Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - 15 tháng Giêng, Praha: 4.000 người biểu tình ở Quảng trường Wencelas để tưởng niệm Jan Palach, người đã tự thiêu để phản đối Liên Xô xâm lăng Tiệp Khắc vào năm 1968.
6 tháng Hai, Ba Lan: Hội nghị bàn tròn bắt đầu giữa chính quyền, Công đoàn Đoàn kết, và Giáo hội Công giáo.
9 tháng Ba, Vilnius: 15.000 người tham dự cuộc biểu tình đòi độc lập cho Lithuania.
22 tháng Ba, Hungary: Tám nhóm đối lập họp lại để công bố một cương lĩnh chung cho các cuộc đối thoại với Đảng Cộng sản.
26 tháng Ba, Liên Xô: Lần đầu tiên ở Liên Xô những cuộc tranh cử vào Quốc Hội gồm 2.250 đại biểu nhân dân mới. Một phần ba những người lãnh đạo đảng ở địa phương thất cử.
5 tháng Tư, Ba Lan: Hội nghị bàn tròn kết thúc bằng sự hợp pháp hóa Công đoàn Đoàn kết và đồng ý về các cuộc bầu cử tự do vào tháng Sáu.
4 tháng Sáu, Ba Lan: Công đoàn Đoàn kết thắng 99 phần trăm số ghế ở Thượng viện và tất cả số ghế được bầu ở Hạ viện, mặc dù thỏa thuận ở hội nghị bàn tròn bảo đảm những người cộng sản một đa số gồm hai phần ba số ghế. Các cuộc thương lượng về thành lập chính phủ bắt đầu.
4 tháng Sáu, Bắc Kinh: Quân đội bắn vào những người biểu tình ở Quãng trường Thiên An Môn.
13 tháng Sáu, Hungary: Hội nghị bàn tròn giữa chính quyền và đối lập bắt đầu.
22 tháng Tám, Lithuania: Uỷ ban Quốc hội tuyên bố việc Liên Xô sáp nhập Lithuania vào năm 1940 là bất hợp pháp.
23 tháng Tám, Các nước Baltic: Những cuộc biểu tình đòi độc lập ở Estonia, Latvia và Lithuania kết thành hàng rào người nắm tay nhau kéo dài 540km từ Tallinn đến Vilnius.
24 tháng Tám, Ba Lan: Tadeusz Mazowiecki thuộc Công đoàn Đoàn kết được bổ nhiệm làm thủ tướng.
11 tháng Chín, Hungary: Chính quyền cho phép những người tỵ nạn Đông Đức đi qua biên giới để vào Áo.
12 tháng Chín, Ba Lan: Công đoàn Đoàn kết giữ hầu hết các chức vụ trong chính phủ mới, mặc dù những người cộng sản vẫn nắm giữ hai bộ chủ chốt nội vụ và quốc phòng.
18 tháng Chín, Hungary: Hội nghị bàn tròn kết thúc bằng thỏa thuận về các cuộc bầu cử tự do vào tháng Ba 1990.
27 tháng Chín, Slovenia: Tuyên bố độc lập và tách ra khỏi Nam Tư, các cuộc bầu cử tự do sẽ diễn ra vào tháng Tư.
30 tháng Chín, Đông Đức: Ban lãnh đạo cho phép những người tỵ nạn đã vào được tòa đại sứ Tây Đức ở Praha đi đến Tây Đức bằng tàu lửa chạy qua Đông Đức.
4 tháng Mười, Dresden: Công an dùng vũ lực nhằm ngăn cản dân chúng cố gắng leo lên tàu lửa bị đóng kín mà chở những người tỵ nạn Đông Đức từ Praha đến Tây Đức.
7 tháng Mười, Hungary: Đảng Cộng sản tự giải tán và cải tổ thành Đảng Xã hội Hungary. Vào cuối tháng Mười Một số lượng đảng viên chỉ còn lại 45.000 người, so với số lượng hơn 800.000 đảng viên vào năm trước đó.
9 tháng Mười, Leipzig: 50.000 người biểu tình và làm bùng phát các cuộc biểu tình trên khắp Đông Đức.
18 tháng Mười, Đông Đức: Tổng Bí thư cứng rắn Đông Đức Eric Honecker bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản sau khi có tin rằng ông ta đã ra lệnh các lực lượng an ninh bắn vào người biểu tình. Thay thế ông là bộ trưởng bộ công an, Egon Krenz.
23 tháng Mười, Leipzig: Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi cải cách dân chủ.
25 tháng Mười, Liên Xô: Gorbachev tuyên bố "Học thuyết Sinatra": Liên Xô sẽ cho phép các nước khác trong khối liên minh các nước cộng sản ở Đông Âu được "làm theo cách của họ".
4 tháng Mười Một, Bulgaria: Phong trào môi trường Ecoglasnot tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ.
9 tháng Mười Một, Đông Berlin: Krenz tuyên bố những công dân nộp đơn sẽ được phép đi đến Tây Phương. Tin đồn loan ra rằng Bức tường Berlin sẽ mở, cho nên hàng ngàn người đổ xô đến các trạm biên phòng ở Bức tường: đến nửa khuya bức tường sụp đổ. Ban lãnh đạo Đông Đức tuyên bố những cải cách cơ bản.
10 tháng Mười Một, Đông Berlin: Hàng trăm ngàn người tràn qua Tây Đức.
10 tháng Mười Một, Bulgaria: Cựu bộ trượng ngoại giao Peter Mladenov, người đồng ý các cuộc thảo luận bàn tròn và bầu cử tự do, lên làm tổng bí thư Đảng Cộng sản thay thế Todor Zhivkov.
17 tháng Mười Một, Praha: Hàng trăm người bị thương khi công an chống bạo động phá tan cuộc biểu tình của sinh viên.
19 tháng Mười Một, Praha: Các nhóm đối lập hình thành Diễn đàn Dân sự do nhà viết kịch Vaclav Havel lãnh đạo. Họ kêu gọi tổng đình công hai giờ đồng hồ vào ngày 27 tháng Mười Một.
20 tháng Mười Một, Praha: Havel phát biểu trước 200.000 người biểu tình ở Quãng trường Wenceslas.
24 tháng Mười Một, Praha: Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc từ chức. Hàng trăm ngàn người vui mừng hân hoan.
25 tháng Mười Một, Praha: Uỷ ban Trung ương Đảng mới được công bố mà bao gồm nhiều người theo đường lối cứng rắn. Diễn đàn Dân sự tuyên bố cuộc tổng đình công dự định là một "cuộc trưng cầu dân ý tượng trưng" về sự ủng hộ dành cho chế độ.
27 tháng Mười Một, Praha: Cả nước bị tê liệt khi đa số dân chúng tham dự cuộc tổng đình công.
29 tháng Mười Một, Praha: Quốc hội đệ trình những thay đổi về hiến pháp qua đó kết thúc sự thống trị của Đảng Cộng sản và công bố ủy ban điều tra về những hành động của công an vào ngày 17 tháng Mười Một.
6 tháng Mười Hai, Đông Đức: Manfred Gerlach, nhà lãnh đạo dân chủ cấp tiến, thay thế Krenz.
16-17 tháng Mười Hai, Timisoara, Romania: Bảy mươi ba người bị thảm sát khi lực lượng an ninh bắn vào những người biểu tình.
20 tháng Mười Hai, Timisoara, Romania: 50.000 người biểu tình chống bạo lực của chính quyền. Hầu hết quân đội từ chối không tuân theo lệnh bắn vào những người biểu tình.
21-22 tháng Mười Hai, Bucharest: Cuộc biểu tình quốc doanh theo lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Nicolae Ceausescu biến thành cuộc biểu tình chống lại ông. Ceausescu bỏ trốn trên chiếc trực thăng riêng.
23 tháng Mười Hai, Romania: Mặt trận Cứu nguy Dân tộc được thành lập. Trong vài ngày tới hơn 1.000 người chết trong các cuộc giao tranh.
25 tháng Mười Hai, Bucharest: Ceausescu bị bắt, bị xử án rồi bị tử hình cùng với vợ và con trai.
Nguồn: Tạp chí Anh For A Change, số tháng Tám-tháng Chín 1999