Civil Right Defenders tiếp tục kêu gọi trả tự do Blogger Mẹ Nấm - Dân Làm Báo

Civil Right Defenders tiếp tục kêu gọi trả tự do Blogger Mẹ Nấm

Yêu cầu trả tự do cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền Mẹ Nấm 

Civil Right Defenders/CTV Danlambao lược dịch - Ngày 10/10/2016, nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh Mẹ Nấm (Mother Mushroom), với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Ngày 29/6/2017, Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù giam. 

Từ năm 2006, cô đã tham gia vận động tích cực trên lãnh vực truyền thông nhằm phản đối hành vi vi phạm nhân quyền, nạn tham nhũng và chính sách ngoại giao của nhà cầm quyền Việt Nam, đây là những động cơ chính trị khiến cô bị bắt và kết án. Tổ chức Civil Right Defenders kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời chấm dứt việc sử dùng điều 88 bộ luật hình sự nhằm trấn áp giới blogger và nhà báo.

Sáng ngày 10/10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) bị bắt trên đường đến thăm một người hoạt động khác đang ở tù. Việc giam giữ Mẹ Nấm nhằm mục đích đè bẹp tinh thần dũng cảm của cô trong việc bảo vệ nhân quyền.

Từ năm 2006, Mẹ Nấm viết blog phản ánh tình trạng vi phạm nhân quyền và nạn tham nhũng tại Việt Nam. Năm 2013, cô là đồng sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam - một tổ chức bị ngăn cấm hoạt động tại Việt Nam. Cô đã điều tra và đăng tải rộng rãi trên mạng về đề tài thay đổi chính sách, y tế cộng đồng, bảo vệ môi trường và chống tra tấn. Cô cũng đã phê phán chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Mẹ Nấm đã đăng tải thông tin về 30 nạn nhân bị chết tại đồn công an và cô đã tích cực truyền tải các tài liệu chứng cứ và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra vào năm 2016, khi tập đoàn thép Taiwanese-Vietnamese Formosa Ha Tĩnh đã xả thải chất độc xuống vùng biển gây ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người dân Việt Nam tại ven biển tại 4 tỉnh miền Trung. Vì luôn kiên trì trong việc bảo vệ nhân quyền nên Mẹ Nấm thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu, câu lưu, tra khảo và đánh đập. 

Kể từ khi bị bắt vào ngày 10/10/2016 cho đến trước khi bị đưa ra xét xử, Mẹ Nấm đã bị biệt giam. Ngày 20/6/2017 cô mới được gặp được luật sư bảo vệ quyền lợi. Nhà cầm quyền cũng đã sách nhiễu gia đình của cô trong suốt 1 tháng trước ngày diễn ra phiên toà xét xử cô. Nhiêm trọng nhất là vào ngày 20/5/2017, có đến hơn 50 nhân viên an ninh mật vụ bao vây nhà riêng nơi gia đình cô đang trú ngụ.

Ngày 29/6/2017, phiên toà xét xử diễn ra chóng vánh đã không đáp ứng được các chuẩn mực xét xử quốc tế. Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã tuyên án Mẹ Nấm 10 năm tù giam theo điều 88 bộ luật hình sự với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Tính chất vô nhân đạo của bản án còn được thể hiện khi bỏ qua tình trạng sức khoẻ tồi tệ của cô.

Tổ chức Hiệp ước quốc tế về Quyền công dân và quyền chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, xác quyết rằng: bất cứ ai bị bắt hoặc bị giam giữ đều có quyền được xét xử không bị trì hoãn mà không có lý do và có thể phản đối sự giam giữ trước phiên toà. Bất cứ ai bị bắt hoặc bị giam giữ có quyền chọn luật sự bào chữa cho mình và có quyền khiếu nại toà án phải thực hiện đúng luật giam giữ không được trì hoãn. Uỷ Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là cơ quan theo dõi việc thực thi của tổ chức ICCPR và khẳng định rằng hình thức biệt giam là phủ nhận quyền minh bạch, và làm gia tăng những nguy cơ tra tấn.

Tháng 4/2017, Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về chống Giam giữ độc đoán đã xác nhận việc giam giữ Mẹ Nấm là độc đoán và kêu gọi trả tự do cho cô, Việt Nam không nên tiếp tục bức hại Mẹ Nấm bằng những điều luật hình sự, đi ngược lại với nghĩa vụ của Việt Nam trong luật quốc tế. Điều 88 thường được áp dụng trước đây nhằm bịt miệng và bắt giam những người dám chỉ trích chính quyền một cách ôn hoà và những người bảo vệ nhân quyền vì đã sử dụng quyền tự do ngôn luận và tự do chính kiến.

Nhân ngày kỷ niệm một năm Mẹ Nấm bị bắt giam tuỳ tiện, Tổ chức Civil Rights Defender thúc giục chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho Mẹ Nấm ngay lập tức và vô điều kiện, chấm dứt ngay việc sử dụng điều 88 BLHS nhằm tấn công các blogger và phóng viên nhà báo. Là một tù nhân lương tâm, Mẹ Nấm được quyền khám chữa bệnh, bao gồm chăm sóc y tế cần thiết mà Việt Nam cần phải đáp ứng vô điều kiện. Việt Nam cần phải sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều khoản trong BLHS không tuân thủ đúng bổn phận trong luật pháp quốc tế. Đồng thời, các đối tác thương mại, những nhà tài trợ của Việt Nam, đặc biệt những người tìm kiếm mở rộng quan hệ với Việt Nam cần phải gây áp lực đến chính quyền Việt Nam, phải thả tự do cho Mẹ Nấm và tất cả những người bị giam giữ tuỳ tiện chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận ôn hoà.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo