Nhà thờ Thủ Thiêm sẽ bị san bằng vào tháng 6 tới? - Dân Làm Báo

Nhà thờ Thủ Thiêm sẽ bị san bằng vào tháng 6 tới?

Thụy Minh, VRNs (19.03.2012) – Sài Gòn – Sẽ cố thủ đến hơi thở cuối cùng: “Chủ chiên chỉ được quyền canh giữ chiên và đất của đoàn chiên. Chủ chiên không được quyền bàn giao đất của chiên cho ai khác, vì đất không phải thuộc quyền sở hữu của chủ chiên. Giữ thì được, mà giao thì nhất quyết là không!” Đó là khẳng định của cha Gioan Baotixita Lê Đăng Niêm, chánh xứ Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn, với những người quan tâm đến nhà thờ Thủ Thiêm khi biết tin nhà cầm quyền Sài Gòn đang gây sức ép mạnh với đe doạ tháng 6 năm 2012 này sẽ san bằng Thủ Thiêm, trong đó có các ngôi chùa, nhà thờ và tu viện Dòng Mến Thánh Giá.

Lời đe doạ này xuất phát từ một đề án đã được Sài Gòn thông qua từ 27.12.2005. Theo đó Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 7 km² được gán cho một vài trò “quan trọng” đối với Sài Gòn tương lai như Phố Đông của Thượng Hải, thuộc Trung Quốc. Theo quy hoạch 1/2000 đã được Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt, Thủ Thiêm sẽ là quận trung tâm mới của Sài Gòn với khu trung tâm thương mại, tài chính gồm các tòa nhà cao 10-40 tầng, và một số khu 32 tầng, khu dân cư đáp ứng chỗ ở cho 130.000 người và 1 triệu khách vãng lai. Hơn một nửa diện tích của khu đô thị sẽ được dành cho cây xanh và giao thông. Đây là khu đô thị sinh thái đậm chất Nam Bộ với hệ thống kênh rạch, ao hồ được nạo vét và giữ nguyên.

Dự án không khả thi và có nguy cơ phá vỡ cấu trúc thổ nhưỡng đất Sài Gòn và đẩy đến tình trạng khủng hoảng giao thông ngay khi đô thị Thủ Thiêm hoạt động.

Trước 1975, nhất là các nhà quy hoạch đô thị thời Pháp luôn luôn nhấn mạnh tránh phát triển Sài Gòn về hướng Nam, Đông Nam – khu vực dự định sẽ xây đô thị Thủ Thiêm – vì vùng đất này thấp, xây dựng hạ tầng tốn kém và chịu nhiều rủi ro như sạt lở, lún đất. Các chuyên gia cũng đã khuyến cáo nếu muốn giải quyết tạm thời chuyện lún đất và sạt lở này cần phải lấy đất từ đồi núi của 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình ThuậnLâm Đồng về đắp để tránh ngập cho khu vực này.

Wikipedia cho biết: “Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, kỹ sư Trần Lê Quang, và nhà quy hoạch đô thị người Mỹ Doxiadis đều cho rằng hướng phát triển chính của thành phố là hướng Bắc, Đông Bắc gồm Thuận An (tỉnh Bình Dương) và thành phố Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai) và hướng Tây Bắc ở khu vực Củ Chi. Tuy nhiên viên chức Sở Quy hoạch – kiến trúc của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng các nhà thiết kế dự án đã nghiên cứu để hiểu rõ quy luật song”.

Dựa trên quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt năm 2005, chúng tôi nhận thấy:

Dân số Sài Gòn là 6.611.600 người/2.095 km2, mật độ dân cư là khoảng 3 người/1m2 hoặc 366 người/1km2. Còn tại khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quy hoạch sẽ có 130.000 người ở thường trực và 1 triệu người vẵng lai / 7km2, tức mật độ dân cư cho dân sinh sống thường trực ở vùng này sẽ là 18,4 người/1m2, hay 1.840 người / 1km2. Tức là đông gấp 6 lần mật độ hiện nay của Sài Gòn. Ngay mật độ như hiện nay thôi thì cũng đủ làm cho dân cư Sài Gòn cảm thấy ngợp rồi. Số diện tích của nhà cao tầng (từ 10 – 40 tầng) xin dành cho 1 triệu khách vãng lai.

Với số dân như thế này thì chỉ nguyên chuyện tổ chức phương tiện giao thong thôi cũng đã gặp bế tắt.

Với số dân 130 ngàn người thường trú và giả thiết ai trong số họ cũng thích di chuyển bằng giao thông công cộng là xe buýt thì cứ 1.000 người cần 20 xe buýt lớn, có thể chuyên chở 50 người, 130 ngàn cần phải có 2.600 xe buýt để di chuyển. Nếu chia đều nhu cầu đi lại cho 24h/ngày thì cần 140 xe buýt di chuyển/60 phút trong điều kiện xe phải làm việc 24/7.

Cộng thêm với lượng khách vãng lai trung bình ở mỗi thời điểm là 500.000 người (vì con số 1triệu có thể là con số tối đa), lượng xe cần có để cho những người này ra vào đô thị Thủ Thiêm tôi thiểu phải thêm 560 xe buýt lớn di chuyển/60 phút. Nâng tổng số xe buýt tối thiểu phải có để dân có thể di chuyển được là 700 xe buýt cùng chạy một lúc trong suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Theo ông giám đốc Công ty xe buýt Sài Gòn cho biết, một ngày tại Sài Gòn, lượng xe buýt đang lăn bánh trên mọi tuyến đường là 1.800 xe, chạy từ 5 giờ sang đến 21 giờ tối (chỉ trong 16/24 giờ mỗi ngày). Nếu tăng số giờ lưu thông lên 24/24 thì sẽ cần 2.500 xe cùng chạy.

Với diện tích 2.095.600 km2 để lưu thông 1.800 xe buýt mà chúng ta vẫn nhận ra ùn tắc giao thông trong những giờ cao điểm thì với chỉ 7km2, làm sao có thể thiết kế đủ đường để cho 700 xe buýt loại lớn cùng chạy một lúc.

Nhà thờ Thủ Thiêm 

Nhà thờ Thủ Thiêm nhìn từ bên bến Bạch Đằng

Dự án đô thị Thủ Thiêm xoá dấu vế truyền thống văn hoá Nam Kỳ ở Sài Gòn.

Trước đây, khi Việt Nam chưa thuộc quyền đô hộ của người Pháp, Thủ Thiêm gần như hoang vu với rừng tràm, không khác gì truông nhà Hồ dưới thời Chúa Nguyễn, dân cư chỉ ở thưa thớt ven rừng. Trong rừng là giang sơn của thú dữ, rắn rết và giặc cướp đã dùng nơi đây làm sào huyệt để lẩn trốn mỗi khi cướp của giết người. Quan quân không bao giờ dám vào đây để truy tầm.

Giáo họ Thủ Thiêm ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 19, nằm đối diện bên kia sông của thành Sài Gòn. Thời trước, nơi đây không có người theo đạo sinh sống vì là nơi hay bị bắt bớ đạo.

Tháng 2 năm 1859, khi quân Pháp chiếm được thành Sài Gòn, người dân địa phương bỏ chạy hết để lánh nạn. Nhưng nhiều người giáo dân ở các nơi vùng Gia Định, Biên Hòa lại kéo đến sinh sống, cất nhà cửa. Lúc đó chính quyền đã bán rẻ đất cho dân và đặc biệt còn tặng cho các tín hữu một ngôi đình bỏ hoang gần chợ, rồi cho thêm đất đai. Thế là một ngôi nhà thờ được hình thành. 

Giáo xứ Thủ Thiêm chỉ có 4.000 giáo dân, nhưng cha sở Gioan Baotixita Lê Đăng Niêm và cha phó Laurensô Hoàng Bá Quốc Huy phải giúp phần thiêng liêng cho hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là một cộng đoàn độc lập nằm trong ranh giới xứ đạo. Một nhà nguyện nằm dọc theo con đường cạnh bờ sông Sài Gòn cách giáo xứ 3 km, và còn công việc mục vụ cho giáo dân ở làng phong Thanh Bình.

Theo http://thodia.vn/, thời vua Minh Mạng, đạo bị bách hại dữ dội, nhất là trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi năm 1833, chính quyền bắt hại đạo dữ dội hơn, tàn phá các nhà thờ, tu viện. Nhiều Tu viện bị phá hủy hoàn toàn, chính vì thế các nữ tu của các Tu viện này đã chạy tứ tán khắp nơi. Một số gặp nhau ở Thủ Thiêm và dừng chân ở đây vào khoảng năm 1840. Nhưng chẳng được bao lâu, chị em lại phải đi lánh nạn, tá túc ở Xóm Chiếu, Rạch Chông,… vì tình hình an ninh quá bất ổn, quân Pháp chuẩn bị tiến vào Sài Gòn, bên cạnh đó, vùng Thủ Thiêm lại bị cọp beo hoành hành dữ dội.

Nhà nguyện tu viện Dòng MTG Thủ Thiêm 

Riêng với Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, một cộng đoàn tu trì của phụ nữ có sớm nhất, trước cả mến Thánh Giá Chợ Quán. Nay Nhà dòng trú quán tại 76 khu phố 1, phường Thủ Thiêm, Quận 2, Sài Gòn.

Hiện nay nữ tu Maria Lê Thị Thảo làm tổng phụ trách, điều phối hoạt động của 440 nữ tu ở các lãnh vực giáo lý đức tin, y tế, giáo dục, xã hội.

Các nữ tu cho biết sẽ không bao giờ rời bỏ mảnh đất của tổ tiên, và việc gìn giữ này không chỉ cho đạo Công giáo, mà còn cho đời sống tâm linh của dân Việt Nam.

Cách đây một tháng, khi chúng tôi viếng thăm, các nữ tu cho biết, ngôi nhà trước đây bị tịch thu không giấy tờ, để làm trường học. Nay trường đã dời đi, đáng ra phải trả lại cho Nhà Dòng thì công an lại đến chiếm làm trụ sở mới.

Ngoài hai cơ sở Công giáo lớn, tồn tại trên 150 năm, còn có rất nhiều chùa chiền.

Thầy Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì cho biết có lần đã nói rõ với các cán bộ có trách nhiệm đến thuyết phục thầy đi chổ khác để giải toả chùa rằng: Dù là dự án nào thì cũngt sẽ có con người đến sống và làm việc. mà con người thì cần có tâm linh và phải có nơi trốn phục vụ đời sống tâm linh cho họ.

Thầy nói tiếp : «Các ông vô thần, nhưng nhân viên của các ông có vô thần không ? Họ cần nơi để diễn tả đời sống tâm linh thì đi đâu ?»

Ai cũng rõ, văn hoá ngay từ nguyên thuỷ xuất phát từ tôn giáo (không đúng là từ lao động sản xuất như các sách giáo khoa tại VN sau 1975 đã viết), và khi văn hoá xa rời tôn giáo sẽ bị mất dần giá trị, cho đến khi trở lại với tôn giáo. Việc nhà cầm quyền lên gân về vấn đề bảo tồn đậm đà bản sắc văn hoá chỉ là khẩu hiểu giả, trái với hiện tại nhà cầm quyền Sài Gòn đang bằng mọi cách tiệt diệt các nơi là cái nôi của văn hoá Sài Gòn.

Khẳng định «Tôn giáo là nhu cầu chính đáng và tồn tại lâu dài của nhân dân» cũng chỉ là khẩu hiệm mị dân, không đủ sức biện minh cho việc hăm he loại sạch các dấu vết tôn giáo.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo