“Hài lòng đối thoại và niềm tin chính trị” - Có tin được không? - Dân Làm Báo

“Hài lòng đối thoại và niềm tin chính trị” - Có tin được không?

Binh Bét (Blog Bùi Văn Bồng) - Kết thúc cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng Việt Nam- Trung Quốc lần thứ 3 vừa rồi, hai ông Thượng tướng đều bày tỏ sự hài lòng về kết quả đạt được, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên cũng đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận mở rộng hợp tác đào tạo giữa quân đội hai nước.

Qua cuộc đối thoại còn nóng hổi và những ký kết này, giới quan sát, các nhà bình luận và cả Binh Bét này đều nói rằng, dạy cho Việt Nam cái gì thì dạy cho đàng hoàng, các sĩ quan Việt Nam sang học bên Trung Quốc cũng cần nắm vững quan điểm “độc lập tự chủ dân tộc”, đừng có học các bài nói dối, hứa hão, nói một đường làm một nẻo của các sĩ quan Trung Quốc lợi dụng lòng cả tin và sự thật thà của Việt Nam gây ra bao cuộc xâm lấn đường biên giới và biển Đông, rồi sau đó đổ tại “địa phương, cơ sở”. Đối thoại hai nước mà chỉ cấp thứ trưởng thôi, e rằng sau này có gì thì nhà cầm quyền Trung Nam Hải lại nói: “Đó chẳng qua chỉ là ý kiến của cấp dưới”.

Đáng để ý, phải để ý đến những phát biểu lập lờ, chung chung của Thượng tướng Mã Hiểu Thiên (đại diện đoàn quốc phòng Trung Quốc) cho rằng, Đối thoại chiến lược quốc phòng là kênh quan trọng để hai bên trao đổi thẳng thắn những vấn đề cùng quan tâm, làm cho hai bên hiểu biết nhau, tin cậy nhau hơn, góp phần củng cố, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Thượng tướng Mã Hiểu Thiên khẳng định, quân đội Trung Quốc sẵn sàng cùng quân đội Việt Nam thực hiện nghiêm túc những nhận thức chung đã đạt được, đóng góp tích cực cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung. Đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nêu rõ Trung Quốc mong muốn các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế. Phía Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn vấn đề này được xử lý thỏa đáng để không ảnh hưởng đến đại cục tốt đẹp giữa hai nước và sự phát triển của mỗi nước.

Trong phát biểu, ông Mã Hiểu Thiên hoàn toàn né tránh không hề đụng chạm gì, hoặc chỉ đôi khi lấp lửng đến vấn đề biển Đông. Trong khi đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, xử lý tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề đại sự trong quan hệ Việt – Trung và là vận mệnh chung của hai nước, hai dân tộc. Giải quyết vấn đề này rất khó khăn, rất nhạy cảm và rất lâu dài nhưng với thiện chí, nỗ lực của cả hai bên, trên tinh thần hữu nghị truyền thống, tôn trọng lẫn nhau, công khai minh bạch, chúng ta nhất định sẽ tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng được lợi ích chính đáng của cả hai nước, hai dân tộc.

Theo như phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, lợi ích chính đáng của ViệtNam thì rõ quá rồi. Còn cái mà Trung Quốc tự nhận lợi ích chính đáng là gì? Nếu không phải là cái “lưỡi bò” muốn liếm hết biển Đông?

Tướng Mã còn nói rằng: “Quân đội Trung Quốc sẵn sàng cùng quân đội Việt Nam thực hiện nghiêm túc những nhận thức chung”. Với lối diễn đạt cáo già của tướng Mã, “nhận thức chung” thì nghiêm túc, mà chỉ nghiêm túc trong nhận thức thôi, còn hành động thì khác, làm gì nhau? Cái “nhận thức chung” mà ông Thiên nêu lên là gì? Chịu, không dễ gì phân tích, Binh Bét này mà “hiểu được chết liền”, nó giống như “cứ vào rừng mà tìm cây”, còn cây gì thì không cần biết. Trong khi đó, đã thành bệnh, thành lệ rồi, xưa nay Trung Quốc vẫn nói một đằng, làm một nẻo, hứa hão, nói mà không làm. Vậy, lần này phát biểu có vẻ “ngọt xớt” như ông Thiên có thực sự thiện ý hay không?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn đại biểu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc do Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng Tham mưu trưởng dẫn đầu đến chào xã giao. Chủ tịch Trương Tấn Sang hoan nghênh Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội, mong muốn quân đội hai nước tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả kênh đối thoại này. Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng,việc hai bên còn bất đồng trong vấn đề trên biển là thực tế khách quan.

Thực tế thì rõ rồi. Mà “khách quan” là do Trung Quốc đã quá nhiều lần cố tình xâm chiếm các đảo, xâm lấn lãnh hải của Việt Nam và các nước có chủ quyền trong khu vực, gây nhiều vụ việc đến mức nguy cơ xung đột. Nhưng hãy suy cho cùng, cái nguyên do “thực tế khách quan" của ngài Sang Chủ tịch đã nói nên hiểu như thế nào? Từ xưa đến nay, chưa bao giờ Việt Nam cho quân xâm lấn Trung Quốc, chưa bao giờ “chơi xấu” với Trung Quốc, luôn luôn muốn đoàn kết, hữu nghị, hợp tác. Cả những khi Trung Quốc đưa ra “củ cà rốt” 16 chữ vàng, 4 tốt, nhưng lại lờ tịt, làm ngơ, không thực hiện thì Việt Nam gương mẫu thực hiện. Vietj Nam đã nhún nhường, chịu lép vế một bề, nhũn như “con chi chi”, bắt giam cả người biểu tình, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực đại sứ quán để “báo công” với Trung Quốc.

Vấn đề do khách quan mà liên tục xảy ra “bất đồng trên biển đông" thực chất là gì ? Có phải xuất phát từ việc TQ xua quân xâm chiếm HS vào năm 1974 và một số đảo, bãi đá ở quần đảo TS thuộc chủ quyền VN năm 1988? Việt Nam có đưa tàu chiến, hải quân xâm chiếm những nơi quân đội Trung Quốc đang đồn trú và những đảo thuộc chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc hay chưa? Thế thì gọi "bất đồng" là không đúng, mà cũng không có một “thực tế khách quan” nào chi phối cả. Tất cả đều xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ biến Đông. Ổn thỏa hay không phải do chính Trung Quốc. Nếu đúng “thực tế khách quan” thì phía Trung Quốc phải dừng ngay việc xâm lấn, mời thầu các mỏ dầu, ăn cướp cá và đe dọa chủ quyền các đảo của Việt Nam, đồng thời phải tỏ ra “cao thượng và tự giác” trả lại cho Việt Nam các đảo mà TQ đã xâm lấn. Đối thoại chiến lược với nội dung cụ thể về biển Đông mà tránh nẽ vấn đề này thì cũng như điệp khúc bao nhiêu lần khác sẽ lọt bẫy của TQ, cũng như bao lần phía Trung Quốc đã hứa hão, xuê xoa, lấp liếm theo thói quen mấy đời hậu duệ đế quốc Đại Hán mệnh danh là Cộng sản.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng tỏ ra nhuần nhị và rất “xây dựng” mà nói rằng“mong muốn quân đội hai nước tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả kênh đối thoại”. Nghe vậy, nếu như không nhầm thì Binh Bét cũng thấy điều mong muốn như Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đã có nhiều thế hệ lãnh đạo Việt Nam nói cả trong gặp gỡ và bằng văn bản với Trung Quốc từ mấy chục năm rồi (!?).

Tướng Mã cũng có chiều nhấn mạnh rằng: “Sự tăng cường can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng sẽ đem đến những thách thức, hệ lụy nếu không tạo ra môi trường bình đẳng, đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích chính đáng, chế độ chính trị của các quốc gia trong khu vực”. Chẳng qua, Trung Quốc muốn toàn quyền, độc chiếm, chi phối biển Đông, là ông trùm lớn nhất, biển Nam Trung Hoa thì Trung Quốc lo, không muốn cho Mỹ, Nga, Ấn Độ hoặc cả Nhật Bản và các nước khác can dự vào. Nói như thế lkhông có ý đồ nào khắc hơn là nhằm ngăn chặn Việt Nam, các nước Đông Nam Á không được mở rộng quan hệ với siêu cường nào cả, chỉ có Trung Quốc mà thôi!

Hai vị Thượng tướng cũng cho rằng, vì đại cục quan hệ Việt– Trung, việc cấp bách hai bên cần làm ngay là tiếp tục hợp tác, đối thoại tăng cường niềm tin chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quân đội: “Không có niềm tin chính trị thì không thể hợp tác phát triển, cũng không thể giải quyết bất đồng”. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị tăng cường chia sẻ lợi ích song phương và hợp tác trên diễn đàn đa phương cũng như đẩy mạnh hợp tác trên mọi mặt.

Song phương ư? Nếu như tướng Vịnh nói: “chia sẻ lợi ích sông phương” không khéo mắc bẫy tàu về bước thứ hai trong chiến lược “Ba bước lấn tới”, là “gác tranh chấp cùng khai thác”. Trung Quốc lâu nay vẫn né tránh đa phương, chỉ muốn song phuonwgs để dẽ bề lừa mị, du dỗ, cả khi cần thì đe dọa, áp đảo. Không khéo trong vấn đề này, TQ đã thành công khi kéo VN vào lòng đế quốc Đại Hán nổi tiếng yêng hùng xâm lược, thực hiện chính ách chia để trị, xé ASEAN thành từng mảnh nhỏ, lập đối tác "song phương" với từng nước mềm cứng khác nhau nhưng qui lại là cô lập VN, kìm kẹp không thể nào vùng vẫy ra khỏi bàn tay lông lá của giặc Tàu ! Đã lâu năm rồi, Trung Quốc vẫn ráo riết thực hiện chủ trương "Hán hóa" xã hội VN, một chủ trương bất di bất dịch trong “nhận thức chug” của các nhà cầm quyền Trung Nam hải. Từ hạt gạo, củ khoai, trái dứa đến quả trứng gà, nhất là các công trình xây dựng cơ bản, các dự án thuế đất 50 năm, từ tiêu dùng đến văn hóa...và cả thượng tầng kiến trúc về chính trị, tất tất đang trên con đường này, còn đâu độc lập, tự do cho 90 triệu con dân, một tương lai mịt mù vậy mà các vị lãnh đạo vẫn tươi cười thắm thiết, hài lòng mới lạ. Đã quá nhiều thực té, trải biến, vụ việc cho thấy từ sự hài lòng cho đến khi bị mát lòng chăng bao xa. Nói đó rồi quên ngay đó. Nói đó rồi làm ngược lại được ngay. Từ “hài lòng” đến “mất lòng” chỉ xê xích con vi trùng.

Không biết hai chữ “đại cục” mà các vị nhắc đi nhắc lại nhiều lần là cái gì? Tiếng Tàu thì “đại cục” là vấn đề lớn, dịch ra tiếng Việt là “cục to”. Cho nên, có chuyện gì, tình thế và trạng huống nào thì chỉ nên quan tâm đến “vấn đề lớn”, còn các vụ tàu ngư chính, tàu hải giám, tàu cá của Trung Quốc chỉ là chuyện vặt, cả việc thành lập thành phố Tam Sa chỉ là chuyện vặt, một thứ “việc nội bộ” của Trung Quốc. Trung Quốc có ráng sức, trơ lỳ, trắng trợn thực hiện cho kỳ được chiến lược “Ba bước lấn tới”, có dùng thủ đoạn “sói gửi chân” cũng là chuyện nhỏ. Nếu như quá lên một chút, Trung Quốc có chiếm hết Trường Sa như đã chiếm gọn Hoàng Sa cũng như chưa phải là “vấn đề đại cục”. Có lẽ, khi Trung Quốc đã xâm chiếm Việt Nam lần nữa, rồi xâm chiếm cả Đông Dương cũng chỉ là chuyện nhỏ, chưa phải “đại cục”. Phải là khi chiếm trọn toàn bộ vùng Đông Nam Á mới là “đại cục”. Còn nữa, dấn lên vấn đề “đại-đại cục” là Trung Quốc phải trở thành bá chủ toàn cầu mới coi như hả dạ lòng tham bành trướng. 

Thôi thì, cứ đối thoại và hô lên đừng đối đầu, cứ họp, đừng cãi nhau, cười hề hề, uốn ba tấc lưỡi “hảo hảo” như thế cũng coi như khá êm xuôi, cũng coi như xong một việc lấy điểm và lừa mị dư luận trước khi khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Chỉ có điều, đã nhiều cuộc gặp, đã nhiều đối thoại, ký kết kèm cam kết cũng không ít, bên ta cũng khá nhiều lần mà bên Tàu cũng “đa tái diễn” nưng rồi đâu lại vào đó, thậm chí bất động, xung đột lại gia tăng mức độ trầm trọn hơn. Lần này, các nhà quan sát cứ theo dõi xem, “đại cục” cũng như “tiểu cục”, thậm chí “đại lục cục” , rồi cả cái gọi là “nhận thức chung” như tướng Mã đã nói có đem lại tiến triển thêm tốt đẹp gì không. Thôi, Binh Bét xin không bàn tiếp nữa, nói hoài cũng vậy à! Như tin đưa và cũng thành lối mòn xưa nay trên báo chí, thông cáo “hai bên đã hài lòng” là được rồi. Binh Bét đi đọc “Tam quốc diễn nghĩa” đây,… Hồi sau sẽ rõ, hạ hồi phân giải!

Binh Bét


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo