Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy tung tảng đá ù lỳ đang cản đường chúng ta đi...
Như Hà (Danlambao) - Cần phải khẳng định một điều là, không chỉ vai trò thủ lĩnh là cần thiết, mà là bắt buộc, là không thể thiếu cho bất kỳ lĩnh vực nào. Thậm chí vai trò thủ lĩnh quan trọng tới mức, chiếm vị trí hàng đầu cho sự sắp xếp của tạo hóa. Từ cấu tạo của cơ thể sống, thủ lĩnh là bộ não chỉ huy, điều khiển mọi hoạt động của chức năng cơ thể, cho tới tổ chức xã hội bầy đàn theo bản năng cũng phải có con đầu đàn. Xã hội loài người cũng vậy vai trò thủ lĩnh luôn đóng một vài trò hết sức quan trọng. trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự v.v... Thậm chí chỉ cần một nhóm ba người trở lên, vai trò thủ lĩnh đã được xác định, thông qua sự lựa chọn của tự nhiên.
Điểm lại trong lịch sử xã hội loài người nói chung, lịch sử xã hội VN nói riêng thì người chỉ huy, thủ lĩnh luôn đóng một vài trò nổi trội, quan trọng trong từng khúc quanh của lịch sử. "Thời thế tạo anh hùng," do những biến động xã hội, do mâu thuẫn xã hội, bao giờ cũng nổi lên một nhân tố đóng vai trò thủ lĩnh để giải quyết, bình ổn các biến động, các mâu thuẫn của từng thời kỳ lịch sử. Đó là qui luật.
Trở lại bài viết của Phạm Thanh Nghiên - "Chúng ta cần thủ lĩnh" - tuy chưa lý giải hết được vài trò quan trọng của thủ lĩnh, nhưng chị đã cho thấy "mặt thật "của vài trò thủ lĩnh trong giai đoạn chính trị xã hội hiện nay là chưa thỏa đáng, hay nói đúng hơn là chưa có, chưa xuất hiện. Cái thước đo cho sự đánh giá này là tính thực tiễn. Chị đã vạch rõ những gương mặt "sáng giá "chỉ là những "chân dung đẹp" là chính xác, bởi bao năm qua, lịch sử chỉ ghi nhận họ là những người dũng cảm, dám đương đầu với bạo quyền với sóng gió. Nhưng cái đích cuối cùng là lật đổ con thuyền bạo chúa, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân thì còn xa vời lắm.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi tố chất của một thủ lĩnh còn thiếu trong mỗi người chúng ta. Đành rằng, mỗi thời khắc lịch sử có những khó khăn nhất định, nhưng rõ ràng là chúng ta thiếu người thực tài để dẫn dắt con thuyền dân chủ đến bến bờ vinh quang. Thậm chí, xét về mặt nào đó, ngoài những đóng góp tích cực của những "bức chân dung đẹp", họ đã vô tình tạo lên một lối mòn cho các thế hệ sau bước tiếp. Ông bà ta có câu "Đi không đúng lối, mười đời chẳng tới nơi" quả không sai. Đã ba mươi chín năm trời (1975), nửa đời người chúng ta đã sống trong trông chờ và tuyệt vọng. Bao nhiêu cơ hội "vàng" đã qua đi, do thiếu vắng vai trò thủ lĩnh. Do những "bức chân dung đẹp" đã dẫn dắt phong trào dân chủ đi lầm đường lạc lối ngay từ những bước đi ban đầu, mà đã đi lạc lối, vẫn cố tình đi thì lại càng lạc thêm, cái đích cần đến càng xa vời vợi.
Tại sao lạc lối! lạc ở chỗ nào! Một câu trả lời rất đơn giản "đoạn đường đáng ra ông chỉ đi có mười năm, nay đã bốn mươi năm trời mà ông chẳng tới đích thì chẳng lạc lối là gì!!!" Vì vậy việc lạc lối là điều không cần bàn cãi, mà người ta chỉ cần đi sâu vào tìm hiểu lạc lối do nguyên nhân nào! Câu trả lời cũng rất đơn giản "Lạc lối do không có người thủ lĩnh, chỉ huy dẫn dắt chỉ đúng đường, đúng lối". Chưa có người xứng tầm gánh vác được trọng trách của lịch sử giao phó.
Có nhiều người biện minh "Nếu không có thủ lĩnh thì phải có nhóm thủ lĩnh thì cũng được chứ sao". Xin thưa "Không thể được" vai trò thủ lĩnh luôn là hạt nhân trong hạt nhân. Một nhóm thủ lĩnh xét cho cùng phải do một thủ lĩnh tài năng thực thụ làm hạt nhân, làm đầu đàn, để qui tụ, để dẫn dắt nhằm tạo lên một nhóm, một tổ chức "thủ lĩnh". Người ấy, nhóm ấy, tổ chức ấy sẽ là đầu tàu, là hạt nhân cho phong trào dân chủ, là đối thủ trực tiếp của chế độ, là niềm tin tưởng của quần chúng, để họ lạc quan vào một chiến thắng trong tương lai gần.
Vậy yếu tố nào tạo lên một thủ lĩnh "thực sự". Đây là bài toán rất khó mà Thanh Nghiên đã chỉ ra. Những nhân tố này "xuất kỳ bất ý" họ xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không kể thành phần, nhân thân, thân phận v.v... Thậm chí nhân vật này hội đủ các năng lực của người thủ lĩnh, nhưng "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" Lòng trời đã không phù trợ thì có tài năng đến mấy, như rồng không gặp mây, cá không gặp nước, cũng đành bó tay thúc thủ mà thôi. Người tài giỏi phải biết lựa thời, phải biết được ý trời, nếu trời đã không thuận, mà cố tình thì chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi.
"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Một trong ba yếu tố này không thuận, thì chớ có cưỡng lại mà uổng phí.
Chờ thời. Đó là cái chí của kẻ dám làm việc lớn, dám đội đá vá trời. Bài toán đã có lời giải, nhưng lòng trời không thuận thì phải chờ cho đến thời điểm chín muồi, phải chờ cơ hội, khi ông trời đã tạo cho một điểm tựa., thì sẽ bẩy tung cả trái đất này lên, chứ xá gì một chế độ ngụy quyền toàn trị. Ấy là tầm nhìn của một thủ lĩnh "thực sự". Còn tố chất của người thủ lĩnh đó, trước hết phải chấp nhận "Mai danh ẩn tích" là quên mình, quên cả tên cả tưổi mình, vì sự nghiệp, vì công việc. Lấy công việc làm niềm vui, lấy hiệu quả làm đích đến. Luôn răn mình trước mọi toan tính vị kỷ cá nhân. Luôn trau giồi ý chí và nghị lực, bản lĩnh chính trị phải vừng vàng, luôn chủ động ứng phó với mọi tình huống, phải thiên biến vạn hóa, cũng như phải có nếp sống đạo đức, giản dị, gương mẫu, là yếu tố cần của người thủ lĩnh. Tài năng ư! Chỉ cần bốn yếu tố quan trọng là: TƯ TƯỞNG, TẦM NHÌN, TỔ CHỨC VÀ DÙNG NGƯỜI.
- Tư tưởng như ngọn hải đảng, như ngôi sao Bắc đẩu chỉ đường. Nếu không có tư tưởng đúng sẽ như người mù đi trong đêm tối.
- Ngoài cái tâm phải có tầm nhìn xa trông rộng, tính toán vạch ra hướng đi có tính quyết định, như một huấn luyện viên biết đọc trận đấu để tùy cơ ứng biến
- Tổ chức là điều kiện không thể thiếu, như một người kỹ sư chế tạo lên các bộ phận để tạo lên cỗ máy hoàn chỉnh.
- Dùng người là biết tập hợp, biết dùng người tài giỏi làm thay mình các công việc khác nhau.
Kết luận:
Trong bối cảnh tình hình dân chủ hiện nay, khi đã tìm hiểu, đi sâu vào phân tích cái được cái mất và đánh giá thực trạng của phong trào dân chủ một cách nghiêm túc và khách quan, ta mới thấy được phong trào dân chủ yếu tới mức nào "Đấu tranh không tiếp cận quần chúng là kiểu đấu tranh què quặt, ảo tưởng và đi đến thất bại. Số lượng quần chúng thật sự nằm rất ít trong số quần chúng ảo (rất lớn) ở trên mạng Internet. Khó mà đạt được kết quả chỉ với những lời hiệu triệu trên mạng mà bản thân những người tranh đấu không bước xuống đời thật để tiếp cận người dân. Tương tự như một lời tuyên bố, một lời kêu gọi của một hay nhiều hội nhóm nhưng chỉ tồn tại trên văn bản mà không kèm theo hành động cụ thể. Giống như việc giậm chân tại chỗ xong vẫn nhận lấy những phiền hà, sách nhiễu không đáng có từ phía nhà cầm quyền chỉ vì gây ra lo lắng ảo cho chúng." Đó là nhận xét thẳng thắn của Thanh Nghiên không dễ gì chối bỏ. Điều đó làm cho bất cứ người có lương tâm chân chính nào đều trăn trở và suy nghĩ.
Vì vậy, hơn bao giờ hết vai trò thủ lĩnh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chúng ta hãy chờ xem người đó xuất hiện như thế nào và phải chờ bao lâu nữa người đó mới xuất hiện. Hãy chờ xem người nắm giữ CHIẾC CHÌA KHÓA mở ra cánh cửa tương lai cho nước Việt là ai. Xin hãy chờ xem!
Hà Nội, ngày 12/6/2014