Khi lòng người dậy sóng thì: cưỡng chế bất thành! - Dân Làm Báo

Khi lòng người dậy sóng thì: cưỡng chế bất thành!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

Hai kịch bản cưỡng chế “BI-HÀI” của Lê Văn Hiền CT/UB/H Tiên Lãng

“ĐẠO LÝ QUANG MINH THẮNG CƯỜNG QUYỀN TĂM TỐI” Chủ đầm bị cưỡng chế bất thành là ông Nguyễn Thế Đọc, thường trú tại xã Nam Hưng. Ngày 20/3/1998, UBND huyện Tiên Lãng ký quyết định cho hộ ông Đọc thuê 30ha đất đầm bãi nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Đông – Tây Hưng.

Quyết định cho thuê đất do ông Ngô Quốc Chãi (khi đó là trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lãng ký).

Thời hạn cho thuê đất của ông Đọc là ngày 31/12/2005. Thế nhưng, huyện đã cưỡng chế thu hồi trái pháp luật trước thời hạn (luật ĐĐ/2003).


Trước khi cưỡng chế thu hồi đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, huyện Tiên Lãng đã hai lần cưỡng chế đối với hai chủ đầm tại xã Tây Hưng và Tiên Thắng.

Ngày 25/6/2004, UBND huyện Tiên Lãng ban hành QĐ số 213 về việc thu hồi toàn bộ diện tích đầm bãi này của gia đình ông. Thời hạn thuê đất chưa hết hạn, quyết định thu hồi không được đền bù, không đúng Pháp Luật ông Đọc kiên quyết không bàn giao.

Ngay sau đó, ông Đọc viết đơn kiến nghị đề nghị huyện tiếp tục cho thuê đất khi chưa hết hạn sử dụng, đơn xin được nộp thuế để được giao đất theo luật ĐĐ 2003... Tuy nhiên, UBND huyện vẫn không đồng tình.

Thời điểm gia đình ông Nguyễn Thế Đọc nhận quyết định thu hồi, hàng chục chủ đầm khác có đầm bãi tại xã Đông Hưng, Tây Hưng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Thông tin với VietNamNet, ông Đọc cho biết: thời điểm đó (khoảng giai đoạn 2004 – 2007), các chủ đầm bãi tại hai xã Đông Hưng, Tây Hưng lúc nào cũng ở hoàn cảnh hoang mang, lo lắng.

Việc duy nhất mà họ biết làm khi đó, là viết đơn kiến nghị tập thể gửi lên huyện, để xin huyện gia hạn cho thuê đầm bãi. Khi UBND huyện không đồng tình, các chủ đầm viết đơn kiện vụ án hành chính ra TAND huyện Tiên Lãng.

Ông Đọc nhớ lại: khi đó, khu đầm bãi nuôi trồng thủy sản của chúng tôi tại hai xã Đông Hưng, Tây Hưng bị thu hồi có tổng diện tích là 130ha, rơi vào hơn chục hộ, gồm có: hộ Nguyễn Văn Quyết – 9ha; Phạm Văn Tý - 9ha; Nguyễn Thế Sao - 5,3ha; Hoàng Văn Trương - 09ha; Hoàng Văn Thực - 10ha; Nguyễn Thế Đọc - 30ha; Phạm Hữu Thảo – 10ha; Phạm Hữu Sáng - 10ha; Dương Văn Nhất - 10ha; Vũ Văn Tân - 7ha; Phạm Văn Lẻn (xã Đông Hưng - 7ha; Phạm Văn Trung, Nguyễn Trọng Tính mỗi hộ 03ha; Nguyễn Trọng Viên - 4,3ha…

Quyết định thu hồi đầm bãi của huyện, ông Đọc nhận được từ năm 2004. Tuy nhiên, sau rất nhiều đơn thư kiến nghị ông gửi lên nhưng không được huyện giải quyết. Đến ngày 18/7/2008, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền mời ông Đọc lên trụ sở huyện làm việc.

“Ông Hiền cho biết, nếu chúng tôi không bàn giao đầm bãi, sau bốn ngày (27/8/2008) huyện sẽ cho lực lượng cưỡng chế”.

Ông Nguyễn Thế Đọc thuật lại: sáng 22/8/2008, tôi thấy đài truyền thanh của xã đọc ra rả nội dung thông báo huyện sắp cưỡng chế thu hồi đất của gia đình mình. Sáng ngày hôm sau, 23/8/2008, hàng trăm dân quân, tự vệ, công an viên, lực lượng liên ngành của bốn xã và từ huyện kéo xuống đầm nhà tôi.

Khi đó, ông Thụ (trưởng Ban dự án nuôi tôm xuất khẩu) đưa cẩu (máy xúc) ra phá đầm nhà tôi. Nhà tôi đông lực lượng, anh em trong nhà tính theo đầu đinh đã lên tới bốn, năm chục người. Mà anh thấy, dân lao động vác đất như chúng tôi khỏe lắm, cùng tụ hội, cùng chung một ý chí vì sự sống còn chống lại, bảo vệ thành quả từ mồ hôi công sức của mình.

Tôi cương quyết không khoan nhượng, yêu cầu lập biên bản rõ ràng về lý do phải ghi phù hợp căn cứ vào Luật nào? tại sao lại phá đầm nhà tôi. Biên bản lập xong, có chữ ký của đầy đủ các ban ngành… Hôm đó, dân các xã kéo đến đầm nhà tôi đông lắm! Cùng chung nổi bức xúc.

Sau khi biên bản được ký, lực lượng thực hiện cưỡng chế thấy đuối lý cũng tự rút lui. Từ đó đến nay, 30ha diện tích đầm bãi của gia đình ông Đọc vẫn ở dạng “lừng khừng”: huyện không thu hồi được, và người dân cũng không dám mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản như trước,vẫn sợ rũi ro?

Đối với hơn chục chủ đầm cũng trong hoàn cảnh bị thu hồi như gia đình ông Đọc (tại xã Đông Hưng và Tây Hưng), thời điểm hiện tại cũng không khác gì, thiệt hại biết bao nhiêu mà kể hết, cứ như bị trói tay chân.

“Chúng tôi xin thuê tiếp, xin được nộp thuế nhưng không được huyện giải quyết. Huyện thu hồi nhưng không đền bù, anh em tôi đời nào chấp nhận được” bởi chúng tôi xem xét luật Đât Đai ,lẽ phải hoàn toàn thuộc về chúng tôi – Còn họ, nói là chính quyền nắm luật nhưng bất chấp thì làm thế nào nói cho dân nghe ?? Vẻ rầu rĩ không giấu trên gương mặt khắc khổ của chủ đầm Nguyễn Thế Đọc.

Ông Đọc nhận định rằng: trước tết, họ (UBND huyện Tiên Lãng) định cưỡng chế đầm của Vươn xong nếu thành công sẽ đến lượt đầm của Luân (Vũ Văn Luân, xã Hùng Thắng) và đầm của tôi. Nhưng, may mà... ông Vươn không đầu hàng số phận…

Những câu chuyện người thực, việc thực mà chúng tôi tìm hiểu được trong suốt những ngày “nằm vùng” ở Tiên Lãng, được nghe từ chính trong lòng người nông dân kham khổ “bán mặt cho đất,bán lưng cho trời” đã vẽ lên một thực trạng rất bi đát : Không riêng xã Vinh Quang, chủ trương giao đất bãi bồi ngắn hạn, thu hồi không bồi thường, hoàn toàn trái pháp luật mà đó lại là chủ trương phổ biến trên toàn huyện Tiên Lãng , Liệu có còn huyện nào nữa không ? Nhưng không hiểu tại sao các bộ phận Tài Nguyên Môi Trường, sở Tư Pháp,viện KSND,Đại Biểu Quốc Hội và UBND/TP/Hải Phòng cứ điềm nhiên toạ thị ?? không lẽ đó là phụ kiện “luật Riêng” của TP/HP bên cạnh Luật đất đai của Hiến Pháp và nghị định pháp quy nhà nước ? . 

Người dân Tiên Lãng kỳ vọng vào một chính sách quản lý, công khai đúng theo luật đất đai 2003 để khai thác hết tiềm năng từ ao đầm tự tạo. 

VÀ KHI NGƯỜI DÂN NGOAN NGOÃN NGHE THEO LỜI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC “SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT” 

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Đó là trường hợp của ông Lê Đình Thảo (xã Tiên Thắng) – trường hợp bị cưỡng chế thu hồi 70ha đầm bãi từ năm 2008, đã uất ức lâm trọng bệnh lìa đời sau 3 năm vác đơn, mấy chục bận đi các nơi khiếu kiện, tới nay vợ con cũng còn cũng còn tiếp tục kiện... ( bà vợ ông Thảo là một trong những người dân được ông Nguyễn Văn Thành Bí Thư TP/HP tiếp kiến sau v/v Tiên Lãng, lần đầu tiên sau 4 năm gia đình bà đi khiếu nại). 

Vẫn chung một “số phận” về thời hạn giao đất, thời điểm thu hồi và cơ chế khi thu hồi; vẫn một “kịch bản” giằng co giữa người thuê đầm và cơ quan đi thu hồi… Tuy nhiên, câu chuyện của ông Thảo dài hơn, nhiều tình tiết hơn và cũng cay đắng hơn rất nhiều.

Trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 02/2/2012, người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng vẫn nhắc đến câu chuyện về việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa của ông gia đình ông Lê Đình Thảo này để cho rằng, đó là một chính sách đúng đắn, mang lại hiệu quả, vì sau khi thu hồi diện tích đất trên của ông Thảo, xã đã tổ chức đấu giá cho các hộ dân, thu được nguồn thu ngân sách rất lớn cho xã. (?) Từ thành công này, Tiên Lãng đã quyết định “áp dụng” thực hiện ở các xã lân cận, trong đó có Vinh Quang.

(Người ta buộc phải tự hỏi có còn là kỹ cương phép nước? khi: Thật lạ lùng, chánh văn phòng một huyện lại ngang nhiên bác bỏ một Công Văn cảnh cáo từ cấp trên mình, do ông Ngô Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP/HP ký , công văn số 408/TB-STP rằng: “UBND huyện Tiên Lãng quy định cho phép mình được quyền quản lý diện tích đất này là chưa phù hợp về thẩm quyền và không thống nhất với tên gọi của văn bản. UBND huyện Tiên Lãng quy định việc thu hồi đất hết thời hạn để chuyển sang hình thức thuê đất, đấu giá, đấu thầu là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai và không thống nhất với điều 7 của chính quyết định này.) Nhưng nghiêm trọng hơn hết là ông chánh văn phòng không cần biết đến Luật Đất Đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP 29/10/2004/TT/CP.

Nội dung này cũng đã được Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng đăng tải trong một thời gian dài qua.

Tuy nhiên, sau kết luận của Thủ tướng vào chiều ngày 10/2 vừa qua, câu chuyện đã hoàn toàn được lật lại...

Ngày 13/2/2012 - Công an vào cuộc điều tra một vụ cưỡng chế đất đai nghiêm trọng khác ở Tiên Lãng TP/HP.

Trước ông Đoàn Văn Vươn, gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng cũng lâm vào cảnh tương tự. Được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, bỏ công bỏ của, chồng ngày đêm ngoài bãi, vợ vác rá đi vay gạo khắp làng trên xóm dưới để nuôi nhân công đắp đê chống bão cũng gian nan y hệt ông Vươn. 

Sau mấy năm liên tục bỏ công của mồ hôi nước mắt, một vùng đất màu mỡ được hình thành, ông Thảo được sử dụng 15% để cấy lúa 1 vụ, được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19.6.1992 đến 16.9.2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu.

(Đối chiếu với luật Luật Đất Đai hiệu lực từ 2003 là hoàn toàn sai trái, theo Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ đất Nông Nghiệp khai hoang từ bãi bồi đó được điều chỉnh tự động thời gian giao đất là 20 năm, hết hạn, nếu còn năng lực đầu tư sản xuất thì được tiếp tục giao hay thuê đất, mà không được phép thu hồi (theo TS Đặng Hùng Võ). 

Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất (điều này hoàn toàn đúng pháp luật).

Thế nhưng, một văn bản đúng luật này đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng. Nhưng ngược lại, hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ. 

(Đây là một sự vi phạm pháp luật “trầm trọng”: Luật đất đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004)

Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế. Không có tiếng mìn nổ. Không có tiếng súng. Vì Cả nhà ông Thảo dù rơi nước mắt vẫn kiên nhẫn đứng nhìn mà không chống lại cứ tin rằng sau vụ việc cưỡng chế sai pháp luật này mình còn quyền mang đơn đi kêu cứu. Vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ còn được chấp nhận. và hy vọng pháp luật sẽ quang minh chính trực sửa lại cái sai. Nhưng gia đình ông đã lầm, ngay cả TAND Tối cao cũng như bị bịt mắt để xã và huyện Tiên Lãng đấu giá toàn bộ công lao mồ hôi nước mắt gia đình ông mà Luật Đất Đai và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ) thì không cho phép làm điều phi pháp này. 

TIN TỨC LIÊN QUAN THEO SAU VỤ VIỆC NÀY 

Anh Lê Đình Tân (con trai ông Lê Đình Thảo) ở xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết, trưa 13.2, một đoàn công tác của Công an Hải Phòng đã đến gia đình anh làm việc. Các điều tra viên đã hỏi gia đình anh Tân về vụ việc cưỡng chế hơn 70ha đầm xảy ra năm 2008, đề nghị gia đình cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan.

Câu hỏi các điều tra viên đặt ra là: Việc thu hồi của huyện có bồi thường cho gia đình không? Những tài sản gì của gia đình bị mất mát sau buổi cưỡng chế? Khi xã tổ chức đấu thầu, gia đình có tham gia bỏ thầu không?

Anh Nguyễn Đình Tân đã trả lời các câu hỏi của điều tra viên về việc gia đình bị thu hồi đất mà không hề được bồi thường, nhiều tài sản của gia đình, trong đó có nhiều thủy sản chưa kịp thu hoạch đã bị mất trắng; khi xã tổ chức đấu thầu khu đầm nói trên, gia đình đã bỏ thầu với giá 2.650 triệu đồng nhưng không trúng thầu (người trúng thầu bỏ thầu với giá 2.850 triệu đồng).

(Đây lại là một hành vi lộng quyền vi phạm pháp luật “Nghiêm Trọng” từ UBND/xã Tiên Thắng và Huyện Tiên Lãng vì Ngay từ năm 2009 sở tư pháp TP /Hải Phòng đã có văn bản số 408/TB - STP do ông Ngô Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp ký thông báo kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại huyện Tiên Lãng, đã cảnh báo UBND /Tiên Lãng đang vi phạm Luật Đất Đai vì: “Quy định thu hồi đất khi hết thời hạn để chuyển sang hình thức cho thuê đất (hay đấu thầu) là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai. Và việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đối với phần diện tích theo quy định này chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định. UBND các quận, huyện không có thẩm quyền quy định) 

Sau buổi làm việc, Đoàn công tác đề nghị anh Tân dẫn ra kiểm tra thực tế khu đầm trước đây đã cưỡng chế, ở phía ngoài sông Văn Úc. Trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 02/2/2012, người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng vẫn nhắc đến câu chuyện về việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa của ông gia đình ông Lê Đình Thảo nói trên để cho rằng, đó là một chính sách đúng đắn, mang lại hiệu quả, vì sau khi thu hồi diện tích đất trên của ông Thảo, xã đã tổ chức đấu giá cho các hộ dân, thu được nguồn thu ngân sách rất lớn cho xã. Từ thành công này, Tiên Lãng đã quyết định “áp dụng” thực hiện ở các xã lân cận, trong đó có Vinh Quang. 

(Người ta buộc phải tự hỏi có còn là kỹ cương phép nước? khi: Thật lạ lùng, chánh văn phòng một huyện lại ngang nhiên bác bỏ một Công Văn cảnh cáo từ cấp trên mình, do ông Ngô Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP/HP ký, công văn số 408/TB-STP rằng: “UBND huyện Tiên Lãng quy định cho phép mình được quyền quản lý diện tích đất này là chưa phù hợp về thẩm quyền và không thống nhất với tên gọi của văn bản. UBND huyện Tiên Lãng quy định việc thu hồi đất hết thời hạn để chuyển sang hình thức thuê đất, đấu giá, đấu thầu là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai và không thống nhất với điều 7 của chính quyết định này.) Nhưng nghiêm trọng hơn hết là ông chánh văn phòng không cần biết đến Luật Đất Đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP 29/10/2004/TT/CP.

Trong mọi cuộc tranh chấp đất đai, nhất là với chính quyền, người dân chỉ có duy nhất một nơi để gửi niềm tin mà bám víu vào công bằng chân lý đó là cơ quan Pháp Luật mà Tòa Án là chủ thể thực thi phán xét. Ông Đoàn Văn Vươn trước khi chống lại cưỡng chế vũ lực cũng đã tin vào Tòa Án hành chính TP/Hải Phòng là nơi có tiêu chí “Đưa ra những phán quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước những hành vi hành chính và quyết định hành chính trái pháp luật của người đứng đầu cơ quan nhà nước.” Khi ông Đoàn Văn Vươn khởi kiện quyết định thu hồi đất trái pháp luật của Chủ tịch/Huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền, thì tại đây bản chất cao đẹp ấy đảo ngược hoàn toàn, toà án này lại đứng ra bảo vệ hành vi trái pháp luật của chính quyền. Tháng 4.2010, ông Vươn được Toà mời lên làm việc, khi đó có đại diện UBND huyện Tiên Lãng. Dưới sự chứng kiến của thẩm phán TAND TP, vì đuối lý, biết là thu hồi trái Luật, người đại diện UBND huyện hứa, nếu ông Vươn rút đơn kháng cáo, UBND huyện sẽ tạo điều kiện cho ông Vươn thuê đất. Thẩm phán tại toà lúc đó đã lập biên bản, ghi rõ ý kiến này của đại diện UBND huyện, có chữ ký của cán bộ huyện, có chữ ký của thẩm phán, có dấu của TAND/TP/HP. Ông Vươn tin tưởng sẽ được cho thuê đất thật, nên rút đơn. Nhưng đơn vừa rút thì huyện Tiên Lãng lập tức ban hành lệnh cưỡng chế thu hồi đất theo bản án sơ thẩm còn hiệu lực. Ông Vươn quay lại toà khiếu nại thì phía toà án lắc đầu nói không có trách nhiệm trong biên bản thiết lập tại toà này dù có con dấu của Tòa? – Cứ như là UBND/huyện bắt tay cùng toà án lừa bịp người dân, nếu không có sự “lừa bịp” này thì đơn ông Vươn chưa rút và việc cưỡng chế chưa diễn ra!.

Hởi ơi! Hai trường hợp cụ thể người dân bám víu vào cơ quan thực thi Pháp Luật như cái phao duy nhất cuối cùng. Thì Tòa Án hành chính TP/Hải Phòng tạo điều kiện, làm chứng cho cho chính quyền “Lừa Bịp” người dân, còn TAND/Tối Cao thì “Nhân Cách và Liêm Sĩ” lại Tối Thấp, như ảo thuật gia biến có thành không, không thành có, luật là ta, ta là luật mà không đoái hoài đến “sự thật là chân lý của mọi chân lý”.

Tới đây thì nếu được phép (người ghi lại sự việc này) xin các vị thẩm phán toà án, những người dự kiến sẽ chủ toạ phiên toà xét xử hai anh em Ông Đoàn Văn Vươn và người thân sắp tới đây một câu hỏi nhỏ, nhẹ nhàng thôi: Ông Vươn liệu có tội không? khi chỉ còn một niềm tin duy nhất vào khẩu súng tự tạo để bảo vệ mình và gia đình cùng tài sản mồ hôi nước mắt chứ không còn dám tin vào ai khác, khi mà cả hai cấp tòa án, những quan tòa như những diễn viên kịch nói điệu nghệ, chứ không thể là những người cầm cân nảy mực.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo