Nguyễn Hữu Quý - Đến hôm nay, Đại hội Đảng XI đã xong, các ban bệ bố trí, sắp xếp đã xong… và đây là thời điểm thích hợp để những người có trách nhiệm trong sự việc này tìm cách giải quyết; và như đang đi tìm một giải pháp trong danh dự, có lý, có tình… trước toàn thể nhân dân thì phải (?!)...
Không hiểu sao, mấy ngày ra tết tôi lại nghĩ nhiều về anh (?!); thực tình là tối 05 sang ngày 06 Tết, tôi định viết một bức thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đề nghị trả tự do cho anh (định gửi qua mạng Bauxite Việt Nam), nhưng cứ lần lữa rồi lại thôi. Bởi suy cho cùng anh chẳng có tội gì cả. Nếu việc làm của anh xuất phát từ tấm lòng yêu nước thì lại càng đáng được tuyên dương, ca ngợi; lịch sử dân tộc lưu truyền hàng ngàn năm về người yêu nước là thế; phân tích về việc này các trang mạng và Blog đã viết nhiều rồi.
Và thật trùng hợp, vào sáng ngày 06 tết, BA SÀM điểm tin lại có mục: Nhà giáo Phạm Toàn: “Ngày đầu xuân, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét Cù Huy Hà Vũ”, lần theo link, thì đây là bài đăng trên trang mạng Diễn đàn; nhận xét của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh làm cho ta thấy ấm lòng “… những băn khoăn, những ưu tư của Vũ, là những băn khoăn và những ưu tư của mọi người, được Vũ nói hộ ra đấy thôi …”
Một người như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, có thể nói, là một trong những bậc hiền tài sáng nhất hiện nay, theo cách hiểu của người Việt về hiền tài; không ấm lòng sao được, không những riêng cho Cù Huy Hà Vũ, cho gia đình anh, mà cho tất cả những người quan tâm, theo dõi về anh.
Tôi có sự suy đoán (có linh cảm gì đó khó tả?!) như tiêu đề bài viết này, là xuất phát từ 2 yếu tố:
1. Đất nước ta còn đâu đó nhiều bất công, nhưng không thể bất nghĩa trong trường hợp này:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu [rõ ràng có sự đồng thuận rất cao, và nên nhớ Quốc hội lúc này có nhiều đảng phái].
[Đáng chú ý là] Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp.
Như vậy, cụ Cù Huy Cận là một trong 11 thành viên trong ban soạn thảo HP 1946, một trong những bậc “khai quốc công thần” sinh ra chế độ hôm nay; không có lý do nào, chế độ này lại đối xử bất nghĩa với cụ Cù Huy Cận như vậy được, bằng việc bỏ tù con trai Cụ, là Cù Huy Hà Vũ. Đó là đạo lý dân tộc, đạo lý ở đời… mà bất kỳ một người nào còn đầu óc, còn tình người không giám phủ nhận; không giám bước qua ranh giới này (?!).
Suy cho cùng, việc Cù Huy Hà Vũ, anh lên tiếng chỉ muốn để được áp dụng lại bản HP 1946, mà theo Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, cho rằng Hiến pháp 1946 phản ánh đúng tinh thần pháp quyền. Ông (Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng) đánh giá “Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới“.
Đáng lẽ, dân tộc Việt Nam ta phải tự hào với bản HP này; mà nếu không có chiến tranh xẩy ra, thì rất có thể, hôm nay nước Nhật 10 thì VN ta cũng phải là 6-7; ôi thật tiếc thay!
2. Sự tỉnh ngộ:
Theo tôi, sự tỉnh ngộ ở đây đang nằm ở phía những người trót đã đưa anh vào vụ án (?!).
Đến hôm nay, Đại hội Đảng XI đã xong, các ban bệ bố trí, sắp xếp đã xong… và đây là thời điểm thích hợp để những người có trách nhiệm trong sự việc này tìm cách giải quyết; và như đang đi tìm một giải pháp trong danh dự, có lý, có tình… trước toàn thể nhân dân thì phải (?!).
Rồi các bạn xem, không thể làm to chuyện đối với anh được, đó là cách làm khôn ngoan, tôi có linh cảm như thế!
Hiện tại, tôi lo cho sức khoẻ của anh (mà qua RFA được biết), hy vọng anh bình an.
Năm mới Tân Mão, kính chúc anh và gia đình sớm được toại nguyện!
Tối 07 tết (09/02/2011).
Nguyễn Hữu Quý
http://nguyenhuuquy2.blogspot.com/2011/02/co-cu-huy-ha-vu-sap-uoc-tra-tu-do.html