vấn đề trong quan hệ song phương giữa Việt Nam với mỗi nước vì lợi ích hòa bình, hợp tác và phát triển.

Hơn nữa, những dư âm từ Đối thoại Shangri-La 12 có sức lan tỏa rất lớn, tại đây cụm từ “Niềm tin chiến lược” lần đầu tiên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra. Các học giả quốc tế cũng thừa nhận đây là một điểm rất mới, như một thông điệp mang tính chất hiệu triệu. Mà hiệu triệu không chỉ bằng những lời nói suông mà bằng thái độ chân thật cầu thị dựa trên cơ sở nguyện vọng tha thiết và chính đáng, có thật của dân tộc Việt Nam cũng như của một số dân tộc khác yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chúng ta không dùng sức mạnh quân sự ép buộc người ta phải tin điều phi lý. Trên cơ sở luật pháp, nguyện vọng chân thành, niềm tin tạo ra ý nghĩa đúng của nó. Nếu ai đó dùng sức mạnh bắt người khác phải cúi đầu, phải tin theo những điều họ nói thì lòng tin đó không bao giờ chắc chắn, trước sau rồi nó cũng trở lại sự thật của nó là thế giới sẽ có sự lộn xộn, nhân loại sẽ tiếp tục khổ đau.

Thời gian qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã và đang thay mặt nhân dân thể hiện một cách mạnh mẽ quyết tâm của đất nước, của nhân dân ta bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhìn thấy được những việc làm đó.

Ví như trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo hai nước đã thống nhất tiến hành hợp tác ở những khu vực ít nhạy cảm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định việc hợp tác này không phương hại đến chủ quyền và lợi ích của đất nước. Tuy nhiên, lại có rất nhiều luồng ý kiến hiểu lầm rằng “lãnh đạo Việt Nam đang nhún nhường và cho phép Trung Quốc lấn sâu vào lãnh thổ của đất nước”?

Rút kinh nghiệm từ việc năm 1946, Bác Hồ từng bị hiểu lầm khi ký Hiệp ước với Pháp, cho nên việc thông tin để người dân hiểu chính sách đối ngoại, quan điểm nhất quán của Việt Nam để đạt tới hòa bình và ổn định nhưng trên nguyên tắc không phương hại đến lợi ích quốc, dân tộc là việc làm hết sức quan trọng. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng nói: “Đó là nguyên tắc và là điều nhân dân cần được thông tin, được hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ để củng cố niềm tin”. Thực tế, giải quyết những vấn đề trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đòi hỏi sự kiên trì, không thể nóng vội. Vì vẫn chưa thể giải quyết được mọi việc trong một chuyến đi hay ở một thời điểm nhất định nào đó khi trên thực tế lập trường hai bên rất khác nhau trong việc khẳng định chủ quyền mỗi bên ở Biển Đông. Khi chúng ta hiểu đây là cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ thì hết sức tránh những hoạt động có tính bộc phát, tự phát làm phức tạp thêm tình hình.

Việc chúng ta cần làm lúc này là phải để cho nhân loại, cộng đồng quốc tế hiểu thế nào là luật pháp và thực tiễn quốc tế, những việc đã xảy ra đúng – sai như thế nào, căn cứ vào đâu? Tránh để thiếu hụt những thông tin cần thiết. Cần tận dụng hết những thế mạnh pháp lý, nên dựa vào đó, chứ không thể dùng sức mạnh để đối chọi được. Chúng ta nên nhớ rằng, cuộc đấu tranh này diễn ra trên nhiều mặt trận: chính trị, ngoại giao, thông tin truyền thông, quân sự, kinh tế… Vậy nên phải có phương án cụ thể để ứng phó cho từng tình huống trên mỗi mặt trận, để có được “niềm tin chiến lược” như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước cộng đồng quốc tế.


Vâng thưa nhà láo bưng bô Hồ quang Lợi và Thảo Nguyễn.

Với những gì các vị phát biểu người dân đã thấy giới lãnh đạo VN không hề nhún nhường tý nào vì làm sao mà nhún nhường được khi các vị ấy đờ người như con chi chi rồi ?

Điểm lại sự việc trong tháng vừa qua người dân thấy gì?

- 3 chiếc tàu ngầm của VN bị anh 3 Ếch ăn cò quá mạng khi giá của nó chỉ từ 200-250 triệu đô la mà thủ Ếch phang đến 350 triệu!

- Tại hội nghị Sangri_La Thủ Ếch không dám chỉ thẳng mặt bọn cướp nước là TQ mà chỉ ấm ớ phát biểu bằng câu: đâu đó...!

- Ngài Tổng Lú qua Thái Lan một quốc gia lân bang nhận bằng tiến sỹ giấy (vì không có thi) và vi hiến khi ký kết những thỏa thuận quan trọng mà không xem chủ tịch nước Tư Sâu ra gì trong khi ông ta chỉ là chủ tịch một đảng phái!

- Ngài Tư Sâu qua TQ bị bọn giặc triệt buộc ký các hiệp định lấn sân và ôm đầu máu về nước bỏ mặc quyền lợi người dân, ngư dân, lãnh thổ và lãnh hải VN.

Lãnh đạo VN bị hiểu lầm là nhún nhường cho TQ lấn sâu vào lãnh thổ VN là Thảo Nguyễn nói đúng đấy, người dân họ hiểu... đúng chứ không có hiểu lầm khi hàng chục ngàn km địa đầu tổ quốc bị mất sau hội nghị Thành Đô và lãnh hải bị xâm chiếm từng ngày từng giờ!

Lập trường hai bên rất khác nhau vì sao?

VN kiên trì khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là của mình, không ai có thể phủ nhận nhưng trong tay bọn giặc lại có bản công hàm 1958 của tên Thủ Tướng Phạm văn Đồng công nhận năm xưa để đổi lại những vũ khí, khí tài, lương thực, thực phẩm bắn giết đồng bào của mình dưới mỹ từ cuộc chiến tranh thần thánh.

Và cái chế độ mà quý vị ngồi hôm nay cũng nhờ ơn mưa móc của bọn giặc thì làm sao mà dám chống hay phủ quyết cái công hàm của cựu thủ tướng của chính cái chế độ mình đang phục vụ ?

Vô hình chung giới cầm quyền VN đã hiện nguyên hình là một bọn tay sai đi ngược lại lợi ích của dân tộc khi xem chủ quyền nước VN không giá trị bằng những quyền lực mình đang có.

Xin mượn tiêu đề bài viết của Thảo Nguyễn và ý của nhà báo bưng bô Hồ Quang Lợi: Lực ta chưa mạnh nhưng thế nước đang lên để đặt cho bài này

Nhưng bạn đọc nên hiểu theo nghĩa bóng là chúng ta đang nghèo như sơ mướp mà thế NƯỚC đang dâng lên nhấn chìm cái đảng CS thổ tả vào thùng rác lịch sử thì đúng hơn!




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo