Truyền thông xã hội vào thế kỷ 16: Cơn Sốt Luther - Dân Làm Báo

Truyền thông xã hội vào thế kỷ 16: Cơn Sốt Luther

The Economist - Bần Cố Nông (danlambao) chuyển ngữ - Năm thế kỷ trước khi có Facebook và mùa xuân Ả Rập, phương tiện truyền thông xã hội đã hình thành nên phong trào Cải Cách. 

Đó là một câu chuyện quen thuộc được nghe: sau nhiều thập niên bất mãn âm ỉ, một hình thức truyền thông mới cung cấp cho các đối thủ của một chế độ độc tài một phương cách để bày tỏ quan điểm của họ, ghi nhận tình đoàn kết và phối hợp hành động của họ. Thông điệp của những người biểu tình lây lan nhanh chóng thông qua các mạng xã hội, làm cho nó không thể nào ngăn chặn được và nêu rõ mức độ ủng hộ của công chúng đối với cuộc cách mạng. Sự kết hợp từ những cải tiến của công nghệ xuất bản và mạng xã hội là một chất xúc tác cho sự thay đổi xã hội nơi các nỗ lực trước đây đã thất bại.

Đó là những gì đã xảy ra trong phong trào Mùa Xuân Ả Rập. Đó cũng là những gì đã xảy ra trong thời Cải Cách, gần 500 năm trước, khi Martin Luther và các đồng minh của ông đã lấy phương tiện truyền thông mới thời bấy giờ là những tờ rơi, cuốn sách nhỏ, các bản ballad và nhữnhg điêu khắc gỗ, đã lưu hành thông qua các mạng lưới xã hội để thúc đẩy thông điệp của họ về cải cách tôn giáo. 

Các học giả đã tranh luận về tầm quan trọng tương đối của các phương tiện truyền thông in ấn, truyền khẩu và những hình ảnh trong các cuộc mít-tinh hỗ trợ cho phong trào Cải Cách được nhiều người ủng hộ. Một số người đã bênh vực cho vai trò chính yếu của in ấn, một công nghệ tương đối mới vào thời điểm đó. Những người phản đối quan điểm này thì nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rao giảng và các hình thức khác của truyền khẩu. Gần đây các nhà sử học đã nêu bật vai trò của các phương tiện truyền thông như một phương tiện truyền tín hiệu xã hội và phối hợp quan điểm công chúng trong công cuộc Cải Cách. 

Bây giờ internet cung cấp một cái nhìn mới về cuộc tranh luận kéo dài này, cụ thể là yếu tố quan trọng không phải là máy in (đã được dùng từ những năm 1450), nhưng mà là hệ thống chia sẻ thông tin rộng rãi của các phương tiện truyền thông xã hội - những gì được gọi là "truyền thông xã hội" hiện nay. Luther, giống như những người trong nhũng cuộc cách mạng Ả Rập, nhan chóng nắm bắt được các tính năng động của các phương tiện truyền thông mới này, và thấy làm thế nào để nó có thể truyền bá thông điệp của mình. 



Mubarak hôm nay và Leo X của 500 năm trước

Bài luận mới của Martin Luther 

Sự bắt đầu của phong trào Cải Cách chọn ngày mà Luther đã đóng "95 Luận đề về sức mạnh và hiệu quả của sự ân xá" lên cửa nhà thờ ở Wittenberg vào ngày 31 tháng 10 năm 1517. "95 Luận đề" này là những luận đề viết bằng tiếng Latin mà ông muốn thảo luận (một phong tục hàn lâm lúc đó), trong một cuộc tranh luận mở tại trường đại học. Luther, khi đó là một nhà thần học vô danh và chủ chăn, đã giận dữ bởi hành vi của Johann Tetzel, một tu sĩ Dòng Đa Minh, người đã bán sự "ân xá" để lấy tiền tài trợ cho các dự án cưng của chủ mình, là Giáo hoàng Leo X. Dự án này là tái thiết Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Rome. Tetzel đã đi rao: Hãy đưa tiền của bạn cho tôi và bạn có thể được đảm bảo rằng những người thân quá cố của bạn sẽ không bị mắc kẹt trong lò luyện ngục. Sự thương mại hóa thô tục của học thuyết ân xá, gói gọn trong khẩu hiệu của Tetzel: "Ngay từ lúc các đồng tiền trong két bạc rung vang, thì cũng là mùa xuân của linh hồn ở lò luyện ngục". Điều này đối với Luther là "một sự lừa đảo có thiện ý đến các tín hữu sùng đạo" và là một mần bệnh ràng ràng cần phải được cải cách (loại trừ) rộng rãi. Ghim một bản danh sách các vấn đề lên cửa nhà thờ, song song với bảng thông báo của truờngđại học, là một cách chuẩn để loan báo một cuộc tranh luận công cộng. 

Mặc dù họ đã được viết bằng tiếng Latin, "95 Luận đề" ngay lập tức gây ra một chấn động lớn, lần đầu tiên trong giới học thuật tại Wittenberg và sau đó làn đi xa hơn. Trong tháng mười hai vào năm 1517 phiên bản in của những luận đề này, dưới hình thức các tờ rơi và các trang khổ rộng, xuất hiện đồng thời tại Leipzig, Nuremberg và Basel, ấn phí được các bạn bè của Luther trả, những người mà ông đã gửi các bản sao cho. Bản dịch Đức ngữ, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong công chúng hơn so với các học giả và giáo sĩ nói tiếng Latin, được phát hành ngay sau đó và nhanh chóng lan rộng ra khắp các vùng đất nói tiếng Đức. Friedrich Myconius, một người bạn của Luther sau này đã viết rằng "chưa đầy 14 ngày trôi qua mà các luận đề đã được biết đến trên toàn nước Đức và trong vòng bốn tuần gần như tất cả Kitô Giáo đã quen thuộc với nó". 

Sự lây lan không chủ ý nhưng nhanh chóng của "95 Luận đề" báo cho Luther biết rằng phương tiện thông tin được truyền từ người này sang người khác có thể nhanh chóng đến được với nhiều độc giả. "Họ in và lưu hành vượt xa mong đợi của tôi", ông viết vào tháng 3 năm 1518 cho một nhà xuất bản ở Nuremberg, người đã xuất bản một bản dịch tiếng Đức của các luận đề này. Tuy nhiên, viết văn bản học thuật Latin rồi sau đó dịch sang tiếng Đức không phải là cách tốt nhất để truyền đạt đến công chúng rộng lớn hơn. Luther đã viết rằng ông "phải nói một cách khác và rõ ràng hon nếu biết những gì đang diễn ra". Đối với một xuất bản phẩm của mình vào cuối tháng đó "Bài giảng về ân xá và đặc ân", ông chuyển sang tiếng Đức, tránh những từ vựng địa phương để đảm bảo rằng lời nói của ông dễ hiểu từ Rhineland đến Saxony. Cuốn sách nhỏ, thành công ngay lập tức, và được coi như là điểm khởi đầu thực sự của phong trào Cải Cách. 

Môi trường truyền thông mà Luther đã thể hiện mình, đã áp dụng rất thành thạo có nhiều điểm chung với hệ thống trực tuyến của các blog, các mạng xã hội và trong các chủ đề thảo luận (forum). Nó là một hệ thống phân cấp nơi mà những người tham gia tự phân phối,và quyết định chung những thông điệp nào được phát tán rọng rãi thông qua những đường chia sẻ và giới thiệu. Các nhà lý luận về phương tiện truyền thông hiện đại, xem những người tham gia vào các hệ thống như là "công đồng mạng" (networked public), hơn là "độc giả", bởi vì họ làm nhiều hơn là chỉ tiêu thụ thông tin. Luther có thể đưa nguyên văn của một cuốn sách mới với một nhà in thân thiện (không nhận tiền công) và sau đó chờ cho nó từ từ đi qua các mạng lưới in ấn trên toàn nước Đức. 

Không giống như những cuốn sách lớn, vì chúng phải mất vài tuần hoặc vài tháng để sản xuất, một cuốn sách nhỏ có thể được in trong vòng một hoặc hai ngày là xong. Các cuốn trong ấn bản ban đầu, chi phí chỉ bằng giá một con gà, đầu tiên sẽ lan rộng ra khắp các thị trấn nơi nó được in. Những người ủng hộ Luther giớ thiệu cho bạn bè của họ. Nhà sách quảng bá nó và những người bán sách truyền tin đồn về nó. Các nhà buôn, thương gia và nhà truyền giáo sau đó mang những cuốn sách này đến các thị trấn khác, và nếu họ gây ra sự quan tâm đầy đủ, nhà in địa phương sẽ nhanh chóng sản xuất phiên bản riêng của họ, theo lô 1000 cuốn, với hy vọng kiếm lời nhanh chóng. Một cuốn sách được ưa chuộng từ đó sẽ lây lan nhanh chóng mà không cần sự tham gia của tác giả. 

Giống như khi Tweet "thích" ngày nay, số lượng tái xuất bản là một chỉ số cho biết sự phổ biến của một cuốn sách. Những cuốn sách nhỏ của Luther được công chúng mong đợi nhất, một đồng nghiệp nhận xét rằng nó "không được bán nhiều bằng số luợng bị tịch thu". Cuốn sách nhỏ đầu tiên của ông viết bằng tiếng Đức, "Bài giảng về ân xá và đạc ân", đã được tái bản 14 lần chỉ trong năm 1518 mà thôi, trong mỗi đợt tái xuất bản là 1.000 bản. Trong số 6.000 cuốn khác nhau mà đã được xuất bản trong các vùng đất nói tiếng Đức vào giữa năm 1520 và 1526, thì đã có khoảng 1.700 phiên bản từ các bài của Luther. Trong tất cả, khoảng 6-7 triệu cuốn đã được in trong thập kỷ đầu tiên của phong trào Cải Cách, hơn một phần tư trong số đó là của Luther. 

Mặc dù Luther là tác giả sung mãn nhất và phổ biến, nhưng cũng có nhiều người như ông ở cả hai bên của cuộc tranh luận. Tetzel, người bán ân xá, là một trong những người đầu tiên phản ứng bằng dưới dạng in ấn từ những luận đề của chính ông. Những người khác chấp nhận định dạng mới dưới dạng tập sách nhỏ để cân nhắc về giá trị lý luận của Luther, cả ủng hộ lẫn chống lại, cũng giống như các tranh luận của blogger. Sylvester Mazzolini bảo vệ Giáo hoàng chống lại Luther với "Đối thoại chống Luận án tự phụ của Martin Luther". Ông gọi Luther là "một người bị bệnh phong với một bộ não bằng đồng và một cái mũi bằng sắt" và bác bỏ bằng những lập luận của Luther trên cơ sở rằng Giáo hoàng không thể sai lầm. Luther, người đã không để yên cho bất kỳ thách thức nào mà trả lời, chỉ trong hai ngày để ông xuất bản ra những cuốn sách nhỏ của mình để đáp trả, tốt như ông đã nhận. Ông viết "Tôi xin lỗi vì giờ đây tôi khinh miệt Tetzel," ông viết. "Vô lý như anh ấy, anh ta là người sắc xảo hơn anh (Tetzel). Anh không trích dẫn nguồn Kinh Thánh nào. Anh cũng chả cung cấp được một lý lẽ nào". 

Công chúng có thể theo dõi và thảo luận những trao đổi quan điểm tới lui như vậy, trong đó mỗi tác giả trích dẫn từ đối thủ của mình để tranh luận. Ly kỳ và không tiền lệ đó là mọi người có cảm giác được tham gia vào cuộc tranh luận phát tán rộng rãi. Lập luận trong quan hệ xã hội của họ về giá trị của những quan điểm của Luther có thể được xem như là một phần của một nghị luận rộng lớn hơn, bao gồm cả lời nói và in ấn. Nhiều cuốn sách nhỏ kêu gọi người đọc thảo luận về nội dung của họ với những người khác và đọc cho những người mù chữ nghe. Mọi người đọc và thảo luận những sách này ở nhà với gia đình của họ, trong các nhóm bạn bè của họ, và trong các nhà trọ và quán rượu. Những cuốn sách của Luther đã được đọc tại buổi vui chơi ở Saxony và trong tiệm bánh ở Tyrol. Trong một số trường hợp toàn bộ các phường hội dệt hoặc những nguời làm da ở các thị trấn tuyên bố họ ủng hộ phong trào Cải Cách, cho thấy rằng các ý tưởng của Luther đã được tuyên truyền tại nơi những làm việc. Một người quan sát nhận xét vào năm 1523 rằng các bài giảng tốt hơn có thể được nghe trong những quán trọ của Ulm hơn là trong các nhà thờ, và ở Basel vào năm 1524 đã có những khiếu nại về những người rao giảng từ sách và tờ rơi trong quán rượu của thị trấn. Đóng góp vào các cuộc tranh luận từ vua Henry VIII của Vương quốc Anh, có luận thuyết tấn công Luther (đồng tác giả với Thomas More) đem về cho ông danh hiệu "người bảo vệ Đức Tin" từ Đức Giáo Hoàng, cho tới Hans Sachs, một thợ đóng giày từ Nuremberg, người đã viết một loạt bài hát cực kỳ phổ biến nhằm ủng hộ Luther. 

Một chiến dịch truyền thông đa phương 

Nó không phải chỉ là những từ ngữ đi song song theo mạng lưới xã hội của thời kỳ Cải Cách, nhưng âm nhạc và hình ảnh cũng thế. Các bản ballad tin tức, giống như cuốn sách nhỏ, là một hình thức tương đối mới của phương tiện truyền thông. Nó sắp đặt thành những ánh thơ và thường phóng đại của các sự kiện đương đại thành một giai điệu quen thuộc để nó có thể dễ dàng học được, hát và dạy cho người khác. Ballad tin tức thường là "contrafacta" (từ ngữ mới trong một gia điệu quen thuộc) cố tình nghiền lên một giai điệu đạo đức với lời bài hát thế tục hoặc thậm chí xúc phạm. Nó đã được phân phát dưới các hình thức của lời nhạc in sẵn, với lời chú giải để chỉ giai điệu nào nên hát. Một khi đã học nó có thể lây lan ngay cả trong số những người mù chữ thông qua việc thực hành hát tập thể. 

Cả hai bên Cải cách và Công giáo sử dụng hình thức mới để truyền bá thông tin và tấn công đối phương. "Chúng tôi bắt đầu hát một bài hát mới", Luther lần đầu tiên mạo hiểm vào các thể loại tin tức ballad, kể câu chuyện về hai vị tu sĩ đã bị xử tử ở Brussels vào năm 1523 sau khi từ chối từ bỏ niềm tin theo thuyết Luther của họ. Luther của kẻ thù lên án ông là kẻ chống Giê-su trong bài hát, trong khi người ủng hộ ông cũng làm như thế với Đức giáo hoàng và xúc phạm các nhà thần học Công Giáo ("Dê, ngừng đi những tiếng kêu với be be của mày", một trong số họ đã bị cảnh cáo). Luther được cho là đã là tác giả của "Bây giờ chúng ta đuổi Đức Giáo Hoàng", một đoạn nhái theo một bài hát dân gian gọi là "Bây giờ ta xua tan mùa đông", giai điệu mượn như thế này:

Bây giờ chúng ta xua đuổi Đức Thánh Cha
ra khỏi nhà thờ Chúa Kitô và nhà của Thiên Chúa.
nơi đây ông đã cai trị một cách chết người
và đã quyến rũ vô số các linh hồn.
Bây giờ hãy đi đi, hỡi đứa con đáng ghét,
ngươi, gái điếm của thành Ba-by-lôn. Ngươi là kẻ ghê tởm và kẻ chống đức Ki tô,
đầy những dối trá, chết chóc và xảo quyệt.


Những điêu khắc gỗ cũng là một hình thức tuyên truyền khác được dùng. Sự kết hợp của đồ họa mạnh mẽ với những trích dẫn đơn sơ, được in trên một tờ rơi khổ rộng, có thể truyền tải các thông điệp đến cho người mù chữ hoặc ít học và cũng như để công cụ trợ giúp trực quan cho các nhà truyền giáo. Luther nhận xét rằng "nếu không có những hình ảnh chúng ta không thể nghĩ cũng không hiểu bất cứ điều gì." Một số điêu khắc bằng gỗ với chủ đề tôn giáo tinh vi và những lời phức cảm thì chỉ có thể chỉ thông hiểu được với những người có giáo dục cao. "Passional Christi und Antichristi" (Sự thống khổ Chúa Kitô và kẻ chống Chúa Kitô), là ví dụ về một loạt các hình ảnh tương phản với lòng đạo đức của Chúa Kitô với sự suy đồi, tham nhũng của Đức Giáo Hoàng. Một số đáng kinh ngạc thô kệch và sinh động, chẳng hạn như "Nguồn gốc của các vị tu sĩ", hiển thị ba con quỷ bài tiết một đống ra các vị tu sĩ. Hay nhất trong số các tranh này được hoàn thành bởi Lucas Cranach, một người bạn của Luther. Đối thủ của Luther phản ứng lại với những điêu khắc gỗ của riêng họ: "Luther trò chơi của dị giáo" mô tả ông ta bị nung nấu trong một nồi hầm với ba con quỷ đun lửa, khói phát ra từ nồi có tên là dối trá, kiêu ngạo, ghen tị, dị giáo và v.v... 

Giữa đống các tờ rơi, sách nhỏ, các bản ballad và tượng điêu khắc gỗ, công luận rõ ràng là có lợi cho Luther. Một vị giám mục đã bứt rứt nói: "sự nhàn rỗihàn huyên và cuốn sách không phù hợp" đã làm hư con người. "Hàng ngày đã có vô vàn những cuốn sách về thuyết Lu-ti bằng tiếng Đức và Latin ... không có gì là bán được ở đây ngoại trừ những gì của Luther", Aleander than thở, tùy viên của Leo X tại Đức vào năm 1521. Hầu hết trong số 60 giáo sĩ đã tập hợp lại để ủng hộ Đức Giáo Hoàng qua những bài luận, nhưng đã làm như vậy bằng tiếng Latin, ngôn ngữ truyền thống của thần học chứ không phải bằng tiếng Đức, nên đã không thể mang thông điệp tới gần với dân chúng. Trường hợp những tác phẩm của Luther lây lan như cháy rừng, trong khi các cuốn sách nhỏ của giáo sĩ thất bại. Nỗ lực kiểm duyệt cũng thất bại. Các nhà in tại Leipzig đã bị cấm xuất bản hoặc bán bất cứ điều gì có dính líu đến Luther hoặc các đồng minh của ông ta, nhưng các tài liệu in ấn ở những nơi khác tiếp tục được mang vào thành phố. Hội đồng thành phố than phiền với các công tước của Saxony rằng các nhà in phải đối mặt với mất "nhà nvà tất cả các sinh kế của họ" bởi vì "điều mà người ta sẵn sàng bán, và có nhu cầu mua cao thì họ lại không được phép lưu giữ hoặc bán." Họ đã được rất nhiều cuốn các sách Công Giáo "nhưng những gì họ có phong phú đầy tràn thì không có ai muốn mua và thậm chí còn không được cho đi". 

Kẻ thù của Luther ví sự lan truyền của những ý tưởng của ông giống như là mầm mống bệnh. Sắc lệnh của giáo hoàng đe dọa Luther với vạ tuyệt thông vào năm 1520 mục tiêu là "để cắt đứt sự tăng tiến của bệnh dịch và di căng này, do đó nó sẽ không còn lây lan thêm nữa". Các sắc lệnh WORMS vào năm 1521 cảnh báo rằng sự lan truyền thông điệp của Luther phải được ngăn chặn, nếu không "toàn bộ Đức quốc, và sau đó tất cả các quốc gia khác, sẽ được bị lây nhiễm bệnh rối loạn tương tự này". Nhưng đã quá muộn, sự lây lan đã thống trị toàn Đức quốc và xa hơn nữa. Để sử dụng thành ngữ hiện đại, thì có nghĩa là thông điệp của Luther đã trở thành một cơn sốt thông tin (gone viral). 

Từ Wittenberg đến Facebook 

Trong những năm đầu của cuộc Cải Cách thể hiện hỗ trợ cho quan điểm của Luther, thông qua giảng dạy, giới thiệu một cuốn sách hoặc hát một bản ballad tin tức nhắm vào Đức Giáo Hoàng, là lợi hại. Bằng cách dập tắt các vụ nổi dậy biệt lập của phe đối lập nhanh chóng, chế độ chuyên quyền ngăn cản đối thủ của họ lên tiếng và liên kết lại với nhau. Một vấn đề khó là hành động tập thể như vậy đã phát sinh khi mọi người không hài lòng, nhưng không chắc chắn rằng sự bất mãn của họ được rộng rãi ủng hộ, Zeynep Tufekci, một nhà xã hội học tại Đại học Bắc Carolina, đã quan sát thấy sự liên kết với cách mạng mùa xuân Ả Rập. Các chế độ độc tài ở Ai Cập và Tunisia, bà lập luận, sống sót lâu như thế là bởi vì mặc dù nhiều người dân đãbất bình sâu nặng với chế độ, nhưng họ không chắc chắn rằng những người dân khác cũng cảm thấy bất mãn giống như họ. Giữa những sự bùng phát của tình trạng bất ổn vào đầu năm 2011, thì các trang mạng xã hội đã cho phép nhiều người (sử dụng) gửi các tín hiệu ưa thích của họ đồng loạt tới những người bạn của họ một cách nhanh chóng, trong một "dòng thác thông tin" đã tạo ra động lực cho các hành động tiếp theo. 

Điều tương tự xảy ra trong cuộc Cải Cách. Sự gia tăng sự phổ biến của các cuốn sách nhỏ trong thời gian 1523-1524, phần lớn trong số họ ủng hộ cải cách, phục vụ như một cơ chế tín hiệu tập thể. Như Andrew Pettegree, một chuyên gia về cuộc Cải Cách tại Đại học St Andrew, nói trong cuốn "Cải cách và văn hóa của sự thuyết phục", "Nó là các sự dư thừa các danh hiệu, tạo ra ấn tượng của một triều áp đảo, một phong trào không thể ngăn cản của ý kiến ... Các cuồn sách nhỏ và người mua của họ đã cùng nhau tạo ra ấn tượng của một lực lượng không thể chống lại". Mặc dù Luther đã bị tuyên bố là một dị giáo vào năm 1521, và sở hữu hay đọc tác phẩm của ông đã bị cấm bởi nhà thờ, phạm vi chính trị địa phương và sự hỗ trợ rộng rãi cho Luther đã giúp ông thoát khỏi án tử hình và phong trào cải cách đã được thành lập trong hâù hết toàn Đức quốc. 

Xã hội hiện đại có xu hướng coi chính nó như là bằng cách nào đó tốt hơn so với những xã hội trước đó và trước sự tiến bộ kỹ thuật đã củng cố thêm cảm giác ưu việt này. Nhưng lịch sử dạy chúng ta rằng không có gì mới dưới Ánh dương. Robert Darnton, một nhà sử học tại Đại học Harvard, người đã nghiên cứu chia sẻ thông tin mạng trước cách mạng Pháp, lập luận rằng "những kỳ công của công nghệ thông tin hiện tại đã sản sinh ra một ý thức sai lầm về quá khứ, ngay cả truyền thông cũng không có tiền sử, hoặc không có gì quan trọng để xem xét trước khi có truyền hình và internet "phương tiện truyền thông xã hội không phải là chưa từng có: đúng hơn, là sự tiếp tục của một truyền thống lâu đời... Mạng lưới kỹ thuật số hiện đại có thể có thể làm điều đó nhanh hơn nhiều, nhưng thậm chí 500 năm trước, sự chia sẻ các phương tiện truyền thông có thể đóng một vai trò hỗ trợ trong sự kết tạo thành một cuộc cách mạng. Hệ thống phương tiện truyền thông xã hội ngày nay không những chỉ kết nối chúng ta với nhau mà thôi: nó còn liên kết chúng ta với quá khứ nữa. 


Chuyển ngữ



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo