Vài nét “Nổi bật” trong Cuộc đời của Ba Thế hệ Cộng sản (Phần 3) - Dân Làm Báo

Vài nét “Nổi bật” trong Cuộc đời của Ba Thế hệ Cộng sản (Phần 3)

c- Vladimir Ilyich Lenin (1870--1924):

Ông Lenin là nhân vật thường được gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Mười để khởi đầu một nhà nước Cộng sản Sô-Viết và với tham vọng muốn biến cả thế giới trở thành Cộng sản dưới ảo vọng đại đồng vô tưởng. Ông ta tên thật là Vladimir Ilyich Ulyanov - sau nầy đổi thành Lenin nhằm tránh sự ruồng bắt của cảnh sát Tsar (Nga hoàng) - được sinh ra trong một gia đình trung lưu, có học vấn, giàu có vốn xuất thân từ giai cấp nông nô thời Trung cổ. Bà nội của ông ta có nguồn gốc Mông Cổ, và mẹ của ông ta có nguồn gốc Do Thái cũng thuộc gia đình trung lưu, có học vấn, giàu có. Ông ta được cho ăn học đầy đủ và cuối cùng có được bằng luật sư tương đương với điểm danh dự trong vòng 1 năm.

Thuở nhỏ, cậu bé Ulyanov còn có tên gọi khác trong gia đình là Volodia. Theo vị nữ Giáo sư lịch sử học của trường Cao đẳng Wellesley, có bằng Tiến sĩ từ Đại học Harvard, Nina Tumarkin, qua cuốn sách “Lenin Lives!: The Lenin Cult in Soviet Russia” (“Lenin Sống mãi !: Sự sùng bái Lenin ở Nga Sô”) cho biết là:

“Cậu ta cũng là một đứa trẻ độc đoán, vốn là người trêu ghẹo những anh chị em, những người họ hàng, nghĩ ra những trò chơi mới, ra những quy luật, thích nắm quyền”.

Mặc dù cậu ta chứng tỏ là một học gương mẫu, thông minh, nhưng ít khi nào nhận được lời khen thưởng của người cha cho những thành tựu của mình như là cách sửa đổi lành mạnh. Người anh của cậu bé, Alexander (còn có tên Sasha), người mà cậu ta ngưỡng mộ và hay bắt chước, theo người chị cả Anna của cậu ta cho biết là thật ra người anh thứ hai Sasha không thích những hình ảnh về tính chất của cậu bé Volodia vốn “làm mếch lòng người”: tính kiêu ngạo, khuynh hướng nhạo báng, và tính láo xược của cậu ta. Như trên en.wikipedia cho biết thêm, vào lúc 16 tuổi, anh chàng Vladimir trở nên thất thường, và kình chống, không lâu từ đó về sau anh ta bác bỏ niềm tin vào Thượng Đế sau cái chết của người cha. Kế đó chàng sinh viên Alexander, người anh thứ hai, bị treo cổ vì là người được chọn thi hành việc ám sát Tsar (Nga hoàng) với quả bom tự chế vào năm 1887. Cũng vì thế, anh chàng Vladimir sau khi vào Đại học cũng vào năm 1887, khoảng ba tháng sau cái chết của Alexander, đã tham gia nhóm sinh viên cách mạnh và bị trục xuất khỏi trường vì bị xem là người cầm đầu cuộc chống đối ban quan trị nhà trường. Anh ta bị ở tù chỉ hai ngày và được trả về thái ấp Kokushkino của mình dưới sự giám sát. Đó là thờ gian rảnh rỗi cho anh ta đọc những cuốn sách triết lý mang tư tưởng cách mạng, cấp tiến, của người anh để lại. Và năm sau, 1888, gia đình được cho phép dời về vùng Kazan nơi mà anh ta gia nhập vào nhóm cách mạng khác và được giới thiệu về cuốn sách “Das Kapital (“Tư bản Luận”) phần I của Karl Marx --mà theo Giáo sư Nina Tumarkin, nó được dịch sang tiếng Nga vào năm 1872 (sau nầy những người Cộng sản thường hay tuyên truyền rằng ông Lenin tìm thấy cuốn sách “Das Kapital” nằm trong ngăn bụi bặm ở thư viện nào đó bên Anh Quốc như là một khám phá bất ngờ và rất giá trị). Sau khi dời đến vùng Samara, khoảng ba năm sau từ khi bị trả về quê nhà, vào năm 1890, mẹ của anh ta xin nhà cầm quyền cho anh ta được đi thi tốt nghiệp Đại học ngành luật và năm sau, anh ta đã qua được những kỳ thi đó với số điểm cao.

(Vladimir Ilyich Lenin (1870--1924) vào năm 1895 và vị hôn thê Nadezhda “Nadya” Krupskaya (1869--1939), là một cô giáo có tư tưởng Mác-xít, xuất thân từ gia đình trung lưu hơn nhưng về sau bị nghèo khổ, thuộc dòng họ quý tộc. Họ thành hôn trong nhà thờ vào năm 1898, nhưng hai người không có con)

Thật ra, nếu không có cuộc Cách mạng tháng Hai thành công thì sẽ không có cuộc Cách mạng tháng Mười cũng vào năm 1917. Đó là cuộc tuần hành vào ngày 8/03 nhân Ngày Phụ nữ Quốc tế ở thành phố Petrograd (là thành phố Saint Petersburg bị đổi tên vào năm 1914, và vào năm 1924, sau khi Lenin nắm lấy chính quyền, bị đổi thành Leningrad. Một lần nữa tên cũ của thành phố, Saint Petersburg, được trả lại vào năm 1991 sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ) của hàng ngàn phụ nữ Nga đi ngang qua những hảng xưởng gần đó làm khởi động hơn 50.000 công nhân trong cuộc đình công. Khi toán lính của Tsar (Nga hoàng) được điều động đến, họ không dám bắn vào những phụ nữ Nga mà bắt đầu nổi loạn và nhập vào những người biểu tình chống lại toán cảnh sát và an ninh. Trong những ngày cuối cùng những lực lượng Quân đội nổi loạn sát cánh với những nhà cách mạng. Tsar bị thay thế bởi Chính phủ Lâm thời Nga dưới quyền của Hoàng tử Georgy Lvov song hành quyền lực với nhóm lãnh đạo Petrograd Sô-Viết của những nhà xã hội chủ nghĩa, bao gồm những chính khách trong Duma (Hạ viện) và những người Menshevik (i.e. Thiểu số) của nhà Mác-xít Julius Martov --là nhóm không ủng hộ, và tranh chấp quyền lực với những người Bolshevik của Lenin.

Ông Lenin chỉ xuất hiện sau khi Quyền lực Song hành được thành lập. Ông ta được chính quyền Đức tài trợ và đưa đi bằng một toa xe lửa độc nhất xuyên qua nước Đức từ thành phố Zürich lớn nhất của Thụy Sĩ để trở về Nga vào tháng 4/1917. Kể từ đó, ông ta khích động nhóm Bolshevik của mình phá vỡ Quyền lực Song hành và tấn công Dinh thự Mùa đông để tiêu diệt toàn bộ dòng tộc Tsar (Nga hoàng) hầu thâu tóm quyền lực mà qua đó được gọi là cuộc Cách mạng tháng Mười.

Vấn đề tài chánh cũng là một việc nan giải cho công cuộc cách mạng của ông Lenin. Vì vậy, sau cuộc Cách mạng 1905, - vốn khởi đầu vào tháng 12/1904 qua cuộc đình công của 80.000 công nhân ở thành phố St. Petersburg (Petrograd) và được dẫn đầu bởi tu sĩ Georgy Gapon thuộc dòng Bảo thủ Chính thống tiến đến Dinh thự Mùa đông để trình bản kiến nghị, tuy đưa đến khoảng 1.000 chết nhưng làm bùng nổ thêm những cuộc nổi loạn khác dưới sự khích động của những người Bolshevik, phần lớn và Menshevik-- ông Lenin cùng những đồng chí mình tổ chức cuộc đánh cướp ngân hàng Tiflis với 40 người chết và 50 người bị thương cả hai bên, cảnh sát và nhóm đánh cướp, để đổi lấy số tiền cướp được là 341,000 ru-bi (tương đương vào khoảng 3.4 triệu đô vào năm 2008).

Trong đám tang của cặp vợ chồng Mác-xít: Paul Lafargue và Laura Marx vào năm 1911 ở Pháp, theo lời người vợ của ông Lenin, là Nadezhda Konstantinovna “Nadya” Krupskaya, ông ta đã nói với bà ta rằng:

“Nếu người ta không thể làm việc cho Đảng lâu hơn nữa, người ta phải có khả năng nhìn thẳng vào sự thật và chết giống như gia đình Lafargue” 

Đến lượt ông Lenin, khi cú bệnh bộc phát lần thứ hai vào tháng 12/1922 làm cho ông ta bị bại liệt phía bên phải, sau đó, ông ta mới chịu rút khỏi những hoạt động chính trị. Tuy thế, có lẽ ông ta nghĩ rằng mình vẫn còn khả năng làm việc cho Đảng, nên không tự tử như ý niệm mà có lần ông ta đã nói với người vợ mình trong đám tang nhà Mác-xít Lafargue. Và ngay cả trong suốt khoảng 1 năm, sau khi ông ta hứng chịu cú bệnh bộc phát lần thứ ba vào tháng 3/1923, phải ngồi xe lăn và bị câm trước khi mất vào tháng 1/1924, nhưng ông ta vẫn “không có khả năng nhìn thẳng vào sự thật và chết giống như gia đình Lafargue, khi không còn có thể làm việc cho Đảng”. 

Và về chứng bệnh của ông ta, trang en.wikipedia cho biết:

“Mặc dù việc chẩn đoán chính thức về cái chết từ những hậu quả bộc phát, nhà khoa học Nga, Ivan Pavlov,báo cáo rằng ông Lenin chết vì bệnh giang mai tác động đến thần kinh, theo một công bố của V. Lerner và nhữngđồng nghiệp trong Tạp chí Thần kinh học Âu châu (European Journal of Neurology) vào năm 2004. Những tác giả cũng lưu ý rằng ‘Điều có thể là kỹ thuật DNA tương lai được áp dụng cho thể chất bộ não được bảo quản của ông Lenin có thể cuối cùng thiết lập hay bác bỏ bệnh trạng giang mai thần kinh như là nguyên nhân chính cho cái chết của ôngLenin’.”

(Vladimir Lenin vào tháng 3/1923 hứng chịu cú bệnh 
bộc phát thứ ba làm cho ông ta bị câm và phải ngồi xe lăn cho đến chết)

Và bài viết trên nytimes “A Retrospective Diagnosis Says Lenin Had Syphilis” (“Sự chuẩn đoán trở lại cho biết là ông Lenin có bệnh Giang mai”) của C.J. Chivers trên vào ngày 22/06/2004, về cuộc thảo luận của những bác sĩ Âu châu vốn được đăng trên The European Journal of Neurology (Tạp chí Thần kinh học Âu châu) có đoạn như sau:

“Trong số những người ủng hộ kết luận của họ là nữ Bác sĩ Deborah Hayden, tác giả của của cuốn sách “Bệnh lậu: Thiên tài, sự Điên rồ, và những Bí ẩn của bệnh Giang mai” (“Pox: Genius, Madness, and the Mysteries of Syphilis”)(do nhà xuất bản Basic Books, 2003). 

‘Một số lượng những người viết tiểu sử Lenin đã thông báo rằng những bác sĩ có mặt lúc ông ta mất nghi ngờ là bệnhgiang mai, nhưng cho đến khi bài viết nầy không ai đã thu thập thông tin xác đáng lại vào một nơi,’ bà Hayden viết trong một tin thông báo qua thư mạng. ‘Những tác giả lập luận một cách đáng thuyết phục rằng ông Lenin đã chịu khốn khổ từ bị bệnh giang mai viêm mạch máu màng não trên giường bệnh của mình’.

Ông Lenin luôn tỏ ra là một người rất khôn khéo trong chính trị, biết lúc nào nên nhường bước trước áp lực (qua những lần hợp tác và ký hòa ước nhượng đất cho Đức), và tấn công khi nào có thời cơ (cuộc Cách mạng tháng Mười). Cũng như ông ta luôn tỏ ra là một mô hình gương mẫu, và vì lý do nầy, ông ta không thích sự sùng bái cá nhân mà chính quyền Sô-Viết đã xây dựng chung quanh ông ta như là một thánh nhân của Chủ nghĩa Cộng sản và những huyền thoại về tuổi thơ ông ta cùng cha mẹ. Tuy thế, ông ta thừa nhận rằng việc sùng bái cá nhân có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc kết hợp đồng nhất cho phong trào. Điều nầy được chứng minh một lần nữa trong tác phẩm “Lenin Lives!: The Lenin Cult in Soviet Russia” của Nina Tumarkin, qua lời văn của chính ông Lenin:

“Chúng ta làm quá ít trong việc giáo dục người dân bằng những tấm gương và mô hình sống động, trung thực được lấy ra từ tất cả moi trường cuộc sống, nhưng điều nầy là một công việc chính yếu của báo chí trong suốt cuộc chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa cộng sản”.

Theo tác giả Robert Service, nhà lịch sử và tiểu sử, của tác phẩm “Lenin: A Biography” được xuất bản vào năm 2000, ông Lenin là

“một người hay u sầu và thay đổi, phơi bày sự thèm khát thực sự về bạo lực mặc dù không có ham muốn lôi cuốn chính cá nhân mình vào việc giết chóc.”

Theo tác giả Richard Pipes của tác phẩm “The Russian Revolution: 1899--1919” được xuất bản vào năm 1990, ông Lenin là

“một người có cái nét của sự tàn bạo và không phơi bày sự thương xót cho những người bị giết chết do nguyên nhân cách mạng”.

Và tác giả cũng khẳng định rằng điều nầy phát triển ra ngoài từ bản chất lạnh lùng hơn là thú tính tàn ác của ông ta.

Bài đã đăng: 


_______________________________

Những tài liệu tham khảo:

Vladimir Ilyich Lenin (1870--1924):

1- Trên trang en.wikipedia, “Vladimir Lenin”; “Nadezhda Krupskaya”; “February Revolution”; “Karl Marx”; “Revolution of 1905”; “1907 Tiflis bank robbery”.

2- Tác phẩm “Lenin Lives!: The Lenin Cult in Soviet Russia” của vị nữ Giáo sư lịch sử học của trường Cao đẳng Wellesley, có bằng Tiến sĩ từ Đại học Harvard, Nina Tumarkin, được xuất bản vào tháng 4/1997.

3- Bài viết trên nytimes “A Retrospective Diagnosis Says Lenin Had Syphilis” của C.J. Chivers trên vào ngày 22/06/2004.

4- Tác phẩm “Lenin: A Biography” của Robert Service được xuất bản vào năm 2000.

5- Tác phẩm “The Russian Revolution: 1899--1919” của Richard Pipes được xuất bản vào năm 1990.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo