Sáu lần "xử" nhà báo để trả thù người chống tham nhũng! - Dân Làm Báo

Sáu lần "xử" nhà báo để trả thù người chống tham nhũng!

Trương Minh Đức (Danlambao) - Vào lúc 7 giờ 30', thứ ba ngày 10/06/2014 (ngày mai), tại số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, toà án TP - HCM đưa ra xét xử phiên phúc thẩm lần thứ 2 do toà án tối cao triệu tập nhà báo Đoàn Hữu Hậu, đây là phiên xử thứ 6 trong vụ án "cố tình truy án đến cùng" một nhà báo chống tham nhũng tại tỉnh Kiên Giang.

Như đã đưa tin trên DLB trong loạt bài:



Ngoài ra các báo khác cũng đưa tin về vụ án trả thù "kỳ quái" này của các cơ quan tố tụng tỉnh Kiên Giang trong các loạt bài:



Nhưng nhà báo Đoàn Hữu Hậu vẫn tiếp tục bị xét xử với bản án 02 năm tù giam từ vụ án dân sự thành án hình sự. Đây là lần xét xử thứ 06 và cũng là lần cuối cùng?... Nếu phiên xét xử trong ngày mai 10/06/2014 là "y án" thì coi như vụ trả thù nhà báo dám viết bài chống tham nhũng đã đạt được kết quả như mong muốn của mấy ông quan tham ăn đất dân tại Kiên Giang. 

Thông tin này mong các nhà báo "lề đảng" cần đến tham dự phiên toà đông đủ để "rút kinh nghiệm"... Còn người dân oan bị cướp nhà cướp đất cũng nên đến để ủng hộ tinh thần cho một nhà báo vì dân và công lý mà phải chịu ngồi tù! 





***

Kiên Giang: Vì sao nhà báo Đoàn Hữu Hậu bị truy xét tới cùng?





Ngày 16/01/2014 Tòa án tỉnh Kiên giang xét xử sơ thẩm lần 2, mặc dù trước Tòa 2 người “bị hại” xin giảm tội cho “ bị cáo”, nhưng Tòa lại tiếp tục tuyên ông Đoàn Hữu Hậu – nguyên TrưởngVăn phòng đại diện báo Gia đình& xã hội tại ĐBSCL phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…” Tội mà trước đó Tòa án Tối cao đã tuyên hủy án. Vì sao nhà báo này bị truy xét đến cùng?

Như các số báo trước chúng tôi đã thông tin, theo yêu cầu bạn đọc, chúng tôi tìm hiểu và lý giải về thắc mắc này viết báo


Đoàn Hữu Hậu là nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà đài .Theo như cách nói vui dân gian thì “Bốn nhà nhập lại bằng hai nhà nghèo”. Đúng như vậy là một người có tài, nhưng ông Hậu không được trọng dụng, cất nhấc lên chức vụ cao, vì ông không phải là Đảng viên CSVN. Chức vụ cao nhất của ông chỉ là Hiệu trưởng trường PTCS, Trưởng Văn phòng đại điện báo Gia đình& Xã hội tại ĐBSCL. Người ta biết đến ông như là một kẻ “khắc tinh” của tiêu cực, tham nhũng. Trong sự nghiệp làm báo của mình, ông luôn viết về đề tài chống tiêu cực, với nhiều bút danh như Thế Hiển, Hoàng Hà, Kim Ngân, Hoài Hận…cho nhiều tờ báo. Người ta kháo với nhau rằng ông Hậu chỉ biết viết chê, chứ không thấy khen. Thật vậy xem lại các bài viết, chưa thấy ông khen ai, cái gì trên báo, chỉ toàn “chửi”.


Có thể dẫn ra đây một vài ví dụ. Loạt bài phóng sự điều tra “Trung tâm thương mại An Minh – Làm đâu sai đó” phản ảnh về việc chính quyền huyện An Minh tỉnh Kiên Giang giải tỏa quy hoạch xây dựng Trung tâm thương mại. Trong khi chính sách đền bù, tái định cư không thỏa đáng, dân chúng kêu ca, khiếu nại nhiều nơi, sự việc kéo dài. Mà người chỉ đạo “sát sao” trực tiếp là ông Phạm văn Bảy – Bí thư huyện ủy. Sau loạt bài đó, Thanh tra và các ban ngành liên quan cấp tỉnh về kiểm tra, xử lý. Kết quả là ông Phạm văn Bảy bị cách chức Bí thư huyện ủy, về Văn phòng tỉnh ủy “ rộng” một thời gian, vài năm sau mới “ngoi” lên chức Phó Văn phòng.


Việc nửa là “Dự án lấn biển mở rộng khu đô thị…” ở Rạch Giá Kiên Giang. Trong quy hoạch, giải tỏa đền bù… có quá nhiều bất cập, dân chúng kêu ca. Ông Hậu đã viết một loạt bài phóng sự điều tra “Lấn biển hay lấn đất của dân?”. Loạt bài này được một số báo nước ngoài “ăn theo” làm nổi đình nổi đám. Sau đó Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đã xử lý thich đáng. Ông Bùi Ngọc Sương – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bị kỷ luật cảnh cáo Đảng, một hình thức khá nặng nề đối với một vị Chủ tịch tỉnh (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/248223/ky-luat-canh-cao-dang-chu-tich-ubnd-tinh-kien-giang.html )

Còn rất nhiều loại bài viết như thế, với những tít hơi bị “shock” như: “Có hay không sự tiếp tay để lừa đảo?” “Người dân khổ vì đất”, “Biết sai nhưng không sữa”, “Người phụ nữ nhiều năm kêu oan cho chồng không được giải quyết”… Có lẽ vì vậy mà “mất lòng” với các quan chức, nhất là quan tham. Và họ chỉ chờ có cơ hội để “quật lại” trả thù.


Viết văn

Đoàn Hữu Hậu có in một tập truyện ngắn “Khoảng giữa cuộc đời” vào năm 2011, do Hội Văn nghệ TP Hồ Chí Minh xuất bản, gồm 10 truyện ngắn. Đọc truyện ngắn của ông tôi thấy có cái gì đó “gai góc” rất khó chịu. Nhiều người nói, viết vậy mà sau nhà xuất bản lại duyệt cho in. Không hiểu có phải vậy không, nhưng tôi thấy lạ, lạ từ cốt truyện đến cách viết… không giống như lối viết truyền thống. Vào thì vào ngang, Kết thì kết lửng. Ai muốn nghỉ sao thì nghỉ. Mà mỗi truyện đều là đã kích, châm biếm, phê phán…Nhưng phải nhìn nhận rằng mỗi truyện là một mảng của cuộc sống, là một lát cắt, hiện thực và sâu sắc. Và chung quy là phản ảnh xã hội với một “màu xám”. Đọc hết tập truyện ngắn Đoàn Hữu Hậu người ta có cảm giác hình như chuyện này xảy ra ở đâu đó, và hình như có mình trong đó.


Và “tác dụng” của nó

Ngay sau khi CQĐT khởi tố, thì từ ngày 16/4/2012 đến 21/4/ 2012 có đến gần 30 tờ báo, vừa báo giấy vừa báo mạng, tung tin, có tính miệt thị, đọa mạng, bôi nhọ ông. Như là một cơ hội, họ thi nhau nhục mạ, để dẹp đi thằng “nhà báo khùng”, một cách không thương tiếc. Có báo đưa tin với tít cái rất “kêu” như: “Khởi tố đối tượng giả danh hội viên nhà báo lừa đảo” . Báo Lạng Sơn mộtt ờ báo của tỉnh Lạng Sơn xa tít ở cực bắc, cũng đăng tin ông Hậu “lừa đảo”, ở một tỉnh cực tây nam đất nước. Nói chung cả hệ thống báo chí trong nước đều “chỉa mủi dùi” về ông. Kể cả các Tòa soạn các báo ông từng tham gia, cũng “ ngoảnh mặt” với ông. Họ là ai? Đó là những đồng nghiệp của ông, kẻ mà bị “lép vế” bởi những bài viết của ông. Vì những tay bút này chả này ra làm sao, viết theo kiểu tâng bốc, khen gượng gạo, lãnh đạo là không sai… Ai biểu ông viết hay, ai kêu ông chống tiêu cực?… Tất nhiên cũng có sự ủng hộ của Ban biên tập, của Tổng biên tập. Nhưng để đăng được một bài viết chống tiêu cực trên báo, là chuyện không đơn giản. Ai cũng biết là báo chí Việt Nam được kiểm duyệt chặc chẽ như thế nào. Phải qua nhiều “ngỏ ngách” và người viết phải có nghệ thuật “lách” thì mới “qua” được. Thật tình nếu ông Hậu là tay viết “xoàng”, a dua, ba phải, thì chả ai để ý, ăn thua đến ông ấy làm gì.


Mãi cho đến khi Tòa án Tối cao xử phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của Tòa án tỉnh Kiên Giang, thì báo các báo “chính thống” như Công Luận, Người cao tuổi mới lên tiếng thanh minh cho ông.



Với những tình tiết như trên đã nêu, khiến dư luận đặt vấn đề. Phải chăng đây là một sự trả thù, để trừ khử đi kẻ “bất trị” chuyên đi “moi móc” việc làm của các quan? …Loại ra khỏi “cuộc chơi” kẻ viết không giống ai?


Ông Hậu đã kháng án, và đang chờ sự phán xét công minh lần thứ hai, của Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên tôi cũng không yên tâm, vì một khi họ đã cố tình truy xét, với hệ thống Tư pháp như hiện nay, nhà báo Đoàn Hữu Hậu khó có thể “thoát nạn”. Chỉ có phép nhiệm mầu nào đó mới cứu được ông ấy.

Qua đây tôi cũng xin có lời cảm phục ông Hậu, có lời khuyên ông cố gắng giữ gìn sức khỏe, để còn tiếp tục chiến đấu. Và cũng xin được cảm ơn quý báo đã chuyển thông tin về “ vụ nhà báo Đoàn Hữu Hậu” trong thời gian qua, đã làm cho dư luận hiểu thêm, thực chất về nhà báo Đoàn Hữu Hậu.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo