Những Bà Mẹ Việt Nam thời Cưỡng Chế - Dân Làm Báo

Những Bà Mẹ Việt Nam thời Cưỡng Chế

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Mỗi lần nhớ đến mẹ tôi đã quá vãng, đặc biệt trong dịp Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day), tôi lại phàn nàn tội nghiệp Mẹ đã trải qua cuộc đời thiếu may mắn. Phần lớn đời Bà là một xâu chuỗi đan chen những nỗi gian truân vất vả âu lo phiền muộn cơ hàn.

Để sang một bên lời của người dì họ sau này nói rằng mẹ tôi hồi xưa lúc con gái rất sung sướng, đẹp đẽ và ăn mặc sang trọng khiến dì và bạn bè cùng trang lứa lứa chạy theo suýt xoa thèm thuồng mỗi khi mẹ tôi từ Vinh về thăm quê, là những chuyện tôi hoài nghi hư thực khi đối chiếu với mẹ của tôi sống cùng, thấy nghe và nhận biết. Hình ảnh đầu tiên của mẹ trong ký ức tôi là một người buôn gánh bán bưng tần tảo; thậm chí Mẹ không được cái “may mắn” đi sớm về khuya, mà phải đi khuya về sớm, vì chợ họp vào ban đêm để tránh tàu bay Pháp. Còn đó Chị Thái con dì Đức bị tàu bay Pháp bắn chết trên chuyến đò ngang về chợ từ bên kia sông- nơi mẹ tôi đến đó hàng ngày ngồi giữa hai cái thúng đựng thuốc lào cùng vài thứ lặt vặt- được khiêng về nhà trên chiếc võng đầy máu. Còn đó thỉnh thoảng những xác người sình to trôi lềnh bềnh trên sông La; lâu lâu lại có xác tấp vào bãi cát trước nhà, đều do tàu bay Pháp bắn chết từ phía thượng nguồn, vùng có Đồn Linh Cảm, nếu tôi nhớ không lầm.

Chợ họp về đêm không còn làm mẹ sợ người (ngồi trên khu trục cơ Tây) nhưng lại làm mẹ sợ ma. Thỉnh thoảng chợ về mẹ tung cửa hớt ha hớt hải, thở dốc ra nói vừa bị ma nhát khi đi ngang qua vườn ông Bát Ẩm gần đó, là nơi trước kia đã xảy ra cuộc giao tranh đẫm máu giữa quân Pháp và Trang Hét là hai kháng chiến quân được Linh mục Đậu Quang Lĩnh phái từ Miền Nam về quê hương ngài - làng Yên Phú- để vận động những nhà giàu có đóng góp tiền của nhằm mua vũ khí chống Pháp (hai ông bí lộ nên trốn vào nhà trong vườn ông Bát Ẩm và bị quân Pháp đến bao vây; quân Pháp chết và bị thương rất nhiều nhưng vẫn không tiến vào được nên cho người bò vào đốt nhà; sau đó người ta thấy hai ông chết trong tư thế quay vào nhau tự sát.)

Khi vào Nam hồi 54, mẹ tôi tiếp tục nghề cũ. Tuy không còn phải gánh gồng vì có cái sạp ngoài chợ, nhưng ngày ngày chân trần vất vả đường đi đường về với đất đỏ mưa bùn gió bụi hai mùa, từ trại định cư vừa dựng lên giữa núi rừng cao nguyên cách thị xã ba cây số. Mẹ lặn lội thân cò bao năm nuôi con ăn học đến khi khôn lớn, mẹ chưa nhờ được gì thì lại phải lo lắng cho con đi vào nơi khói lửa binh đao. Khi nhận tin con mới “chỉ” bị thương ngoài chiến trường mà mẹ thì như đã thành người tử trận; đã mấy lần mẹ đã chết đi sống lại như thế. Ngày tàn cuộc chiến mẹ nhìn con trở về mà lo lắng âu sầu. Mẹ lo lắng âu sầu một mạch hơn sáu năm trời không được nhìn thấy con mình trong tay bầy quỷ dữ mà mẹ “kinh nghiệm” thời CCRĐ; bầy quỷ dữ gia đình đã thoát được từ đêm ấy 20 năm về trước. Khi con trở về, mẹ chưa kịp mừng thì đã nhận ra con mình không phải được tha khỏi vòng tù ngục, nhưng chỉ là bước từ nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn trong đó có mẹ, có mọi người dân Miền Nam đều là “phạm nhân”. Những năm cuối đời của mẹ lại càng cùng cực cơ hàn. Đứa con dâu dù thương yêu mẹ chồng như mẹ ruột chờ mãi vẫn không gom đủ mấy tấc vải tiêu chuẩn giáo viên để may cho mẹ một tà áo mới. Ngồi vào bàn ăn chỉ ước được một bữa cơm gọi là đạm bạc ngày nào. Những ngày cuối nằm trên giường bệnh, không còn gì để bán cho mẹ thuốc thang...

Tôi cứ dựa vào cuộc đời mẹ tôi đại loại như thế mà tội nghiệp thương hại mẹ, và không ít lần trách ông trời cư xử bất công. Nhưng từ khi đọc tin tức cùng nhìn thấy hình ảnh những bà mẹ Việt Nam bị chính quyền đối xử trong thời kỳ Cưỡng Chế ruộng đất của nhân dân, hay cơ sở của các giáo hội hôm nay, tôi thấy mẹ tôi còn được may mắn hơn nhiều, ít ra về phẩm giá con người. 

Ngày 03/05/2010: Công an đã tấn công Giáo xứ cồn Dầu, Đà Nẵng, 
đánh người bị thương, cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu và bắt giữ nhiều người. 

Cướp quan tài 

Đồng Chiêm 2010 

Đồng Chiêm 2010 

Mẹ trên nhà cũ ở Tiên Lãng 

Mẹ trước trong khuôn viên nhà thờ Thái Hà 

Mẹ Văn Giang 

Vụ Bản Nam Định 

Ni Sư bị CA đuổi khỏi Chùa Huệ Phước (sau khi bị đuổi khỏi chùa Bát Nhã) (http://dantocvietnam.com/?p=18836




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo