Hết bị cấm bắt cá lại đến cấm khoan dầu! - Dân Làm Báo

Hết bị cấm bắt cá lại đến cấm khoan dầu!

CTV Danlambao - Năm nay, một lần nữa, sau khi Bắc Kinh ra lệnh cấm đánh cá tại biển Đông Ba Đình đã núp dưới váy phát ngôn viên Bộ "ngại" giao Lê Thị Thu Hằng, vừa rụt rè giơ cờ trắng vừa rên rĩ quan ngại phản đối. Sang đến việc khai thác dầu tại Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn tay sai - con hoang đã "hiên ngang" ra lệnh cho công ty Tây Ban Nha là Repsol phải hủy bỏ một dự án dầu khí mà PetroVietNam đã ký kết cùng khai thác. Đây là lần đầu hàng thứ 2.

Đầu hàng lần thứ 1:

Vào tháng 7/2017 Ba Đình đã ra lệnh công ty Repsol ngừng hoạt động khai thác dầu-khí tại biển Đông sau khi Bắc Kinh gia tăng áp lực quân sự để đe dọa. 

Hoạt động khoan dầu của Talisman-Vietnam, một chi nhánh của Repsol (Tây Ban Nha), khởi sự vào ngày 21/06/2017, đã bị ngưng hoạt động chỉ trong vòng một tháng. Việc chấm dứt hoạt động này cũng xảy ra một ngày sau khi một lượng dầu khí rất lớn được xác nhận tìm thấy ở vùng biển này.

Repsol đã bỏ ra 300 triệu USD để xây dựng dự án khai thác dầu-khí.

Từ một tuần trước đó, Bắc Kinh đã hăm doạ Hà Nội là sẽ tấn công những căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội và Respol không chấm dứt hoạt động khai thác dầu-khí.

Khu vực khoan dầu này cách bờ biển Việt Nam khoảng 400km, nằm trong Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khu vực khai thác được đặt tên là Lô 136-03 bởi nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã cho Talisman-Vietnam, một chi nhánh của Repsol (Tây Ban Nha) thuê lại. PetroVietNam đã hợp tác với Repsol để cùng tiến hành dự án khai thác dầu Cá Rồng Đỏ tại đây.


Trong chính sách xâm lược để bành trướng ảnh hưởng và quyền lợi trên toàn Biển Đông, Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển rộng lớn của biển Đông với khoảng cách hơn 1600 Km tính từ bờ biển phía Nam của Trung Quốc. Với cái gọi là "Đường Lưỡi Bò", Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền của gần 3,5 triệu km2 biển Đông là thuộc về Trung Quốc.


Bắc Kinh gọi khu vực khai thác dầu-khí Lô 136-03, thuộc chủ quyền của Việt Nam, là Wanan Bei-21 và tuyên bố đã bán quyền khai thác cho một công ty Hong Kong có tên là Brightoil. Tuy nhiên, Brightoil đã phủ nhận tin này.

Đầu hàng lần thứ 2

Theo hãng thông tấn quốc tế Reuters, 3 nguồn tin tin cậy đã cho Reuters biết là vào tháng 3/2018 nhà cầm quyền CSVN đã tạm thời huỷ bỏ dự án khai thác dầu khí tại lô "Cá Rồng Đỏ" vì áp lực của Bắc Kinh.

Cũng theo những nguồn tin này thì Bộ Chính trị Hà Nội đang thảo luận để xem sẽ huỷ bỏ dự án "tạm thời" hay vĩnh viễn. Quyết định tuỳ thuộc vào sự cân nhắc giữa chi phí đền bù cho việc vi phạm giao kèo ký kết hay... sự vui buồn của Bắc Kinh.

Cũng cần ghi nhận rằng vào ngày 05.03.2018 Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson với gần 6000 thuỷ thủ của Hoa Kỳ đã cập bến Đà Nẵng và tuần hành biển Đông qua những vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là của Tàu cộng.


Chỉ trong khoảng 2 tuần sau, Ba Đình vội vàng giơ cờ trắng trên Bãi Tư Chính lần thứ 2.

Đối với Việt Nam, việc CSVN chấm dứt mọi hoạt động khai thác dầu-khí tại bãi Tư Chính không chỉ là một thiệt hại về kinh tế mà còn là một thất bại to lớn trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này.

Nguồn tham khảo:







24.03.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo