Phía Trước - Việc bổ nhiệm con trai 35 tuổi Nguyễn Thanh Nghị của thủ tướng lên thành Thứ trưởng trẻ nhất ở Việt Nam đã làm nhiều người đặt dấu hỏi trong một chế độ đang vật lộn trong việc cần thiết thu hút nhân tài nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay.
Đây là một câu chuyện quá quen thuộc đáng buồn và được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một công ty đầu tư đứng đầu bởi Nguyễn Thanh Phượng – con gái của thủ tướng – nhảy sang lĩnh vực ngân hàng với sự hỗ trợ của một trong những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất tại Việt Nam.
“Đây là những bước tiến hết sức trắng trợn,” một người thân cận cũ của Đảng Cộng sản cho biết, với sự lo lắng rằng phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay thế hệ thống chính trị trước đây nhiều hơn là sự đồng thuận.
Về phương diện lịch sử, chính quyền trung ương đã vật lộn trong việc thi hành các chínhsách trên 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng đất nước đang cần các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng cần phải có một sân chơi công bằng cho tất cả mọi người.
Các nhà ngoại giao nước ngoài và bình luận gia trong Đảng tin tưởng rằng ông Dũng đã củng cố vị trí của mình sau khi giành chiến thắng ghế Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai trong đầu năm nay, bằng cách tiến lại gần hơn với các quan chức an ninh nội bộ. Tương tự như rất nhiều nhà báo Việt Nam và các nhà hoạt động xã hội dân sự, họ đổ lỗi rằng phe nhóm này đã dựng lên các cuộc đàn áp tự do ngôn luận và tranh luận công khai trong thời điểm phát triển đất nước quan trọng như hiện nay.
Trong lúc ngày càng có nhiều vấn đề tiếp tục gia tăng, các quan chức đã phá vỡ những điều cấm kỵ với các lập luận rằng Đảng Cộng sản cầm quyền cần phải thay đổi nhằm giải quyết những thách thức phức tạp và nền kinh tế hội nhập toàn cầu trong thế kỷ 21.
Đỗ Minh Cường, giáo sư hiện đang làm việc tại Vụ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung Ương, tranh luận trong một cuộc họp của Đảng gần đây về vai trò lãnh đạo, rằng “nếu Bill Gates làm việc tại Việt Nam thì ông thậm chí sẽ không thể nào trở thành người đứng đầu trong một bộ phận của chính phủ được” bởi vì các tiêu chí tuyển lựa và đề cử quá cứng nhắc sẽ bóp nghẹt những tài năng này.
Lê Xuân Bá, giám đốc của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương – cơ quan nghiên cứu của chính phủ – đồng ý rằng các quan chức Việt Nam cần phải tiếp cận cách thức phát triển hoàn toàn khác.
“Tái cơ cấu kinh tế nên bắt đầu từ cách thay đổi suy nghĩ của chúng ta”, ông nói tại một diễn đàn của chính phủ hồi tháng trước. “Nếu chúng ta bám vào tâm lý cũ, chúng ta không bao giờ có thể thay đổi mô hình tăng trưởng.”
Ông Cường nói rằng trong khi khu vực tư nhân đang tuyển dụng và giữ chân các tài năng Việt tốt hơn, bao gồm hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp trở về từ các trường đại học ở phương Tây mỗi năm, thì trong lĩnh vực thuộc nhà nước và Đảng đang mất đi những người tốt bởi vì họ vẫn còn “làm việc theo cách thức cũ và trả mức lương quá thấp”.
Ông ước tính rằng có khoảng 17.000 người đã rời bỏ lĩnh vực nhà nước để làm việc cho các công ty tư nhân từ năm 2009 đến 2010, nhằm tìm kiếm cơ hội lương bổng tốt hơn, môi trường tự do sáng tạo hơn cũng như được chủ công ty hỗ trợ nhiều hơn.
Fiachra McCana, trưởng nhóm nghiên cứu tại Hồ Chí Minh City Securitites, nói rằng – như ở Nhật Bản, nơi ông từng làm việc – văn hóa chính trị ở Việt Nam quá quan liêu và định hướng đồng thuận đã thúc đẩy lo ngại cho sự rủi ro.
“Không ai ca ngợi nếu bạn, là một quan chức, nghĩ ra một ý tưởng rực rỡ,” ông nói. “Nhưng nếu bạn chấp nhận rủi ro và bất cứ sự cố nào có trục trặc thì sự nghiệp của bạn xem như hư hỏng. Bất kỳ các hình thức cải cách triệt nào cũng chỉ có thể thực hiện được vào lúc xảy ra khủng hoảng.”
Trong khi Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác đã cung cấp hàng trăm triệu đô la trong “quỹ xây dựng năng lực” thì một số nhà quan sát tin rằng số tiền đó vẫn không đủ.
Một nhân vật cao cấp trong Đảng – người đã buộc phải thôi việc tại một công ty kiểm soát bởi nhà nước vì có cách tiếp cận trái với thông lệ – cho biết rằng, “Đảng Cộng sản cần có dân chủ thực sự, chứ không phải cuộc bầu cử giả mạo, nếu họ muốn thu hút và phát triển các nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai”.
“Đây là những bước tiến hết sức trắng trợn,” một người thân cận cũ của Đảng Cộng sản cho biết, với sự lo lắng rằng phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay thế hệ thống chính trị trước đây nhiều hơn là sự đồng thuận.
Về phương diện lịch sử, chính quyền trung ương đã vật lộn trong việc thi hành các chínhsách trên 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng đất nước đang cần các nhà lãnh đạo mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng cần phải có một sân chơi công bằng cho tất cả mọi người.
Các nhà ngoại giao nước ngoài và bình luận gia trong Đảng tin tưởng rằng ông Dũng đã củng cố vị trí của mình sau khi giành chiến thắng ghế Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai trong đầu năm nay, bằng cách tiến lại gần hơn với các quan chức an ninh nội bộ. Tương tự như rất nhiều nhà báo Việt Nam và các nhà hoạt động xã hội dân sự, họ đổ lỗi rằng phe nhóm này đã dựng lên các cuộc đàn áp tự do ngôn luận và tranh luận công khai trong thời điểm phát triển đất nước quan trọng như hiện nay.
Trong lúc ngày càng có nhiều vấn đề tiếp tục gia tăng, các quan chức đã phá vỡ những điều cấm kỵ với các lập luận rằng Đảng Cộng sản cầm quyền cần phải thay đổi nhằm giải quyết những thách thức phức tạp và nền kinh tế hội nhập toàn cầu trong thế kỷ 21.
Đỗ Minh Cường, giáo sư hiện đang làm việc tại Vụ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung Ương, tranh luận trong một cuộc họp của Đảng gần đây về vai trò lãnh đạo, rằng “nếu Bill Gates làm việc tại Việt Nam thì ông thậm chí sẽ không thể nào trở thành người đứng đầu trong một bộ phận của chính phủ được” bởi vì các tiêu chí tuyển lựa và đề cử quá cứng nhắc sẽ bóp nghẹt những tài năng này.
“Trước đây, Việt Nam đã phát triển bằng cách khai thác tài nguyên thiên nhiên thay vì sử dụng tư duy chiến lược để hiểu làm thế nào để phát triển ổn định”, ông cho biết và nhấn mạnh rằng đây là những quan điểm của ông trên phương diện một nhà nghiên cứu, chứ không phải là quan điểm chính thức của Đảng.
Lê Xuân Bá, giám đốc của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương – cơ quan nghiên cứu của chính phủ – đồng ý rằng các quan chức Việt Nam cần phải tiếp cận cách thức phát triển hoàn toàn khác.
“Tái cơ cấu kinh tế nên bắt đầu từ cách thay đổi suy nghĩ của chúng ta”, ông nói tại một diễn đàn của chính phủ hồi tháng trước. “Nếu chúng ta bám vào tâm lý cũ, chúng ta không bao giờ có thể thay đổi mô hình tăng trưởng.”
Ông Cường nói rằng trong khi khu vực tư nhân đang tuyển dụng và giữ chân các tài năng Việt tốt hơn, bao gồm hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp trở về từ các trường đại học ở phương Tây mỗi năm, thì trong lĩnh vực thuộc nhà nước và Đảng đang mất đi những người tốt bởi vì họ vẫn còn “làm việc theo cách thức cũ và trả mức lương quá thấp”.
Ông ước tính rằng có khoảng 17.000 người đã rời bỏ lĩnh vực nhà nước để làm việc cho các công ty tư nhân từ năm 2009 đến 2010, nhằm tìm kiếm cơ hội lương bổng tốt hơn, môi trường tự do sáng tạo hơn cũng như được chủ công ty hỗ trợ nhiều hơn.
Fiachra McCana, trưởng nhóm nghiên cứu tại Hồ Chí Minh City Securitites, nói rằng – như ở Nhật Bản, nơi ông từng làm việc – văn hóa chính trị ở Việt Nam quá quan liêu và định hướng đồng thuận đã thúc đẩy lo ngại cho sự rủi ro.
“Không ai ca ngợi nếu bạn, là một quan chức, nghĩ ra một ý tưởng rực rỡ,” ông nói. “Nhưng nếu bạn chấp nhận rủi ro và bất cứ sự cố nào có trục trặc thì sự nghiệp của bạn xem như hư hỏng. Bất kỳ các hình thức cải cách triệt nào cũng chỉ có thể thực hiện được vào lúc xảy ra khủng hoảng.”
Trong khi Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ khác đã cung cấp hàng trăm triệu đô la trong “quỹ xây dựng năng lực” thì một số nhà quan sát tin rằng số tiền đó vẫn không đủ.
Một nhân vật cao cấp trong Đảng – người đã buộc phải thôi việc tại một công ty kiểm soát bởi nhà nước vì có cách tiếp cận trái với thông lệ – cho biết rằng, “Đảng Cộng sản cần có dân chủ thực sự, chứ không phải cuộc bầu cử giả mạo, nếu họ muốn thu hút và phát triển các nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai”.
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước