Phan Châu Thành (Danlambao) - Ngày 14 tháng 10 năm ngoái, 2013, sau cái chết của tướng Giáp, tôi có viết một bài “Võ Nguyên Giáp: Bài toán sử lớn còn để lại?” cố gắng nhìn lại cuộc đời Giáp, nêu ra nhưng câu hỏi lớn về Giáp mà tôi chưa giải đáp được để đánh giá, nên tôi gọi là “bài toán sử lớn còn để lại”...
Hôm nay, vừa tròn một năm sau, cuối tháng 10/2014 này, vào trang Bauxite lại nhìn thấy ảnh Giáp như là logo của trang báo đó, tôi tự hỏi đến bao giờ những người lập và ủng hộ trang Bauxite mà tôi rất tôn trọng và đánh giá cao đó sẽ phải “thay logo”, vì dường như “ánh hào quang” của Giáp đã dần tắt lịm trong chỉ một năm qua và đang để lại những sự thật trần trụi chẳng có gì hay ho về Giáp cả?
“Bài toán sử VNG” sớm bắt đầu tự hé lộ lời giải?
Vâng, tôi cũng rất bất ngờ khi nhìn lại và thấy những câu hỏi lớn mình đã nêu ra về Giáp trong bài viết ngắn chỉ có 3 trang A4 trên, đã dường như đang được lịch sử lần lượt trả lời qua nhiều ngả rất bất ngờ khác nhau, như Hồi ký của ông Hoàng Tùng, các bài viết nghiên cứu của ông Bùi Anh Trinh, lá thư tay 16 trang được cho là của bà Bảy Vân vợ sau của Lê Duẩn, hay cả cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh, Hồi ký của các tướng Tàu là Trần Canh và Vi Quốc Thanh, Hồi ký của chính Giáp và các tường lĩnh CSVN khác, và nhất là bộ phim “Sống cùng lịch sử” tốn 21 tỷ của CSVN được công chiếu mà chẳng có ai xem - như bị dân tẩy chay (điều người ta khó có thể hình dung khi liên tưởng đến đoàn người rồng rắn viếng tang Giáp chưa đầy một năm trước đó ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội...), và nhiều tài liệu khác có thông tin gián tiếp về Giáp được công bố, hé lộ...
Khi viết bài “Võ Nguyên Giáp: Bài toán sử lớn còn để lại?” tôi không thể ngờ và không dám hy vọng các câu hỏi mình nêu ra sẽ có trả lời trong 5-10 năm tới, mà tôi đã nghĩ sẽ có thể lâu hơn thế nhiều. Có ai ngờ, đa số “câu hỏi sử” đó đã được trả lời khá sáng tỏ chỉ trong vòng đúng một năm, dù tất nhiên đó chưa phải là những đáp án cuối cùng, mà mới chỉ là những đáp án đầu tiên. Ngoài ra, tuy tôi rất nghi ngờ Giáp, nhưng tôi vẫn đánh giá Giáp cao một cách khách quan, nên đã gọi Giáp là “bài toán sử lớn” - “lớn” ở đây có nghĩa tích cực, có thể là vĩ đại, và không thể ngờ những sự thực được phơi bày ra lại chứng tỏ Giáp là kẻ nhỏ bé, chả “lớn” chút nào, còn rất tầm thường hèn hạ nữa!
Như vậy, cả những sự thực hèn kém phũ phàng, cả thời gian ngắn và cái cách lịch sử tự đem lại các câu trả lời cho “Bài toán sử Võ Nguyên Giáp” làm cho tôi đều thật bất ngờ, “thú vị” và hơi chua chát... “Huyền thoại” Giáp chỉ có thể thôi ư?!
Các câu hỏi sử và những lời giải đầu tiên
Trong bài viết một năm trước, tôi tạm chia cuộc đời Giáp làm 4 giai đoạn (bỏ qua 16 năm niên thiếu) để nghiên cứu và đều đã húc vào những câu hỏi chưa có lời giải cho từng giai đoạn đó về Giáp. Và ở đây, tôi cũng sẽ bám theo các giai đoạn và câu hỏi đó để trình bày tóm lược các câu trả lời về Giáp mà Lịch sử đã đem lại cho chúng ta trước đó và mới trong 12 tháng qua.
Tháng 12/1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh
giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Giai đoạn I (1927-1940): Đây là giai đoạn lập nghiệp của Giáp, và câu hỏi của tôi là: Thiên hướng và tài năng bộc lộ của Giáp là gì không rõ ràng (học luật mà thích coi mình là hậu duệ Napoleon)? Sự nghiệp ban đầu của Giáp mâu thuẫn với đường vợ con (vợ Giáp là Minh Thái em Minh Khai)? Có nhiều uẩn khúc trong lý lịch về vụ bãi khóa theo Quốc Dân đảng hay theo Xô Viết NT? Vụ học trường Albert Sarault và con nuôi chánh Phòng nhì Pháp...?
Trả lời các câu hỏi sử Giai đoạn I:
Giáp là con người hoang tưởng (coi mình là Napoleon của VN từ trẻ?), có thiên hướng không rõ ràng và rất cơ hội, không trung thực (sau này khai man lý lịch rất nhiều và viết hồi ký bịa công thường xuyên và chủ yếu). Ví dụ, năm 1931 Giáp bị bắt trong phong trào bãi khóa của học sinh ủng hộ Khởi nghĩa Yên Bái của Quốc Dân Đảng nhưng được Pháp tha (vì đã hợp tác?) và sau này khai lý lịch là bị bắt vì ủng hộ XVNT vốn xảy ra mấy tháng sau đó (khi Giáp đang bị giam và xử rồi)? Sau đó, Giáp lại được vào học ở Albert Sarault là nhờ Marty - chánh mật thám Pháp? Và chính Trường Chinh - TBT đảng CSVN tố cáo Giáp (cùng với bạn/bố bợ Đăng Thai Mai) là con nuôi Marty! (điều này nhiều người đã nói và gần đây nhất là như tố cáo của bà Bảy Vân vợ Lê Duẩn, xác nhận lại).
Như vậy, tất cả những nghi vấn về Giáp giai đoạn lập nghiệp này đều được trả lời một cách khá rõ ràng, logic với nội dung không thể tệ hại hơn về Giáp - về nhân cách một con người lúc vào đời.
Giai đoạn II (1940-1954): Đây là giai đoạn thăng tiến chính, nhanh và duy nhất của Giáp. Câu hỏi chính và lớn nhất về cuộc đời Giáp là về giai đoạn thăng tiến này. Đó là, tại sao Giáp đã thăng tiến nhanh như thế sau khi bỏ lại vợ trẻ là Minh Thái chết trong tù của Pháp để theo Đồng sang Pháp đón Hồ về hang Pắc Bó (bây giờ đã nằm ở phía bên kia biên giới Việt-Trung)?
Trả lời các câu hỏi sử Giai đoạn II:
Phải thú nhận là, một nửa câu hỏi quan trọng bậc nhất về Giáp này vẫn chưa có lời giải đáp mới. Chúng ta vẫn chỉ biết, từ một kẻ tay ngang 39-40 tuổi năm 1940-1941 Giáp đột nhiên sang Tàu đón Hồ về, vào đảng CSVN và từ đó thẳng tiến vùn vụt như Hồ, là cánh tay phải “quân sự” của Hồ trong suốt thời gian này mà không có khả năng lãnh đạo chiến tranh, kiến thức quân sự cũng như tư cách làm tướng. Bí mật về Giáp vẫn bao trùm giai đoạn 1940-1949... chưa có lời giải rõ ràng.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu mới về giai đoạn cuối 1950-1954 của Giai đoạn II này đã chứng tỏ rõ ràng thực tài làm tướng của Giáp là không có, đạo đức cầm quân của Giáp là hèn hạ - chỉ cướp công, nướng quân, trù dập người tài... và liêm sỉ làm người cũng không có (gian dối, bịa đặt và bóp méo lịch sử...)
Theo Hồi ký của Trần Canh, Vi Quốc Thanh, thư tố cáo của Bảy Vân, Hồi ký Hoàng Tùng, Hồi ký Hùm xám đường số 4 Đặng Văn Việt, và rất nhiều tài liệu khác... thì Giáp không có một chiến công quân sự nào, từ trận đầu ở biên giới Việt-Trung đồn Đông Khê ngày 16&17/9/1950 đến trận cuối Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954. Tất cả đều là công chỉ huy chiến lược của các cố vấn quân sự Tàu là Trần Canh và những người khác hoặc công lao chỉ huy chiến thuật của các sĩ quan Việt Nam cấp dưới của Giáp (được Tàu đào tạo bên kia biên giới - gọi là bộ đội Lưỡng Quảng) nhờ họ không chịu nghe lệnh (ngu) của Giáp mà lập nên, chứ Giáp chỉ có sai lầm, do kém, do hèn nhát (xa trận địa), và nướng quân...
Ví dụ, trận Đông Khê trên đường số 4 do Trần Canh chọn đánh mở màn và chỉ huy (Giáp chọn đánh Cao Bằng và bị Trần Canh bác bỏ), và công đầu tại trận là do Trung đoàn trưởng 174 Đặng Văn Việt đánh không theo chỉ huy từ quá xa của Giáp...
Và ví dụ, trận cuối cùng Điện Biên, theo Hồi ký Hoàng Tùng (đặc phái viên của Trung ương đảng CSVN ở Điện Biên), Giáp chọn đánh nhanh thắng nhanh và đã nướng sạch 23 ngàn quân trong hai đợt tấn công đến tháng 3/1954, chỉ cón vài ngàn quân và vài ngày lương thực đạn dược, nên CSVN phải xin tướng Vi Quốc Thanh xin Mao thêm 7,000 quả đại bác, 30 khẩu đại bác 108ly và nhiều vũ khí đạn dược nữa của Tàu, xin Hồ cấp thêm thêm 25 ngàn quân mới, xin Chinh cướp 11,000 tấn thóc giống của dân Thanh Hóa để ăn (gây nên nạn chết đói 1954 ở xứ Thanh, sau đó Hồ/Mao phải xin Khrútsev mua gấp 150,000 tấn gạo từ Thái chở sang cứu để nạn đói không lan ra cả nước). Rồi sau đó Mao duyệt phương án của Vi Quốc Thanh đánh chậm đánh chắc sở trường của Tàu (đào hầm tiếp cận đặt bộc phá, với người thực hiện xuất sắc là Nguyễn Chí Thanh...). Tóm lại, ở Điện biên Giáp chỉ có tội lớn!
Không những thế, trong hồi ký của mình sau này (cuốn “Đường đến Điện Biên Phủ”) Giáp còn gian trá cướp công của tất cả mọi người khác đó và các trận thằng đó (từ Đông Khê đến Điện Biên) cho mình...
Thế cho nên, sau 1954, toàn quân mừng công, nhận thưởng huân huy chương cho nhau, Giáp tự xưng “công đầu” nhưng lại bị Hoàng Tùng và Lê Đức Thọ khước từ cho bất cứ huân huy chương nào mà Hồ, Duẩn, Chinh... đều đồng ý!
Như vậy, tuy chưa có trả lời gì thêm về giai đoạn 1940-1949 Giáp đã thực sự làm gì, nhưng 1950-1954 lại thực sự không phải giai đoạn lập công của Giáp chút nào, mà là ngược lại hoàn toàn - Giáp là kẻ cản mũi kỳ đà và cướp công của các cố vấn Tàu và các sĩ quan cấp dưới Giáp. Điều đó giải thích thái độ của đa số tướng lĩnh quân đội CSVN (những người biết chuyện) rất coi thường Giáp sau này, còn cấp dưới chỉ nghe theo tuyên truyền của CS không dám nói đến công trạng của các cố vấn Tàu (lộ ra sự can thiệp của Tàu vào chiến tranh Đông Dương ra thế giới) thì tưởng mọi chiến thắng là nhờ “thiên tài” của... Giáp. Những người lính Điện biên “tự hào về Giáp” là thuộc số 25 ngàn lính bổ sung đợt cuối và thắng lợi theo cách đánh của Tàu mà không biết... Thế nên mới có vụ “rồng rắn đưa ma” Giáp 1 năm trước đây.
Giai đoạn III (1955-1976): Tôi đã gọi “đây là giai đoạn huy hoàng may mắn của tướng Giáp”, thực ra phải gọi đây là giai đoạn “cáo già Giáp khệnh khạng đi trong bóng cọp” mới đúng. Thời trẻ, Giáp có con cọp đầu tiên là phòng Nhì Pháp? Giai đoạn II trên, Giáp ăn may có con cọp Tàu thắng Pháp mà không được lộ diện. Và đến giai đoạn III này Giáp lại đã có con cọp mới là cộng sản Liên xô với chủ nghĩa xét lại “chung sống hòa bình” rất hợp với tâm địa hèn nhát (mà đã có rất nhiều hư vinh) của Giáp!
Hai câu hỏi sử về Giáp giai đoạn này là:
1- Tại sao Giáp bị CSVN (Duẩn-Thọ và sau lưng là Hồ) đánh gián tiếp rồi cô lập trong vụ án “xét lại chống đảng” mà không bị diệt luôn? Và,
2- Giáp có công lao gì trong cuộc chiến Đông Dương thứ hai (chiến tranh Nam-Bắc 1960-1975), hay không?
Trả lời các câu hỏi sử Giai đoạn III:
Cả hai câu hỏi trên đều đã được trả lời thỏa đáng trong các tài liệu mới sau này.
Thứ nhất, câu sau trước, cũng như cuộc chiến Đông Dương lần I, Giáp chẳng có tí ti công trạng nào trong cuộc chiến thứ hai mà Giáp vẫn là “đại tướng bộ trưởng Quốc phòng” và “tổng chỉ huy” quân đội VN. Theo thư bà Bảy Vân, để vô hiệu hóa Giáp từ 1956 nấp sau “con cọp” Liên xô, Hồ và Duẩn phải chia đôi Bộ chính trị thành ban A (miền Bắc XHCN) và ban B (đánh miền Nam), mà Giáp là tướng lại trong ban A: xây dựng XHCN. Chúng ta cũng biết, thời đó “xây dựng XHCN” tức là nhịn đói và nhận viện trợ toàn diện từ Nga và Tàu để sống trong hầm, trong hang tránh bom đạn rồi lo đẻ cho nhanh cho nhiều để cung cấp người cho quân đội CS đánh miền Nam, còn ban B là nhận người từ ban A đẻ ra, nhận trang bị, lương thực súng đạn từ Nga và tàu rồi kéo vào Nam “giải phóng”... Như vậy, ở ban A, Giáp lo “sinh đẻ theo kế hoạch tuyển quân” là đúng rồi (mặc dù chức vụ đó Giáp chỉ chính thức phụ trách sau này).
Năm 1969 Hồ chết. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên xô là Côsưgin sang dự lễ tang phải trực tiếp xin Duẩn và đảng CSVN cho Giáp tham gia vào việc đánh nhau, nhưng Duẩn lờ đi...
Và câu hỏi đầu tiên: Giáp có bị oan trong vụ xét lại chống đảng? Không. Giáp chỉ bị cô lập là may, không phải vào tù như tất cả đàn em “xét lại”, là vì CSVN còn sợ (vì còn rất cần) CS LX giúp đánh nhau với Mỹ (một mình Tàu giúp không đủ vì Tàu chưa mạnh và không có vũ khí hiện đại...). Thế là với bản chất “cáo hèn núp bóng hổ tưởng mình oai”, Giáp được tiếp tục núp con cọp thứ ba trong đời Giáp là CS Liên xô, vì Giáp sau 1954 đã kịp chạy theo LX, như năm 1930 đã theo Pháp và 1940 đã theo Tàu-Hồ!
Tóm lại, như tôi đã nói trong bài trước, Giai đoạn III của đời Giáp chỉ giải được khi hiểu bản chất của Giáp qua hai giai đoạn trước. Và vì chỉ trong một năm qua nhiều tài liệu sử đã lộ rõ bản chất lưu manh cơ hội “cáo núp đuôi cọp” ngoại của Giáp, nên giai đoạn III đời Giáp đã được giải mã khá rõ ràng, logic. Cáo Giáp đã đổi chủ ba lần...
Giai đoạn IV (1976-2013): 37 năm cuối đời bi hài của Giáp mà tôi nói có thể khắc họa bằng một trong ba chữ, tùy quan điểm cá nhân: nhẫn, nhục, hèn. Chữ nào đây? Nay, tôi xin bỏ đi chữ đầu: nhẫn. Theo tôi, Giáp cũng không xứng chữ đó, vì chữ nhẫn chỉ có khi người ta có chí lớn, tâm lớn kia! Còn Giáp? Sic!
Trả lời các câu hỏi sử Giai đoạn IV:
Đó cũng là câu hỏi sử và câu đáp sử về giai đoạn cuối này của cuộc đời Giáp. Ít ra, tôi cũng đã (mượn trí khôn nhân loại mà) nói đúng: Người ta bắt đầu ra sao thì kết thúc như vậy. Ở giai đoạn lập nghiệp, Giáp đã mượn râu hùm phòng Nhì Pháp để len lỏi lên, nhưng nghe chừng hùm Pháp sẽ chết sớm nên Giáp chạy sang núp bóng cọp Tàu (hay được Pháp giao nhiệm vụ?). Ở giai đoạn cuối này, Hùm LX mà Giáp nấp mượn bóng để tồn tại đến 1990 cũng laị bị toi, nên Giáp từ đó chỉ còn thoi thóp đời sống thực vật, không thể quay về với cọp Tàu được, Giáp vô chủ, chả dọa, lừa ai được nữa. Dần dần Giáp sẽ trần truồng như khi mới sinh ra thôi, chỉ có ba con dấu “Có Chủ” trong cuộc đời Giáp thì vẫn còn trơ ra cùng lịch sử, không gọt rửa được, để nhân dân phán xét.
Sơ kết sau 1 năm - 10/2013-10/2014
Thế là, dù đa số câu hỏi về đời Giáp tôi tự đặt ra trong bài viết một năm trước đã được lịch sử khách quan trả lời ít nhiều, đã có đáp án đầu tiên, nhưng vẫn còn đó câu hỏi về giai đoạn 1940-1949 của đời Giáp chưa có lời giải rõ ràng. Và nhất là còn phải kiểm chứng (những gì đã tạm biết) với những đáp án khác sẽ có nữa và với sự thực lịch sử khách quan. Thế cho nên, nhiệm vụ của tôi tự đặt ra cho mình - như “nhà sử học trong dân, bình dân” - vẫn chưa được hoàn tất, và bài này vì thế chỉ là sơ kết cho các lời giải của “Bài toán sử VNG” mà thôi.
Tôi lại tiếp tục tự đặt câu hỏi cho mình và gửi vào vũ trụ, hy vọng lịch sử, vũ trụ sẽ giúp tôi, qua nhiểu ngả nhiều cách rất bất ngờ như vũ trụ vốn kỳ diệu thế, như lịch sử vốn minh bạch vô biên thế, sẽ trả lời cho tôi. Lần này, tôi bạo dạn hy vọng trong ba năm tới sẽ (được giúp) giải xong hoàn toàn “bài toán sử VNG” đã trở nên không còn thú vị thơm tho gì mấy nữa này...
Giáp đã chết và hết chủ sau ba lần đổi chủ, nhưng đảng CSVN thì vẫn còn chủ, là cọp Tàu. Tôi muốn giải “bài toán sử VNG” là vì muốn giải những bài toán sử đẫm máu khác của CSVN như “Bài toán sử Hồ”, “Bài toàn sử Đồng”, “Bài toán sử CSVN”... để mong góp thêm chút xíu xíu gì chăng giải thoát cho dân Việt lầm than khỏi CSVN. Tôi tin lịch sử và vũ trụ vẫn sẽ giúp tôi trong những mong ước nhỏ bé nhưng chân chính đó...
Thực ra, mỗi “bài toán sử” của CSVN chính là một “bài toán xử” CSVN của nhân dân Việt Nam.
Sài Gòn, 22/10/2014