Dã tâm Hán hóa toàn thế giới của Trung cộng (P. 1) - Dân Làm Báo

Dã tâm Hán hóa toàn thế giới của Trung cộng (P. 1)

A- Cuốn sách của Gavin Menzies đã khơi mào dã-tâm-Hán-hóa 

Đông Quan (Danlambao) - Vào đúng ngày đầu năm của năm 2002 (1 tây tháng Giêng) được chọn là ngày sẽ "làm đảo lộn lịch sử thế giới" từ cuốn sách khơi mào dã tâm Hán hóa của vị sĩ quan tàu ngầm (1959-1970) về hưu người Anh Quốc, cũng là vị giáo sư già, danh dự, tại Đại học Yunnan (Vân Nam) với tựa đề "1421: The Year China Discovered the World" (1421: Năm mà Trung Hoa đã Khám phá ra Thế giới) - xin nhấn mạnh là "... đã khám phá ra Thế giới" chớ không phải chỉ là "Thế giới Mới" (The New World) vốn ám chỉ lục địa Mỹ Châu.

Nội dung của cuốn sách chỉ xoay quanh chuyến hải hành lần thứ 6 của Đề đốc Thái giám Zheng He (Trịnh Hòa). Theo Minh sử, chuyến hải hành lần thứ 6 là chuyến đi ngắn nhất trong 7 chuyến, từ năm 1421 và kết thúc vào năm 1422. Tuy nhiên, Gavin Menzies lại cho là nó kết thúc vào năm 1423 để có đủ thời gian khá hợp lý cho chuyến hải hành có thể tưởng tượng là đi vòng quanh thế giới. Năm 1422 là năm có nhiều biến cố không may xảy ra cho triều Minh nhưng Gavin Menzies muốn dùng ma thuật để thêm vào cái vinh quang to lớn nhất là "1421: Năm mà Trung Hoa đã Khám phá ra Thế giới". Thật không may là cả thế giới không ai biết đến điều đó cách đây khoảng 600 năm. Điều nầy có nghĩa là giống dân Hán tộc ở lục địa Á Châu --mà người Âu Châu rất ít ai biết đến-- cư ngụ trong một nước được gọi là Trung Hoa là giống dân đầu tiên đã vẽ ra được bản đồ thế giới với sụ chính xác về vĩ tuyến, và kinh tuyến cho những vị trí đất, biển, đại dương, và quần đảo. Như vậy, người Hán dưới triều Minh cũng đã khám phá ra Châu Mỹ trước cả Christopher Columbus - một nhà thám hiểm nổi tiếng nhất của Vương quốc Tây Ban Nha, được cả thế giới nhìn nhận là người đã tìm ra Châu Mỹ vào năm 1492.

Và cuốn sách đó đã trở thành như một loại tiểu thuyết giả tưởng "Bán Chạy Nhất" vì phần đông thiên hạ bị chấn động về tâm lý và tò mò về nó. Cuối cùng là những lời phê bình thách thức về chiều sâu kiến thức hàng hải của ông ta vì thế trong lần tái bản vào khoảng tháng 5/2003, ông ta đã viết trong phần Cảm tạ là "Tuy nhiên, cuốn sách nầy dành cho đọc giả thông thường, không phải là học viện sĩ" (However, this is a book for the general reader, not the academic). Ông ta viện lý lẽ là vì nó không đủ chổ để trưng bày bằng chứng mà ¾ bằng chứng đó phải bị bỏ qua, trong khi cuốn sách đó chỉ khoảng 580 trang. Và có một số đoạn văn bị loại bỏ (1) đây đó trong lần tái bản nầy vì chúng quá đi xa sự thật nên phô bày sự hạn hẹp về kiến thức của tác giả - đó cũng là nhờ những lời phê bình nghiêm khắc và chân thật của đọc giả.

Một nhóm gồm giáo sư, học giả, nhà hàng hải ở nhiều nước khác nhau, đã đưa ra những lời phát biểu chung nhằm phê phán nhiều điểm về cuốn sách trên cũng như về kiến thức hàng hải của tác giả.(1) Trong số 15 điểm bị phê phán và cáo buột được trích lại sơ qua như sau:

"1- ...Cuốn sách '1421: Năm mà Trung Hoa đã Khám phá ra Thế giới' của ông ta là một tác phẩm chỉ toàn giả tưởng được trình bày như là một người duyệt xét lại lịch sử. Không có một tài liệu hoặc tạo vật duy nhất nào đã được tìm thấy để hỗ trợ những lời tuyên bố mới mẻ của ông ta về những cuộc thám hải của triều đại nhà Minh vượt ngoài Châu Phi."

(1-. ..His book 1421: The Year China Discovered the World, is a work of sheer fiction presented as revisionist history. Not a single document or artefact has been found to support his new claims on the supposed Ming naval expeditions beyond Africa.) 

Và trong số 14 điểm nhận xét về kiến thức của tác giả như sau:

"2- Danh sách Hải quân cho thấy rằng Gavin Menzies đã có khoảng 12 năm thâm niên như là một sĩ quan khi ông ta nghỉ hưu ở tuổi 32 vào năm 1970, không được thăng lên chức Chỉ huy. Trong suốt thời gian đó trình độ về hải quân chuyên nghiệp duy nhất của ông ta là TRS (Thủy lôi chống tàu ngầm)..."

(2. The Navy List shows that Gavin Menzies had about 12 years seniority as an officer when he was retired at age 32 in 1970, not having been promoted to Commander. During that time his only specialist naval qualification was TRS (Torpedo Anti-Submarine)...)

Ngoài những phân tích, phê phán chuyên nghiệp về hàng hải của nhóm gồm những học giả và nhà hàng hải thâm niên để đưa ra ánh sáng những điểm mơ hồ, những trò gian xảo, ngụy biện, bóp méo sự thật, bằng chứng mà chỉ những người chuyên nghiệp mới nhìn thấy. Gavin Menzies đã tận dụng khả năng chuyên nghiệp về hàng hải của mình hầu đánh lừa được đa số những đọc giả bình thường trong những chuyến hải hành ảo tưởng của ông ta mà người ta có thể dễ dàng chấp nhận và thậm chí tin là có thật để cuối cùng thừa nhận kết luận mong muốn của tác giả. Tuy nhiên, có những nhận xét có thể có được từ một đọc giả bình thường nếu người đó chú tâm.

1- Một số điểm cần lưu ý trong cuốn sách: 

- Đoàn thuyền trong bảy chuyến của Đề đốc Thái giám Zheng He (Trịnh Hòa) chỉ đi xa dần đến bờ biển phía Đông của Phi Châu ở một vài bến cảng phía Nam của Somalia và không vượt quá Mũi Hảo Vọng theo một số tác giả người Hoa như là Ying Liu, Zhongping Chen trong cuốn sách "Zheng He's Maritime Voyages (1405--1433) and China's Relations with Indian Ocean World" vào năm 2014.

- Không có một ghi nhận nào cho thấy đoàn thuyền từng ghé lại quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa hoang vu của Chiêm Thành lúc bấy giờ như họ từng ghé lại quần đảo Ryukyu thuộc Vương quốc Lưu Cầu (sau nầy bị sát nhập vào Nhật) ở hướng Đông Bắc Đài Loan và quần đảo Aru của Indonesia ở hướng Bắc của Úc Châu.

- Năm 1421 không phải là năm hoàn thành việc xây dựng những con thuyền to lớn để bắt đầu chuyến hải hành mà một số người hoang tưởng cho là đi vòng quanh trái đất, tận chân trời thế giới.

- Chuyến hải hành lần thứ 6 bắt đầu vào năm 1421 là chuyến đi biển ngắn nhất trong 7 cuộc hành trình của Zheng He vì nó được kết thúc vào năm 1422 theo Minh sử và một số sách của những tác giả Trung Quốc sau nầy, không phải kết thúc vào tháng 10 năm 1423 (sau 2 năm rưởi) như tác giả người Anh, Gavin Menzies đã viết. 

- Đề đốc Thái giám Zheng He, không phải là người gốc Hán, mà là người Mông Cổ theo đạo Hồi và có một nguồn gốc về gia thế trước đây không mấy tốt đẹp đối với Minh triều (bị Minh triều bắt làm nô lệ và cắt thiến ngay lúc bấy giờ mới được khoảng 7 tuổi, sau khi quân Minh chiếm cứ một tỉnh bang hướng Tây thuộc vùng đất Yunnan (Vân Nam) nơi biên giới Tibet (Tây Tạng) và Laos) nên không được lưu trọng trong sách sử Trung Hoa như những nhận vật anh hùng huyền thoại người Hán trong những triều đại trước đó và sau nầy.

- Trong một số nước theo đạo Hồi, hoặc dân số đạo Hồi khá cao mà Zheng He đã từng ghé qua như Indonesia, Malaysia, India, v.v. cộng đồng người Hoa ở đó thường có xây miếu, đền, hình tượng để tưởng nhớ ông ta hoặc bảo quản vật lưu niệm trong khi Trung Hoa không có một miếu đền hay hình tượng nào cho ông ta ngoại trừ trong thời kỳ của chế độ cộng sản muốn phô trương thanh thế và sửa đổi lịch sử theo chiều hướng có lợi cho tham vọng của đảng Cộng sản Trung Hoa nên bắt đầu cho xây hình tượng và sửa sang ngôi mộ trống rỗng của ông ta.

- Những cuộc hải hành của Trung Hoa là một thành tựu về kỹ thuật và hậu cần đáng chú ý; tuy nhiên, những người kế vị của Zhu Di (Chu Đệ) tức là Hoàng đế Yongle (Minh Thành Tổ, trị vì: 1402 - 1424) là Zhu Gaozhi (Chu Cao Sí) tức là Hoàng đế Hongxi (Minh Nhân Tông, trị vì: 1424 - 1425, ngay khi vừa lên ngôi, ông ta liền hủy bỏ chuyến hải hành của Zheng He (Trịnh Hòa) và Zhu Zhanji (Chu Chiêm Cơ) tức là Hoàng đế Xuande (Minh Tuyên Tông, trị vì: 1425 - 1435, cho phép Zheng He thực hiện thêm một chuyến đi biển cuối cùng và cũng là chuyến đi vĩnh biệt cuối đời của ông ta trước khi nó được kết thúc vào năm 1434) cảm thấy rằng các cuộc thám hiểm tốn kém đã gây tệ hại phần tài chánh cho nhà nước Trung Hoa. Vì vậy, Hoàng đế Hongxi đã kết thúc những cuộc thám hiểm xa hơn và những hậu duệ của Hoàng đế Xuande ỉm đi phần lớn thông tin về những cuộc hành trình của Zheng He.

- Một đoàn thuyền với số nàng hầu khoảng vài ngàn người dành cho những phục vụ riêng biệt cho đoàn khách giao thương ngoại quốc, đoàn triều cống v.v. (trong vòng 2 năm rưởi nhưng không có một ghi nhận nào về số con lai vì người Tàu có sáng kiến tạo ra cái được gọi là yin jia như loại "bao cao su" thời đại, theo như tác giả cho biết) thì khó có thể mường tượng là một đoàn thuyền thám hiểm thế giới.

- Quả địa cầu Erdapfel là một quả cầu xa xưa nhất - được nhà thám hiểm người Đức, Martin Behaims, làm ra vào năm 1492 với sự giúp đỡ của Georg Glockendon vẽ bản đồ trên bề mặt quả cầu (mặc dù kích thước của những lục địa, hải đảo chưa được cân đối) nhưng vẫn chưa ghi nhận vùng lục địa Châu Mỹ ngoại trừ khu vực Á-Âu to lớn và một khoảng cách của đại dương trống trải nằm giữa Châu Âu và Châu Á. Trong khi đó, nhà thám hiểm Christopher Columbus trở lại đất nước mình, Tây Ban Nha (thuộc Châu Âu), không sớm hơn tháng 03/1493, sau chuyến hải hành đầu tiên khám phá ra vùng đất mới mà sau nầy được gọi là Châu Mỹ.

- Bản đồ Mo Yi-tong mà Liu Gang, luật sư người Hoa ở Beijing, mua lại trong một tiệm sách cũ nào đó ở Shanghai (Thượng Hải) chỉ với giá 500 đô la, được xem là một bằng chứng cụ thể nhất mà Gavin Menzies --cũng như chính bản thân Liu Gang, và nhiều người khác-- đặt nhiều kỳ vọng vào nó trong việc chứng minh cho lý thuyết của mình rằng người Trung Hoa khám phá ra Châu Mỹ, vùng đất Thế giới Mới, hơn 7 thập niên trước Christopher Columbus. Tuy nhiên, qua sự khảo sát và nhận xét của những học giả Hoa Kỳ và ngay cả những học giả Trung Hoa, đã đưa đến kết luận là bản đồ Mo Yi-tong là một sự giả mạo --không thể nào là bản sao chép lại từ một bản đồ vào năm 1418 dưới triều đại nhà Minh - vì nó mang những sai lầm rất tinh tế nhưng gây thiệt hại nặng nề cho việc giả mạo. (2)

- Tiếng Tàu được phiên âm theo hệ thống Latinh hóa Wade-Giles sớm nhất là vào năm 1859 --sửa đổi thêm vào năm 1912. Như vậy, những cái tên thị xã của quốc gia Peru thuộc Nam Mỹ mà Gavin Menzies cho là chúng mang tên Tàu, là một điều phi lý vì vào thời Zheng He lúc bấy giờ chưa có việc phiên âm tiếng Tàu theo hệ thống Latinh hóa nào cả.

- Câu chuyện kể lại của nhà truyền đạo Phật giáo người Hoa, Hoei-Shin, vượt qua Eo biển Bering -nơi nối kết giữa Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nằm giữa tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ và vùng Siberi (Tây Bá Lợi Á) của Nga Sô-- đã đưa ra thêm một huyền thoại là người Trung Hoa khám phá ra Châu Mỹ từ năm 499 AD trong chuyến hải hành 20,000 dặm Tàu --xem như đến tận bờ biển phía Tây của California và sau đó là một phần vùng Mesoamerica (từ khoảng giữa Mexico đến vùng Trung Mỹ bao gồm Costa Rica) mà ông ta đặt tên là "Fusang".

Ngoài ra, khi nhắc đến những bằng chứng cụ thể về những chuyến hải hành của Zheng He, tác giả Gavin Menzies thường viện cớ là những tài liệu đó bị thiêu hủy bởi lệnh của Hoàng đế Hongxi (Minh Nhân Tông) kế vị. Tuy nhiên, có những cuốn sách của những người từng chỉ huy một đoàn thuyền nhỏ hơn vốn được phân ra từ đoàn thuyền lớn như Đại Thái giám Hong Bao, Thái giám Zhou Man, Đề đốc Zhou Wen và ngay cả Ma Huan, là người luôn bên cạnh Đề đốc Zheng He. 

- Theo nhà sử học người Anh gốc Á Rập, Paul Lunde, cho biết là những ghi chú của Ma Huan --người Trung Hoa, theo chuyến đoàn thuyền lần thứ tư trong vai trò thông dịch viên ngôn ngữ Á Rập-- về những bến cảng được thăm viếng trong chuyến đi nầy và ba chuyến hải hành sau nầy đã được ấn tống vào năm 1433, là năm mà đoàn thuyền cuối cùng trở lại, dưới tựa đề "The Overall Survey of the Ocean’s Shore" (Ying-yai Sheng-tan). Đó là những ghi chú về chính trị, quân sự, tôn giáo, kinh tế, phong tục, nếp sống, cách phục sức, thức ăn và thức uống, động vật và thực vật, những sản phẩm nông nghiệp, thủ công, v.v... (3)

- Nhà sử học Paul Lunde cũng cho biết thêm là 40 bản đồ minh họa những chuyến hải hành của Zheng He được bảo tồn bởi một học giả trong thế kỷ 16, Mao K'un, và được ấn hành lần đầu tiên vào năm 1628. (3)

Bảy chuyến hải hành của Đề đốc Thái giám Zheng He
được mô tả sơ lược trên bàn đồ do National Geographic thực hiện

2- Mục đích của những chuyến hải hành:

a. Không phải là cuộc thám hiểm tìm những vùng đất mới, ít dân cư hoặc chỉ là một số thổ dân, để chuẩn bị cho những cuộc di dân sau nầy và tuyên bố sở hữu chủ.

b. Chủ yếu là việc truy tìm ông vua cháu (Hoàng đế Jianwen, Minh Huệ Đế) bị soán ngôi bởi người chú ruột tên Zhu Di, Chu Đệ, (là Hoàng đế Yongle. Minh Thành Tổ) để tiêu diệt hậu hoạn và xóa bỏ mọi di tích lịch sử của ông vua cháu bao gồm cả thân tộc, thủ hạ, tài liệu, di vật v.v. qua việc kết minh và tìm hậu thuẫn ở những nước và nơi dọc theo bến cảng.

c. Là nghe ngóng những lời đồn đãi không tốt của thiên hạ ở ngoài Trung Hoa, nhất là những tụ điểm thương mại, về việc cướp ngôi của người chú ruột Zhu Di hầu tìm cách đàn áp và dập tắt. 

d. Là tìm những báu vật cho Minh triều bằng cách trao đổi hàng hóa tại những bến cảng quen thuộc với thương buôn lúc bấy giờ, mà hầu hết là những vùng Hồi giáo.

e. Là phô trương thanh thế của Minh triều để thị uy những quốc gia nhỏ hơn trong vùng Đông Nam Á, Đông Nam Phi Châu, phải chịu quy phục và triều cống nhằm mở rộng hệ thống triều cống xa hơn mà nhiều lúc Zheng He phải dùng đến vũ lực hoặc can thiệp vào nội bộ của họ(4) (Đó cũng là lý do tại sao đoàn thuyền có từ 200 đến 300 chiếc, như là một đội thuyền xâm lược hơn là thám hiểm vốn không cần một số lượng thuyền nhiều và to lớn đến thế, chỉ làm trở ngại cho những chuyến đi xa và thiếu thực dụng).

f. Là tìm kiếm lợi lộc hầu giải quyết một phần nào vấn đề chi phí quá to lớn của Minh triều trong việc xây dựng hoặc trùng tu những công trình quan trọng như Tử Cấm Thành, Đại Vận Hà, Vạn Lý Trường Thành v.v. và vấn đề phí tổn nặng nề trong những công cuộc bắc phạt Mông Cổ, và nam phạt Đại Ngu (trước đó là Đại Việt của nhà Trần) nhưng bất thành.
B- "Con đường tơ lụa" của Đế chế Hán: 

Những cuộc hành trình của Zhang Qian (Trương Khiên), một vị tướng mang chức sắc Trung Lang thời Han Wudi (Hán Vũ đế, cai trị Trung Hoa từ 141–87 BC) cùng đoàn tùy tùng lên đến cả 300 người mà sau nầy nhiều người cho rằng ông ta đã có công tạo ra "con đường tơ lụa", là con đường thông thương giữa Trung Á và Trung Hoa (mặc dù chỉ khoảng nửa vùng Trung Á, chưa đến tận Biển Caspi, không như nhiều bản đồ phát họa khá khuếch đại sau nầy) trong 3 chuyến đi.

(Zhang Qian thực hiện những cuộc hành trình vào vùng Trung Á bao gồm
phía Tây gần Biển Caspi, phía Nam gần Pakistan, và phía Bắc gần thị xã
Dunhuang (Đôn Hoàng) thuộc tỉnh Gansu (Cam Túc), hướng Tây Bắc Trung Hoa) 

"Con đường tơ lụa" màu đỏ của Zhang Qian được mô tả khá khuếch đại 
từ tài liệu báo cáo của ông ta vì nó đi xa hơn về phía Tây qua khỏi biển Caspi

Tuy nhiên, trong 25 năm vất vả của Zhang Qian không phải với mục đích mở con đường tơ lụa cho việc thông thương nhằm phát triển kinh tế mà ông ta gánh vác một sứ mạng đặc biệt mang tính chất chính trị để đạt được mục đích quân sự là tiêu diệt những bộ tộc phía Bắc Trung Hoa vốn bị gọi bằng danh từ khinh miệt của người Hán là Hung Nô - có nghĩa là giống dân hung hăng chỉ đáng làm nô lệ. Thật ra người Hung Nô bao gồm những dân du mục Âu-Á cư ngụ trên những thảo nguyên rộng lớn ở phía Nam Tây Bá Lợi Á (Siberia) đến vùng Mông Cổ (Mongolia) phía Đông, chạy về hướng Đông Nam bao gồm Nội Mông (Inner Mongolia), và phía Tây Nam bao gồm tỉnh Gansu (Cam Túc) và khu vực Xinjiang (Tân Cương, của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), bị Trung Cộng xâm chiếm sau nầy vào năm 1955).

Vùng đất rộng lớn phía Bắc của người Hung Nô vào khoảng năm 200 BC 
là mối đe dọa nặng nề cho người Hán ở phía Nam. Vùng đất Tây Tạng 
(Tibet) riêng biệt và rộng lớn hơn triều Hán hoặc triều Minh sau nầy
cũng bị Trung Cộng xâm chiếm vào năm 1951

Zhang Qian là một vị quan võ của Hán triều, được phái đi tìm kiếm những lực lượng đồng minh chính như là dân tộc Yuezhi (Đại Nguyệt Chi, nay là Cộng hòa Tajikistan), và dân tộc Wusun (Ô Tôn, sau nầy bị phân hóa và biến mất vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên). Theo sau những ghi nhận được báo cáo của ông ta khi tiến vào vùng Trung Á, những đoàn thương buôn bắt đầu cuộc hành trình qua lại, cũng như những chuyến công sứ xa hơn sau nầy vào đầu thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, khởi đầu cho sự phát triển "con đường tơ lụa". 

(còn tiếp)


_____________________________________

Tham khảo:

1- "1421: The Year China Discovered the World" by Gavin Menzies (2003).
2- en.wikipedia.org
3- "Fusang or Discovery of America" by Charles G. Leland (1875).
4- "Eric the Red" by George P. Upton (1911).

Chú thích:

(2)- "On the "Overall Map of the Geography of All Under Heaven" and Zheng He's Fleets" by Gong Ying-yan of the Ningbo Institute of Technology, Zhejiang University, Jan 15, 2006.
(3)- "The Admiral Zheng He" by Historian and Arabist Paul Lunde, August 2005.
(4)- "Silk Road Diplomacy – Twists, Turns and Distorted History" byTansen Sen, YaleGlobal, Sept 23, 2014.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo