Bỏ phiếu tín nhiệm: Xảo thuật chính trị Việt Nam - Dân Làm Báo

Bỏ phiếu tín nhiệm: Xảo thuật chính trị Việt Nam

The Economist, June 22, 2013- Việt-Long dịch thuật

Đàn áp bạo tàn; phê phán vuốt ve

Công an Việt Nam thật bận bịu. Mục tiêu thường vẫn là các bloggers rất phiền nhiễu.

Ngày 13 tháng 6 bắt Phạm Viết Đào ở Hà Nội. Hai ngày sau đến lượt Đinh Nhất Uy ở Long An, miền Nam. Cả hai đều lên mạng chỉ trích chính quyền, cả hai bị bắt giam theo một điều luật đầy bao quát và chung chung của luật hình sự, cho phép bắt giữ về tội gọi là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để “xâm phạm lợi ích của Nhà nước.”

Ông Đào, một cựu viên chức Nhà nước, có ảnh hưởng đặc biệt trong không gian mạng, cũng như Trương Duy Nhất, một blogger khác, bị bắt giữ ở thành phố Đà Nẵng hôm 26 tháng 6. Theo luật của Việt Nam họ đều phải đối diện với bản án 7 năm tù là mức cao nhất.

Những vụ bắt bớ này chì là một phần của cuộc đàn áp rộng lớn hơn đối với những người bất đồng chính kiến, nhất là trên mạng, đã lấy đà (mạnh mẽ) trở lại từ tháng 12 năm ngoái, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại lệnh cho công an hành động chống lại “những lực lượng thù nghịch” sử dụng internet để “quảng bá tuyên truyền đe doạ nền an ninh quốc gia, chống lại đảng và Nhà nước Cộng Sản".

Tính đến nay, trong năm nay đã có hơn 40 người hoạt động và bloggers đã bị bắt, nhiều hơn tổng số người bị bắt giữ trong cả năm 2012. Tiếng xấu của xã hội Việt Nam gia tăng đàn áp càng xấu hơn. Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, một tổ chức theo dõi, cho biết hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ sáu trong những nước giam giữ ký giả nhiều nhất trên thế giới. 


Blogger Trương Duy Nhất - hieuminh.org photo 
Phát triển và siết chặt

Cũng như các hệ thống cai trị toàn trị khác, chính phủ (Việt Nam) khuyến khích sự phát triển mạng internet vì những lý do kinh tế (có khoảng 1/3 dân số Việt Nam ngày nay sử dụng nó) nhưng lại kiềm chế việc dùng internet để bày tỏ quan điểm hay để tìm đến những nguồn thông tin thay thế cho báo chí truyền hình luồng chính, (hay “lề phải”), chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của Nhà nước.

Dù vậy sự phát triển những trang blog phê phán không có vẻ gì suy giảm, có lẽ vì ngày nay quá nhiều việc phải chỉ trích. Không còn những ngày mà Việt Nam được các cơ quan phát triển phương Tây yêu chuộng, với đà tăng trưởng hằng năm trên 8%. Trong mấy năm qua nền kinh tế vấp phải đá, với giá tiền tệ lao xuống dốc, hằng ngàn vụ phá sản, và một hệ thống ngân hàng ngập những nợ xấu. Càng đặc biệt hơn, nhiều bộ trưởng của chính phủ bị kết tội tham nhũng và kém khả năng, trong khi các công ty quốc doanh mấp mé bờ phá sản. 

Thủ tướng Dũng trở thành mục tiêu của nhiều cơn phẫn nộ. Người Việt Nam được nhắc nhở điều này bằng cuộc tuyệt thực khởi sự hôm 27 tháng giêng trong tù, do ông Cù Huy Hà Vũ. Ông Vũ, một học giả về luật pháp, bị giam tù năm 2011 sau khi nạp đơn kiện ông Dũng lạm dụng quyền hành. Cuộc phản đối của ông Vũ nhắm vào những điều kiện giam nhốt tồi tệ gây ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ của ông (LND: Ông Vũ còn đòi hỏi chính quyền phải tiến hành thủ tục kháng án do ông và các luật sư đệ nạp. Nay các điều kiên đã được đáp ứng, ông chấm dứt tuyệt thực.)

Hành vi trang điểm chế độ

Sự đối ứng của chính phủ trước những chỉ trích không ngừng tăng cao là gánh chịu một cuộc đầu phiếu về mức tín nhiệm tại quốc hội. Ngày 10 tháng 6, 498 đại biểu Quốc hội bỏ phiếu biểu tỏ mức tín nhiệm của họ đối với ông Dũng và 46 thành viên nội các và viên chức khác. Gần 1/3 số phiếu đánh giá ông Dũng ở mức tín nhiệm thấp nhất, trong khi đối thủ mạnh nhất của ông trong cuộc tranh chấp nội bộ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, giành được mức tín nhiệm cao nhất.

Hành động chính trị này chỉ mang tính cách tượng trưng. Đúng ra phải có 2/3 số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thấp để cho ai đó phải bị trừng phạt. Hơn thế nữa, các nhà lập pháp Việt Nam không được phép chọn lựa “bất tín nhiệm” chính phủ. Chỉ có mức độ bất tín nhiệm mới phản ảnh chính xác ý nghĩ của nhiều người Việt Nam.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo