Tuyên bố báo chí của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về tự do tôn giáo tín ngưỡng tại Việt Nam - Dân Làm Báo

Tuyên bố báo chí của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về tự do tôn giáo tín ngưỡng tại Việt Nam

Mẹ Nấm (Danlambao) - Vừa qua, khi trở thành thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã chấp nhận mời báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đến khảo sát về thực trạng Tự do Tôn giáo tại Việt Nam, sau 32 năm đóng cửa. Cũng cần nhắc lại, lần đầu tiên báo cáo viên đặc biệt về quyền Tự do Tôn giáo đến Việt Nam là vào năm 1982.

Trưa ngày 31/07/2014, ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo, tín ngưỡng đã có buổi họp báo tại Hà Nội để công bố kết quả sơ bộ chuyến thăm Việt Nam từ 21 - 31/7.

Báo cáo viên cho biết cuộc họp báo được tổ chức công khai cho tất cả các phóng viên và những cá nhân và tổ chức có quan tâm.

Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Bielefeldt nói: “Cấp quyền tự chủ cho các cộng đồng tôn giáo để hoạt động độc lập sẽ là một phép thử cho sự phát triển của tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam…Trong tình hình hiện nay, khả năng hoạt động cộng đồng độc lập là không an toàn và bị hạn chế.”

“Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng có tình trạng nhân quyền phổ quát phải được tôn trọng trước, và độc lập, bất kỳ hành vi cụ thể của chính hành chính”, ông nhấn mạnh.

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ ghi nhận những nỗ lực ngày càng tăng của chính phủ Việt Nam để cải thiện tự do tôn giáo hay tín ngưỡng qua công cụ pháp lý. Tuy nhiên, ông quan sát thấy rằng vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng là một thực tế ở Việt Nam.

“Những vi phạm đặc biệt ảnh hưởng đến các nhóm độc lập của Phật giáo, trong đó có Hòa Hảo-Phật tử, và các tôn giáo Cao Đài, một số cộng đồng Tin Lành và các nhà hoạt động trong Giáo Hội Công Giáo. “Tình trạng đăng ký chính thức với Chính phủ có đảm bảo rằng tự do tôn giáo, tín ngưỡng được tôn trọng đầy đủ”.

Trong báo cáo chưa chính thức được công bố ở buổi họp báo hôm nay, ông Bielefeldt đánh giá về các trường hợp vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng như sau:

- Thái độ nhìn chung là tiêu cực và tuỳ tiện đối với quyền của các nhóm thiểu số và cá nhân thực hành tôn giáo ngoài các kênh chính thức đã được thiết lập.

- Việc thường xuyên viện dẫn một cách thiếu cụ thể về “lợi ích của đa số” hoặc lợi ích của “trật tự xã hội”.

- Các điều khoản hạn chế quá rộng về nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói riêng.

- Cách trình bày không rõ ràng trong Bộ luật Hình sự, cụ thể là Điều 258 liên quan đến việc “lạm dụng” tự do dân chủ.

- Hệ thống tư pháp chưa có cơ chế truy đòi khắc phục pháp lý đủ hiệu quả mà người dân có thể tiếp cận dễ dàng…

Những điều kiện đó đã tạo ra một cơ chế dễ gây tổn thương cho một số cá nhân và cộng đồng nhất định.

- Báo cáo viên đặc biệt của LHQ cũng cho biết thêm: 

“Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy rằng một số cá nhân mà tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt chẽ bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào”

- Báo cáo viên đặc biệt sẽ trình bày báo cáo chính thức gồm các kết luận và kiến ​​nghị của mình vào kỳ họp thứ 28 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng 3 năm 2015.



_________________________________

Dưới đây là bản báo cáo bằng tiếng Việt về thực trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam:

http://www.ohchr.org/Documents/Issues/Religion/StatementVietnameseVersion31July2014.pdf



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo