Tản mạn quanh chuyện lấp biển của Đoàn Văn Vươn và cụ Nguyễn Công Trứ - Dân Làm Báo

Tản mạn quanh chuyện lấp biển của Đoàn Văn Vươn và cụ Nguyễn Công Trứ


“Đoàn Văn Vươn có công lấp biển. Các đồng chí Công An nhân dân, Bộ Đội nhân dân, và Chó Nghiệp Vụ nhân dân có công giữ lấy biển đã lấp” 


Cùng là đi lấp biển để biến thành nương dâu, đồng ruộng, nhằm mục đích mở mang kinh tế cho bản thân hay tha nhân, nhưng cụ Nguyễn Công Trứ thời Phong Kiến hai trăm năm trước may mắn hơn ông Đoàn Văn Vươn thời Cộng Sản bây giờ.

Đêm qua “em” mơ gặp... cụ Nguyễn Công Trứ. Cũng lạ, dạo này Tết gần kề, thấp thoáng dưới những băng rôn Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất Nước “cái đuôi đi sau rốt” chưng khắp, chỗ nào chưng được là chưng/ treo/ dựng/ dán, là hình, tượng bác Hồ cười chào tươi rói hơn cả mặt ông địa, nhưng em không hề mơ gặp bác, lại gặp cụ Nguyễn Công Trứ đã đi “làm cây thông” (1858) trước khi bà nội của bác Hồ đẻ ra tía (1862) của bác Hồ.

Số là em đang ngon giấc, bỗng thấy một ông lão trông có vẻ vừa uy nghi như con nhà tướng, vừa có nét lãng mạn con nhà văn, lại vừa phảng phất cái bén nhạy của con nhà kinh tế. Em thấy ông lão này kỳ lạ qúa nên chưa kịp sợ thì ông cụ đã trấn an ngay: “Đừng có hại (tiếng Nhệ Tịnh, hại = sợ) tau là cụ Trứ Nghi Xun (Nghi Xuân) đây.”

Nghe “Nghi Xun”, là em an tâm ngay vì cụ Trứ biết tỏng em là thằng cháu đồng hương trọ trẹ ngày xưa đi học, trong giờ văn chương đã làm cả lớp ôm bụng cười và cô giáo phải đỏ mặt tía tai quay đi sau khi nghe em dịch “tri túc đãi túc hà thời túc” của Cụ vịnh về chữ Nhàn ra tiếng Việt nhà em không có dấu ngã và dấu hỏi (chỉ toàn dấu nặng). Cụ thừa biết em là đứa chẳng làm nên trò trống gì, nhưng cứ ưa khoe ưa nổ ta đây là dòng giống cách mạng, lại còn khoe là con cháu bác Hồ Giả Tiên tuốt bên Nam Đàn, Nghệ An, trong khi Nghi Xuân quê ngoại em, Đức Thọ quê nội em đều thuộc tỉnh Hà Tịnh. Người HàTịnh “đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh”, chỉ có em là đi mô cũng nhớ về Làng Sen có con cáo già gỉa làm tiên ông.

Em xin lỗi người đọc, em đã viết cà rông cà rổng lổng nhổng lông nhông như thế vì cụ Trứ bây giờ đang “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”; nơi em đang ở đi đâu cũng gặp cây thông, tức là đi đâu cũng gặp cụTiên Điền tiên sinh. Nói đúng hơn là em đi đâu cũng bị cụ bắt gặp, còn hơn camera gắn trong ngoài tiệm bán xăng thường bán luôn hàng tạp hóa bên nước Mỹ Cút nhưng nay ta gặp được là chụp ôm hun chùn chụt.

Cụ Uy Viễn Cây Thông không chỉ gặp, thấy người mà còn thấy cả đầu óc em. Cụ biết em đang “bức xúc” bọn địa chủ mới ngang ngược tham lam gian ác gấp triệu lần địa chủ trước kia bị chúng lôi ra đấu tố; và nhất là chúng nắm trong tay quyền lực của một nhà nước; chúng lại bất chấp cả thế giới loài người văn minh lên án gay gắt. Cụ thể và mới nhất là ông Đoàn Văn Vươn.

Ông Đoàn Văn Vươn không làm chuyện “đội đá vá trời”, nhưng ông đã đội đá ngày ngày tháng tháng năm năm đi lấp biển; không những ông lấp biển bằng đá, nhưng bằng cả thân mình đứa con gái yêu quý của ông. Khi công việc đội đá lấp biển của ông Vươn thành công, bọn địa chủ mới giở trò cướp giật hãm hại.

Nói đi thì cũng nên nói lại: Đoàn Văn Vươn đã có công lấp biển, các đồng chí Công an nhân dân, bộ đội nhân dân, và chó nghiệp vụ nhân dân có công giữ biển đã lấp. Em nhại lời bác Hồ dạy cho Đức Thánh trần Hưng Đạo một bài học “bác bác tui tui” ở đền Kiếp Bạc năm nào. Em lại nhớ tới lờ ông ngoại em,“đúng là cái thằng láu cóc” (láu cóc: tiếng Nghệ Tĩnh, ý nghĩa thâm hơn, xóc óc hơn “láu cá”).

Cụ Nguyễn Công Trứ thấy em “bức xúc, bức xúc, đại bức xúc” trước việc bất bình, bất bình,đại bất bình đang xảy ra ở Tiên Lãng; cụ còn thấy em liên tưởng đến một người đồng nghiệp lấp biển của ông Vươn cách đây xấp xỉ hai thế kỷ chính là cụ.

Ngày đó cụ Nguyễn Công Trứ đã chiêu mộ dân nghèo đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay). Chỉ khác một điều: cụ Nguyễn Công Trứ sống dưới chế độ Phong Kiến bóc lột nhân dân lao động cực kỳ dã man, trái với ông Đoàn Văn Vươn được sống trong chế độ XHCN chẳng những được quyền làm chủ mình, mà làm chủ luôn tập thể, cán bộ lại là đây tớ nhân dân, nhưng cụ Trứ và dân đi theo cụ lấp biển xong là phần biển đã lấp trở thành tài sản riêng của những người đã bỏ công sức vốn liếng. Không như Đoàn Văn Vươn vừa bỏ công sức, của cải và cả mạng sống của một người con, vừa lấp xong biển là có đám gọi là người và chó đến lấp đời ông để chiếm đoạt lấy phần biển đã lấp giờ đây là toàn bộ gia tài, lẽ sống của ông, gia đình ông và của nhiều người...

Em nghe rõ ràng Cụ Nguyễn Công Trứ nói:

“Tau biết mấy bựa ni (mấy bữa nay) rất nhiều người trong đó có mi, mừng cho tau là tau may sinh ra và đi lấp biển cách đây hai trăm năm được bằng yên vô sự, và dân hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải thuộc tỉnh Ninh Bình được nhờ. Chứ nếu sinh muộn vào hôm nay thì Uy Viễn tướng công cũng không khá hơn cựu chiến binh bộ đội cụ Hồ Đoàn Văn Vươn, bị công an nhân dân và chó nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo của bọn Tư bản Đỏ. Tau cám ơn mi và mọi người. Tội nghiệp cho Đoàn Văn Vươn mà chẳng làm gì được cho anh ấy. Tau đây chỉ nghe chuyện anh Vươn mà cũng hú hồn”.

Nói xong là cụ biến mất, em vội thức dậy mở còm piu tờ, mổ cò những dòng này.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo