“Đằng sau Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có một Tổ Quốc Việt Nam.
Đằng trước Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có một kẻ thù là quân xâm lược TQ”
Khá nhiều đồng bào Việt Nam và con em mình là các chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân Đội NDVN, hình như trong những ngày này rất muốn biết trong tận cùng sâu thẳm nội tâm của liệt vị “tam đầu chế” có cùng tộc họ Nguyễn, đang ngồi ghế lãnh đạo, chỉ đường, nắm vận mệnh quốc gia:
ông Nguyễn Phú Trọng (TBT/ đảng CSVN)
ông Nguyễn Sinh Hùng (CT/QH)
ông Nguyễn Tấn Dũng (TT/CP)
Sẽ có cảm nghĩ và phản ứng ra sao?: Nếu bất chợt trong hoàn cảnh, phát hiện bia mộ song thân (Cha, Mẹ) mình bị ai đó đục bỏ danh tính thậm chí phá nát tan hoang và lại còn để lại thư báo “cấm làm giổ kỵ” nhắc nhở đến người dưới mộ?.
Khách quan dự đoán, bởi không chắc có câu đáp từ, nhưng chẳng thể nào khác được, sẽ chỉ nằm trong hai khả năng xảy ra:
1) Quí ngài ấy, rất đau đớn “nộ khí xung thiên, nỗi trận lôi đình” bằng mọi cách bắt cho được thủ phạm để buộc phải trả cái giá đắt nhất cho hành vi “đại phạm thượng” dòng tộc nhà mình, không thể tha thứ được –
2) Vì bã vinh hoa, quí ngài bình thản, dửng dưng như kẻ thiểu năng trí tuệ trong cách nghĩ người chết là hết, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân trước mắt mà không cần quan tâm, là ai đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ mình lớn khôn
100% khả năng thứ nhất phải là tất yếu (cái ghế quyền lực thay mặt quí ngài nói lên điều ấy) và ít ra mọi người cũng cảm thông được với phản xạ này.
Tuy nhiên, nhân dân, chiến sĩ, đồng bào mình rất lấy làm lạ, cái khả năng thứ hai nói trên, tuồng như chỉ dành cho phường “giá áo túi cơm” (Ẩn dụ của PCT/TQ Tập Cận Bình khi nói về các đảng viên CSTQ mới đây) chứ đó, đâu thể nào là tư duy mẫu mực biết “lễ nghĩa liêm sỉ ” uống nước nhớ nguồn của nhân cách yếu nhân “lãnh đạo” quốc gia?.
Nhưng rồi thực tế lại rất đáng buồn, khi cái khả năng thứ nhất gần gũi với tính người (nhân tính) thì chưa xảy ra mà cái khả năng thứ hai mang bản năng như loài súc vật lại hiển hiện, rất công khai giữa thanh thiên bạch nhật:
Đền thờ Vua Quang Trung trên đỉnh núi Quyết.TP/Vinh (Ảnh: Cao Đông)
“...Trong nghi ngút trầm hương, TS Nguyễn Quang Hồng, giảng viên khoa Lịch sử, Đại học TP/Vinh say sưa hướng dẫn sinh viên tham quan. Vị Tiến sĩ này tấm tắc cho PV Dân trí và sinh viên biết cảm nhận của mình: “ Càng nghiên cứu, sưu tầm càng thấy công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ với đất nước ta…” (xalo.tintuc.com). Trận Kỷ Dậu 1789 quân Nam đại phá, đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long thành là một trận đánh thần tốc, tinh hoa của “chiến thuật” nổi danh trong lịch sử cận đại Việt Nam, đưa Hoàng Đế họ Nguyễn... Quang Trung thành một trong những vị tướng Dũng Lược song toàn xuất sắc của Việt Nam.
Vậy mà trong ngôi đền uy linh của vì Hoàng Đế họ Nguyễn ấy, 2 tấm bia ghi nhận công trạng cho cháu con hậu thế làm gương soi rọi để nung chí kiên cường mà chống ngoại xâm được nhân dân kính cẩn cung tiến an vị từ thuở lập đền thì nay lại bị “ai đó” phũ phàng ra lệnh đục bỏ thay thế bằng 2 tấm bia khác không còn vết tích của đại chiến công huy hoàng đại phá quân “Tàu” năm Kỷ Dậu!?. Dù không muốn, nhưng khiến mọi người phải phải chát chua mà suy diễn: Chắc chỉ có con cháu của Lê Chiêu Thống, Lê Duy Kỳ (hoàng gia cuối cùng, hậu nhà Lê cầu viện, bám gót quân “Tàu” rước voi về dày mã Tổ) mới đành tâm làm chuyện này cốt cho “tiên đế”? mình, bớt ngậm ngùi vì ô nhục dưới suối vàng, chứ cháu con giòng tộc họ Nguyễn xa gần và đồng bào cả nước mấy ai có can đảm làm chuyện hèn mọn nhơ nhuốc xấu hổ không còn nhân cách này!?.
Văn Bia Chiến công Nguyễn Huệ đánh đuổi giặc Xiêm-Tàu,
do chính ông HCM làm thơ khằc bia tôn vinh.
Ai ra lệnh… Thay thế bằng một cái bia nội dung... vô thưởng...vô phạt…?
Bia công trạng ghi lại chiến tích đại thắng quân “Tàu”…
Ai? Ra lệnh…Thay vào một bia này, không còn lưu dấu tích chiến công vĩ đại ấy !?..
Trước đó là một bi kịch khác, khi mà hàng trăm ngàn bàn thờ các liệt sĩ QĐND/VN hy sinh trong các trận chiến chống quân TQ xâm lược trên biên giới phía Bắc còn lan toả khói hương, thì ngoài thực địa những bia tưởng niệm bị “ai đó” ra lệnh đục bỏ chiến công và xoá đi vết tích “xâm lược” của quân TQ!?.
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê.
Nhưng dòng chữ "quân TQ xâm lược" bị đục bỏ trên bia tưởng niệm - Ảnh: Trường Sơn
“….Trung đoàn 197 phối hợp cùng Sư đoàn 337, tham gia các trận đánh ác liệt, chận đứng quân TQ xâm lược tại khu vực cầu Khánh Khê. Trong trận đánh, một tiểu đội chỉ còn có 7 người do đại đội trưởng Vi Văn Thắng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu bằng một mũi tiến công hy sinh quả cảm tiêu diệt hàng trăm tên địch. Đạn hết, cả tiểu đội đã tuốt lưỡi lê xông lên đánh giáp lá cà cản chân địch để giữ nguyên trận địa chờ quân tiếp viện, đến lúc tất cả đều hy sinh. Xác các anh nằm chồng lên xác địch, mắt nhắm, tắt thở nhưng tay không rời súng…”.(ViBay. blog).
Đồng bào thân nhân các chiến sĩ mặt trận biên giới cũng phải ngậm ngùi đau xót để tự hỏi: Xương máu cha ông chồng con mình hy sinh đánh đuổi bọn giặc nào đây? Không lẽ như Đặng Tiểu Bình CT/quân uỷ TW/TQ (kẻ chủ trương ra lệnh tấn công biên giới VN) đã nói: Đó là cách “dạy cho Việt Nam một bài học” Và “ai đó” của VN đã đồng lòng vui vẻ ra lệnh xóa đi từ “ TQ xâm lược” như một cách hiểu khác: Quân TQ tràn qua biên giới VN là để “dạy bảo” chúng ta chứ không phải là xâm lược!?.
Mới đây nhất, cũng giống các trường hợp đau lòng kể trên nhưng đau thương và đoạn trường hơn.
Tháng 1/1974 sau khi xâm lược bằng hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay hải quân QLVN/Cộng Hòa. Ngày 14/3/1988 hải quân TQ bất ngờ xua quân đánh chiếm bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam, để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền, 64 chiến sĩ hải quân QĐNDVN đã anh dũng hy sinh nằm lại trong lòng biển mẹ để lại bao nỗi tiếc thương cho gia đình, đồng bào và đồng đội:
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của chiến sĩ Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 (đang được treo trang trọng tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân)
24 năm rồi mà Má Lê Thị Niệm ở Tây Hòa, Phú Yên, cứ nhìn hình ảnh con trai hy sinh ở Gạc Ma mà cứ thầm hỏi: “Chừng nào con về?” - Ảnh: Trần Đăng
Cùng tâm trạng của mẹ Dư, bà Lê Thị Lan, 70 tuổi ở Hòa Cường, Đà Nẵng, mẹ liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc cũng chỉ hỏi một câu: “Có khi mô người ta tìm được hài cốt thằng Lộc không vậy cháu?”. Tôi không dám trả lời câu hỏi ấy, cũng không dám nhìn vào khuôn mặt nhăn nheo của người mẹ này. Đã bao nhiêu năm rồi, ngày nào người mẹ ấy cũng thức dậy thật sớm, thắp trên bàn thờ con mình một nén nhang trước khi rời nhà để đến một quán ăn trong thành phố rửa chén bát đến tận khuya rồi nhận từ tay bà chủ quán 60.000đ. Trộm nghĩ, nếu anh Lộc còn sống lành lặn và ra quân như Dũng, hẳn mẹ anh đã không phải lận đận kiếm cơm như thế.
Mẹ Niệm, mẹ Lan cùng bao nhiêu bà mẹ khác đã sống lặng lẽ và mong chờ trong vô vọng suốt 24 năm qua như thế.
Thứ ba, ngày 13 tháng ba năm 2012
Vợ chồng Liệt Sĩ Trần văn Phương ngày xưa
Vợ, con của liệt sĩ Trần Văn Phương thắp hương giỗ chồng
Hôm nay bên bờ biển Đông, làng cát Đơn Sa, Quảng Phúc, Quảng Trạch Quảng Bình. Nơi đó có ngôi mộ của liệt sĩ Trần Văn Phương hy sinh cùng 63 liệt sĩ khác trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma. Mộ anh khói hương nghi ngút, làng cát Đơn Sa thương nhớ ngày hy sinh của một người con anh hùng.
Mẹ, Trương Thị Ngừ thường kể về sự hy sinh của con mình, ở đảo Gạc Ma liệt sĩ Trương Văn Hướng, bên cạnh những kỷ vật còn lại.
Đám tang liệt sĩ Hướng, gia đình mẹ Ngừ thuê người làm hình nộm tượng trưng cho hình hài của anh để bỏ vào quan tài rồi sau đó tiễn đưa ra Nghĩa trang Liệt sĩ xã Hiền Ninh an nghỉ. Suốt nhiều tháng năm sau đó, bà luôn sống trong nỗi nhớ con. Có ai hỏi về Hướng, mẹ Ngừ vẫn quả quyết: “Con tôi vẫn đi bộ đội”. Theo mẹ, anh đang sống và bảo vệ mảnh đất thiêng liêng, là hương hỏa của cha ông để lại ở vùng biển Tổ quốc ngoài kia.
Riêng phường An Hải Tây Đà Nẵng có 2 chiến sĩ tham gia trận đánh lịch sử này, thì một người đã hy sinh là anh Lê Thế, người còn lại là Phan Văn Đức, hiện còn sống ở tổ 28 phường Mân Thái (quận Sơn Trà). 24 năm, dù không có bất cứ chế độ đãi ngộ nào nhưng thời gian không xóa nhòa những ký ức của binh nhất Phan Văn Đức, để giờ đây, ngày ngày anh thơ thẩn dọc bãi biển Sơn Trà, ngóng về đại dương mịt mù, tìm lại hồn anh như còn vĩnh viễn ở lại ngoài ấy với các đồng đội …
“CHUNG MỘT CHIẾN HÀO”
Liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, Trung úy Hải Quân NDVN, quê Ninh Bình, cùng các đồng đội anh dũng hy sinh khi bảo vệ Bãi Đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, trước quân Trung Quốc xâm lược ngày 14/3/1988. Tấm Ảnh của anh chụp với con gái Đinh Mỹ Lệ trước khi lên đường đi vào Vòng Tròn Bất Tử.
24 năm sau, bé thơ Đinh Mỹ Lệ ngày nào đã cùng ông Lữ Công Bảy, nguyên Thượng sĩ Hải Quân VNCH tham gia trận Hoàng Sa trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-04, cùng đi thăm gia đình liệt sĩ hạm trưởng Ngụy Văn Thà và liệt sĩ Nguyễn Thành Trí, hạm phó của Hải Quân QLVNCH. Hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân TQ xâm lược 1974.
Thật đẹp, một trái tim thơ ngây trong nhân cách bình dị nhưng sáng ngời chính nghĩa, như thay cho cha mình cô bé cất cao lời:
“ĐẰNG SAU HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CHỈ CÓ MỘT TỔ QUỐC LÀ VIỆT NAM.
ĐẰNG TRƯỚC HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CHỈ CÓ MỘT KẺ THÙ LÀ QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC. ”
24 năm sau – Để tưởng niệm “Gạc Ma” đau thương, ngày 14/3/2012, thay vì Đảng CSVN, thì Xã Hội VN – nhiều ban ngành tư nhân đoàn thể đã chung tay tổ chức một Ngày Giổ cho anh linh các chiến sĩ hy sinh vì CQ-88 (Chủ quyền-88) “ Trận Chiến Gạc Ma ” và tự nguyện đóng góp gửi một chút nghĩa tình cho thân nhân các anh em chiến sĩ ấy nơi quê nhà. Nhưng cuối cùng thì:
"KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP"...
Mai Thanh Hải - Nhà báo T, Phóng viên Báo X kể với mình buổi sáng:
Từ mấy tháng trước, anh T thay mặt Báo, lặn lội tìm đến thăm gia đình 34/64 Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa (30 gia đình còn lại ở các địa phương khác, sẽ thăm sau).
Báo cũng đã làm việc và thống nhất tổ chức cuộc gặp mặt 34 gia đình Liệt sĩ, tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Thành phần buổi gặp mặt bao gồm các mẹ của Liệt sĩ (mỗi mẹ được đưa 1 người thân đi cùng), lãnh đạo đại diện Hải quân và cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa...
Cuộc gặp mặt được sự giúp đỡ của Hội Cựu Chiến binh của 1 Doanh nghiệp: Đài thọ tiền đi lại cho thân nhân Liệt sĩ; tặng quà cho mỗi gia đình...
Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được phát đi, hẹn ngày 14/3/2012 gặp mặt tại Cam Ranh.
Đùng cái, cách đây 3 ngày (11/3/2012), có lệnh của "trên" yêu cầu hủy cuộc gặp mặt.
Nhà báo T cay đắng: "Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ" và chán nản: "Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!"...
Mình nghe xong câu chuyện, cũng chán ặt người: "Tổ quốc có bao giờ HÈN thế này không?"..
Kế hoạch vinh danh, tri ân Liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn
Nhà báo V.V.T.
Trước 14-3-2012 gần 2 tháng, hội Cựu chiến binh ngành Dầu khí VN có kế hoạch hoạch đúng ngày 14-3-2012, sẽ tổ chức lễ vinh danh, tri ân và trao tặng (đợt 1) một số gia đình có thân nhân là Liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 ở Trường Sa, hiện có hoàn cảnh khó khăn, tổng số tiền tròn 200 triệu đồng.
Đợt 2 sẽ trao cho các gia đình liệt sĩ 14-3-88 khác, vào 14-3-2013.
Theo kế hoạch phối hợp cùng báo Thanh niên (Văn phòng đại diện tại Nha Trang) và các báo Nông thôn ngày nay, Cựu chiến binh VN … buổi lễ sẽ diễn ra tại trụ sở Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh) – có đơn vị trực thuộc là Lữ đoàn 146 đang trấn giữ Trường Sa.
Được sự thống nhất và hoan nghênh của lãnh đạo bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân, đại diện các báo trên đã cấp tốc đến Vùng 4, làm việc với chủ nhiệm Chính trị và trưởng ban Chính sách Vùng 4, bàn kế hoạch phối hợp triển khai khá chi tiết. Theo đó, Vùng 4 lo bố trí, trang trí hội trường buổi lễ, phòng ốc và ăn uống cũng như xe đưa đón đại diện gia đình liệt sĩ từ sân bay Cam Ranh, ga Nha Trang về nhà khách Vùng 4, với chi phí do phía Dầu khí đài thọ (khoảng 140 triệu, ngoài 200 triệu quà trao nói trên), kể cả chi phí khẩu hiệu, phông màn, … Các báo lo liên hệ mời, mua vé phương tiện đưa thân nhân liệt sĩ đến nhà khách Vùng 4.
Biết tin, rất nhiều thân nhân liệt sĩ và cựu chiến binh Trường Sa khấp khởi mong đến ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Hỡi ôi! Gần đến 14-3-2012, tin sét đánh: thượng cấp không cho làm!
Buồn quá!
Nghĩ mà tủi phận các Liệt sĩ, gần một phần tư thế kỷ vẫn lạnh lẽo trong con tàu 604 nơi dưới đáy biển Gạc Ma xa xôi. Cũng chẳng ai đoái hoài việc yêu cầu TQ không làm khó VN ra quy tập các anh về đất liền quê nhà. Gia đình các anh thì nghèo khổ, còn nhân dân, đồng đội muốn vinh danh, tri ân các anh cũng chẳng được.
Ngày giỗ các anh, chẳng thấy nhân vật chóp bu nào hé môi nhắc.
Chẳng lẽ máu xương, sinh mệnh các anh hiến dâng cho Tổ quốc thành uổng phí?
*
Không ai tham khảo những thông tin trên mà không tiếc một lời để bình luận, nhiều quá, vì vậy ghi vào đây thêm nữa có khi là thừa, chúng ta mọi người Việt Nam không phân biệt chính kiến hãy lắng nghe nhịp đậm trái tim và lương tri mình để tự vấn: TẠI SAO??.