“Cũng lò cũng bễ cũng be than,
Mở mặt vuông tròn với thế gian.
Kém cạnh cho nên mang tiếng hoẻn
Đủ đồng ắt cũng đáng nên quan.” - (Thơ Hồ Xuân Hương)
Nguyệt Cầm xin ngẫm lại thơ xưa, để thấy cảnh đời quá éo le. Ngẫm cảnh nghìn năm, nay vẫn thế.
Kém cạnh cho nên mang tiếng “hoẻn”, sinh ra vốn đã phận thấp hèn. Cũng nòi, cũng giống, cũng mẹ cha, mở mắt oa oa giữa cõi đời. Kẻ ngồi chễm chệ trên cười xuống, một hàng bổng lộc, cỗ đầy mâm. Người chui xó bếp, mặt cắm đồng, quanh năm buôn bán, khó đủ ăn.
Tô cao thuế nặng đành câm nín.
'' Ôi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy''
Trở về thực tại, đau thăm thẳm. Nhìn thấy nỗi đau quá phận mình. Cùng thương một cảnh đời không có, gửi đến cho nhau ít tấm lòng.
Cuộc sống này khó khăn quá, làm sao mà chúng tôi sống nổi đây? Gía điện, giá nước, giá gas, giá xăng tăng, thịt lợn, thịt gà, thịt bò đều lên giá, rau cỏ dù sâu vẫn ra tiền. Rồi phí này, khoản thu kia, chúng tôi đã không còn có thể chịu nổi nữa rồi. Ai nói tôi hay than vãn cũng được, tôi vẫn phải than.
Làm sao không than cho được, sống trong một xã hội gọi là đang phát triển mà không chỉ con tôi sữa mẹ không đủ no, cơm không được đầy, thịt không có để chia?
Tôi không thể cầm được nước mắt khi đọc về hoàn cảnh của anh chị Liên, một kiếp người nghèo, đang chật vật trước sự sống và cái chết chỉ vì không có tiền, “chờ chết vẫn giả no để nhường cháo cho vợ ".
“Bác sĩ Hoàng Anh, người tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Hữu Liên cho biết: “Bệnh nhân là lao động tự do, không có bảo hiểm y tế. Hiện vết thương đã viêm loét, nhiễm trùng rất nặng, nếu không được mổ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Bệnh viện đã có kế hoạch phẫu thuật nhưng hiện vẫn chưa có bàn mổ. Kinh phí mỗi ca như thế này sẽ là 30 triệu đồng. Hậu phẫu, bệnh nhân cần từ 5 đến 10 ngày mới ổn định. Anh Liên sẽ có thể được cứu sống nếu mổ sớm”.
“Anh Nguyễn Hữu Liên (đội 7, thôn Ngọc Kiệm, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội), ngã giàn giáo từ độ cao 8m nên bị gãy cột sống, dập phổi, liệt tuỷ..”
“Vợ anh, chị Nguyễn Thị Lương cũng đang trong cảnh bĩ cùng của bệnh tật. Bị vôi hoá cột sống, xẹp đĩa đệm, không có tiền mổ nên đôi chân chị Lương mỗi ngày một teo.”
“Ở nhà, đứa con trai của anh chị sinh năm 1991 Nguyễn Hữu Quyết bị bại não nằm một chỗ chẳng có bố mẹ trông nom”.
Chị Lương đã cạn nước mắt khi nhìn chồng... (Ảnh : Bee)
Nhưng tiền ở đâu ra để những người lao động bình dân như vợ chồng anh chị Liên có thể được phẩu thuật? Tôi chợt nghĩ nếu người nằm đó ngày hôm nay là chồng mình thì vợ chồng tôi cũng chỉ biết cắn răng mà chấp nhận cái chết đến gần.
Người lao động như chúng tôi luôn cầu trời khấn phật, mong sao không ốm, không bệnh, để khỏi đặt chân vào cửa viện. Nếu ốm thì chỉ có nằm nhà mà chờ chết, chứ tiền đâu mà trả nổi số tiền viện phí khổng lồ.
Số tiền đó có thể với nhiều người giàu có, chỉ cần họ vẫy tay một cái là có, nhưng chúng tôi có bỏ cả tính mạng, cả cuộc đời ra lao động cũng không có được.
Cùng cảnh nghèo mới biết thương nhau, nhưng lấy gì để mà giúp đỡ, khi đời sống của ai cũng khó khăn như ai “Người vợ đã lê đôi chân teo liệt đi khắp các cửa, đã gõ các vách những ngôi nhà trong xóm để hỏi mượn vay. Nhưng những ngôi nhà vách xiêu, tồi tàn y như nhà chị cũng chẳng lấy đâu ra khoản tiền lớn mà cho chị mượn.”
Các ông lãnh đạo trên cao ơi, các ông có nhìn thấy cảnh này: " Chị Lương cầm những đồng tiền mà anh em, bà con gom góp lẩm nhẩm tính toán những bữa ăn cho chồng. Cuối cùng chị quyết định, một ngày chỉ ăn một bữa thôi để dành tiền mua cháo và tiền mua thuốc cầm chừng cho chồng.Bữa ăn ấy là một gói mì tôm sống nhai trệu trạo cho qua ngày. Biết vợ nhịn ăn nên mỗi bữa cháo, anh Liên lại giả vờ không ăn hết để vợ được ăn nốt chỗ cháo thừa của mình.”
Tôi chắc chắn rằng các ông, các bà biết rõ, nhưng tại sao các ông bà còn dồn lên vai người dân chúng tôi vào những khoản phí không tên, dồn chúng tôi vào những hố sâu của cuộc đời tăm tối.
Mở mắt ra là đi làm kiếm tiền, đến tối mịt mới được về nhà chăm con. Mở mắt ra là thấy bị gọi phả đóng tiền, nhắm mắt lại, ngẫm nằm mơ mà cũng thấy bị đòi tiền.
Chúng tôi là những con người thấp cổ bé họng, biết kêu ai đây? “Kêu trời trời chẳng thấu, kêu đất đất chẳng nghe”. Chúng tôi phản đối sự tăng giá vô lý, chúng tôi phản đối các loại phí hoang đường. Chúng tôi phản đối, nhưng ai nghe? Ai nghe thấy chúng tôi nói? Ai đứng về phía chúng tôi? Chúng tôi không có sức phản kháng, lời nói của chúng tôi không được lắng nghe, không có giá trị chỉ vì chúng tôi là dân đen? Thế thì có khác gì chúng tôi đang sống trong xã hội phong kiến thời xa xưa?
Khi những người lãnh đạo như bà thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói "Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi" là lúc chúng tôi biết chúng tôi chẳng thể trông vào các ông bà.
Ôi cái đồng tiền hoẻn, nhuốm màu máu chúng tôi! Mồ hôi và công sức của những người lao động chân chính…
Nhưng tôi vẫn còn tin vào tình người, những con người như chúng tôi :“Thấy cảnh chong chong nằm chờ chết, sống không được, chết cũng không xong của anh Liên, bà con gom góp, người có nhiều cho nhiều người có ít cho ít rồi “nịnh” mãi anh Liên mới chịu lên lại bệnh viện”. Thôi thì lá lành đùm lá rách “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, xin mọi sự hảo tâm hãy đến với gia đình anh chị Liên:
Bệnh nhân Nguyễn Hữu Liên, Phòng số 6, khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức, số 40, Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hoặc số điện thoại: 0167.589.8157 (gặp chị Lương)