Tương lai không biết về đâu của Thủ Tướng Dũng khi các nhà lãnh đạo đảng về họp đại hội - Dân Làm Báo

Tương lai không biết về đâu của Thủ Tướng Dũng khi các nhà lãnh đạo đảng về họp đại hội

Didier Lauras (AFP) * Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ - Tin từ BANGKOK - Các chuyên gia phân tích cho rằng, tương lai chính trị của Thủ tướng Việt Nam lơ lửng trong bấp bênh khi các lãnh đạo đảng cộng sản tập trung để bàn bạc về sự đen tối của những vụ bê bối tài chính và tình trạng bất ổn kinh tế.

Từ khi được quốc hội do đảng kiểm soát chính thức phê chuẩn mình vào một nhiệm kỳ thủ tướng năm năm lần thứ hai từ tháng 7 năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, đã chẳng có gì nhiều để ăn mừng. 

Bị trúng đòn từ một chuỗi các vụ bê bối và một danh sách ngày càng tăng của các khó khăn về kinh tế, các nhà quan sát nói rằng mặc dù việc loại bỏ ông có thề không xảy ra ngay nhưng vai trò lãnh đạo của ông có thể gặp nguy hiểm. 

Sự gia tăng bất mãn của công chúng vì tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát hồi sinh, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng đã đặt Dũng dưới áp lực ngày càng tăng khi 175 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng về họp tuần này. 

Theo Việt Nam chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Úc, cuộc họp có khả năng nhìn thấy "một cuộc so đấu giữa Thủ tướng và những người chỉ trích ông", 

Viết trong một báo cáo hôm thứ ba, Carl cho biết, "Tối thiểu, có khả năng là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cố gắng cắt giảm các quyền hạn rất lớn từng được thủ tướng và văn phòng chính phủ của ông tích lũy được". 

"Câu hỏi lớn là liệu những chỉ trích người Thủ tướng có thúc đẩy việc bãi nhiệm ông hay không," Thayer nói thêm. 

Phiên họp kín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã bắt đầu vào hôm thứ Hai và dự kiến sẽ kéo dài hai tuần - gấp đôi thời gian thường lệ - làm nổi bật một danh sách gia tăng những việc phải làm đang đối mặt với các quan lại chính trị của Việt Nam. 

"Hiếm khi có quá nhiều vấn đề phải bàn đến trong chương trình họp của một hội nghị trung ương và bởi vì chúng đã kéo dài quá lâu", báo Nhân dân trích lời phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSNguyễn Phú Trọng, người được xem là một trong những đối thủ chính của ông Dũng. 

"Hầu hết các chủ đề mà chúng ta phải thảo luận và quyết định là rất quan trọng, khó khăn và nhạy cảm", ông nói thêm. 

Các chuyên gia lưu ý rằng Ủy ban Trung ương Đảng, trong đó bao gồm ông Dũng, có quyền lực để loại bỏ bất kỳ thành viên nào trong hàng ngũ của mình hoặc trong 14 ủy viên quyền lực của Bộ Chính trị, bao gồm các nhà lãnh đạo đầu sỏ. 

Chính phủ độc tài Việt Nam đang phải vất vả đối phó với tình trạng bất mãn ngày càng tăng từ công chúng vì sự gia tăng phổ biến của các trang blog, các trang web và các phương tiện truyền thông xã hội, như một lối thoát cho các biểu hiện chính trị. 

Nhà chức trách đã tìm cách đàn áp những trang blog với một loạt các án tù khắc nghiệt, nhưng các trang blog chính trị trực tuyến vẫn còn là một nguồn tin rất phổ biến trong quốc gia có chính sách kiểm duyệt nặng nề này. 

"Chưa bao giờ có một vị thủ tướng bị tấn công mạnh mẽ ở nơi công cộng vì các khó khăn kinh tế và tham nhũng như thế này", một quan chức Đảng Cộng sản cho biết trong điều kiện giấu tên. 

"Đó là cuộc chiến đấu tại trung tâm của đảng giữa một lực lượng có tiền và một lực lượng có quyền lực, để giải quyết vấn đề tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ của mình" ông nói thêm, đề cập đến Dũng cùng các đồng minh kinh tế của ông trong đảng ở một phe và các đối thủ chính trị của Dũng ở một phe khác. 

Dũng, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương đã nhậm chức vào năm 2006, được cho là đã trở thành một thủ tướng quyền lực chưa từng có trong đất nước này. 

Được xem là một nhà hiện đại hóa khi mới được bổ nhiệm, ông đã sử dụng quyền lực của mình để tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sùng bái lối phát triển kiểu chaebol của Nam Hàn, dựa vào các công ty quốc doanh khổng lồ để lèo lái nền kinh tế. 

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, lạm phát lại gia tăng một lần nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm và những lo ngại về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mong manh đã chồng chất cao. 

Sự việc gần sụp đổ của công ty vận chuyển khổng lồ Vinashin trong năm 2010 đặt chú ý vào những rắc rối tài chính của các công ty quốc doanh khổng lồ, trong khi việc bắt giữ một nhà ngân hàng, người triệu phú bị ghét bỏ từng được xem như một đồng minh của Dũng, trong tháng tám, làm kinh sợ các nhà đầu tư trong nước và kích hoạt một cuộc rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng. 

Mối quan tâm ngày càng tăng tuần trước lập tức đưa đến việc Moody đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam, với lý do là những yếu kém trong hệ thống ngân hàng và "nguy cơ dâng cao" về một gói cứu trợ ngân hàng tốn kém của chính phủ . 

Các nhà quan sát nói rằng đối thủ của ông Dũng, đáng chú ý là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có vẻ muốn Dũng phải trả giá cho các thất bại của ông. 

"Với nền kinh tế của Việt Nam đang phải đối mặt với các khó khăn sâu sắc về kinh tế, nguy cơ của cuộc đấu tranh quyền lực đang leo thang giữa thủ tướng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vốn có thể dẫn đến việc lật đổ thủ tướng và các đồng minh chính trị của ông đang gia tăng" Rajiv Biswas, người chỉ đạo phân tích kinh tế châu Á tại công ty tư vấn IHS Global Insight nhận xét. 

Nhưng các nhà quan sát cũng lưu ý, Dũng, từng vượt qua được các cơn bão chính trị trong quá khứ và có thể qua khỏi như vậy một lần nữa. 

"Sa thải ông ta là một điều không dễ" một viên chức Đảng cho biết. 

Nguồn: AFP



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo