Phương Bích - Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan không còn là chuyện của lề dân bàn luận, mà truyền thông nhà nước cũng đã lên tiếng. Nói thì phải đi đôi với làm. Khi những người thấy hành trình kêu oan của cha mẹ tử tù đơn độc quá, trước cái chết cận kề của con họ, thì cùng đến với vợ chồng họ ra vườn hoa Lý Thái Tổ, cùng kêu giời kêu đất, kêu làng kêu nước cứu con họ. Tòa thì đóng cửa rồi. Chỉ còn biết ra giữa giời mà kêu thế này. Yêu cầu chỉ là hoãn thi hành án, để điều tra lại. Đi tìm sự thật có phải là phản động không? Có xấu xa không? Có bôi gio trát trấu vào mặt ai không?
Thế mà người đàn bà này đã bảo chúng tôi làm xấu mặt thủ đô, làm xấu mặt bà ta, khi chúng tôi đứng cùng bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng để kêu oan với giời đất. Tôi hỏi bà ta có biết chúng tôi kêu cái gì không, thì bà ta nói không cần biết. Thế là loại người gì? Không biết người ta làm gì mà dám nói họ làm xấu mặt mình ư?... Tôi gọi người đàn bà này là NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TIM!
*
Thông thường thấy có đám ma, người không quan tâm thì khỏi nói, còn người quan tâm thì hỏi thăm vài câu, xem người mất già hay trẻ, ốm đau hay tai nạn v.v.... Thấy cảnh thương tâm thì chép miệng: Tội nghiệp!
Nói lan man một chút. Có câu: Biết thì thưa thốt. Không biết, dựa cột mà nghe.
Để biết được thì phải nghe, phải đọc. Mà đọc, rồi nghe kể lại cũng chưa chắc đã hiểu, lại phải nghe giải thích tỉ mỉ rồi may ra mới thưa thốt được.
Mặc dù trong cuộc sống, không ít chuyện sai lầm dẫn đến oan trái. Oan về danh dự hay tiền bạc có thể hóa giải được, nhưng oan về mạng người thì vô phương cứu chữa. Thế nên khi thấy có người kêu oan, thì cũng phải xem xét cho thấu đáo. Thấy có nghi vấn thì phải đồng lòng lên tiếng. Không đơn giản chỉ là chữa cháy cho nhà hàng xóm để nó khỏi lan sang nhà mình, mà còn là vấn đề lương tâm con người.
Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan không còn là chuyện của lề dân bàn luận, mà truyền thông nhà nước cũng đã lên tiếng. Nói thì phải đi đôi với làm. Khi những người thấy hành trình kêu oan của cha mẹ tử tù đơn độc quá, trước cái chết cận kề của con họ, thì cùng đến với vợ chồng họ ra vườn hoa Lý Thái Tổ, cùng kêu giời kêu đất, kêu làng kêu nước cứu con họ. Tòa thì đóng cửa rồi. Chỉ còn biết ra giữa giời mà kêu thế này. Yêu cầu chỉ là hoãn thi hành án, để điều tra lại. Đi tìm sự thật có phải là phản động không? Có xấu xa không? Có bôi gio trát trấu vào mặt ai không?
Thế mà người đàn bà này đã bảo chúng tôi làm xấu mặt thủ đô, làm xấu mặt bà ta, khi chúng tôi đứng cùng bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng để kêu oan với giời đất. Tôi hỏi bà ta có biết chúng tôi kêu cái gì không, thì bà ta nói không cần biết. Thế là loại người gì? Không biết người ta làm gì mà dám nói họ làm xấu mặt mình ư?
Thậm chí khi tôi đưa bài báo của báo Pháp luật, đưa tin về vụ 16 năm tù oan chỉ vì cung cấp thông tin kẻ giết người cho người đàn bà này đọc, thì bà ta gạt phắt đi, bảo không lạ gì chúng tôi nên không thèm đọc. Tôi nhắc bà ta đây là báo nhà nước, bà ta vẫn kiên quyết không nhòm vào xem có đúng không. Bà ta khăng khăng khẳng định chúng tôi làm điều này vì tiền.
Khốn nạn thật!
Nếu bà ta không biết bản chất của sự việc, mà phản đối thì đó là loại người ngu dốt. Còn nếu biết rõ mà không quan tâm là loại người vô cảm, thậm chí là vô lương tâm. Quan tâm mà cho là làm vì tiền là loại người vô sỉ.
Tôi gọi người đàn bà này là NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TIM!
*
Khi NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TIM này chụp ảnh chúng tôi, có người chụp ảnh lại thì bà ta đòi đập máy ảnh của họ. Bà ta đập tay vào tờ giấy ghi: "Công lý cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng" một cách thô bạo, cố tình nhằm làm rách tờ giấy. NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TIM này lộ rõ bộ mặt lưu manh khi xưng hô mày tao với Trương Văn Dũng, và đòi đánh anh ta.
Tôi nói với công an, lưu manh có rất nhiều bộ mặt. Lưu manh cổ cồn chẳng hạn, và trường hợp này thì lưu manh mang bộ mặt NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG TIM!
Xin đăng kèm một status trên facebook của tôi:
Nhân một còm, dẫn nhà em tới nhà một nick, thấy có đường link viết: Tại sao No-U kêu gọi biểu tình cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng?
Nhà em không đọc, nhưng đoán được tinh thần. Nên nhà em lại xin phép cả làng cả tổng, trích dẫn lại lời giới thiệu của nhà xuất bản Pháp lý, trong cuốn "Thanh gươm công lý", xuất bản năm 54. Trong cuốn truyện này, nhờ những người bạn mới quen, những nhà báo có lương tâm, đã phát động một cuộc biểu tình lan rộng trong toàn quốc, buộc tòa án đại hình phải xét lại vụ án, người bị tù oan mới được trắng án sau 15 năm ngục tù.
Thế đấy, cứu được một người, đôi khi phải nhờ đến cả trách nhiệm và lương tâm của cả xã hội. Nếu rỗi hơi mà cứu được người thì hãy cứ rỗi hơi đi các bạn DLV nhá.
"Lưỡi gươm công lý xuất bản năm 1954. Nội dung cuốn sách viết về vụ án giết người đã xảy ra mười lăm năm trước, tưởng rằng Ri Mát ri- thủ phạm của vụ án , sẽ vĩnh viễn chịu mức án chung thân. Nhưng mười lăm năm sau, người con của Ri Mát-ri là Pôn Mát-ri đã rời bỏ cuộc sống cao sang để trở về với “cội nguồn” – nhận lại dòng họ người cha, gạt bỏ mọi mặc cảm và dư luận. Pôn đã đi ngược dòng thời gian tìm đến những người trực tiếp chứng kiến vụ án trước kia để xác minh sự thật. Pôn đã trải qua những ngày tháng hết sức gian lao của cuộc sống”dưới đáy”xã hội, làm thuê cho các chủ hiệu nơi Pôn đến. Đói rét, bênh tật cộng với sự theo dõi gắt gao của Sở cảnh sát và những lời đe dọa của những kẻ mệnh danh đại diện cho pháp luật, bảo vệ công lý. Song, với tình cảm cha con, với sự giúp đỡ chân tình của bạn bè, trong đó có Lê-na. người hết mực yêu anh. Đặc biệt là được sự giúp đỡ tích cực của lớp người tiến bộ như E-voi chủ bút của tờ báo “Crô-ních” và Đăn, phóng viên của báo, kết hợp với dư luận của quần chúng nhân dân; cuối cùng, Pôn đã vượt qua mọi trở ngại, vạch trần sự thật bất minh của vụ án, buộc tòa án phải mở phiên tòa đại hình xử lại vụ án Ri Mát-ri. Bản án mười lăm năm trước phải hủy bỏ. Ri Mát-ri được trả tự do.
Qua Lưỡi gươm công lý, Crâu-nin phản ánh những năm 30 của xã hội Anh, thực chất là sự thối tha đồi bại của nền Tư pháp nước Anh – “với những vị bồi thẩm dốt nát, không có mảy may kiến thức chuyên môn” và tệ hại hơn nữa, chúng đã tạo bước đường công danh của mình bằng sự chà đạp lên số phận của mỗi con người mà Ri Mát-ri là nạn nhân điển hình. “Đó là một hệ thống Tư pháp chỉ biết dựa vào suy đoán chủ quan,vào lời khai của những nhân chứng không xứng đáng hoặc không đủ tư cách, một chế độ xã hội luôn thao túng sự lộng hành, buông lỏng nạn tha hóa và tất cả những trò bipk bợm gian xảo khác trong việc thừa hành các chức vụ của bộ máy Nhà nước”. Đại diện cho nền Tư pháp ấy chính là Mát-đuy Prốt – Viện trưởng Viện kiểm sát, kẻ đã ngoi lên bằng thói nịnh bợ, bằng vu khống, thậm chí cả bằng máu và chém giết. Crâu-nin đã khắc họa chân dung Mát-đuy Prốt với tất cả bản chất xấu xa đồi bại của một kẻ mưu mô và độc ác, kẻ cầm đầu của một thế lực trong nền Tư pháp nước Anh – một viên Tư pháp luôn được bộ máy tuyên truyền rêu rao là tiên tiến nhất thế giới, nhưng trên thực tế lại chuyên áp dụng những thể chế của thời trung cổ. Nói đúng hơn, những kẻ như Mát-đuy Prốt là hiện thân của thế lực cầm quyền đang ngự trị nước Anh, những kẻ chuyên dùng quyền lực, chà đạp lên nhân phẩm con người. Đối với các nhân vật phản diện, trong khi mô tả, ngòi bút Crâu-nin càng tỏ ra sắc sảo khi vạch trần sự xấu xa đê tiện một cách không thương tiếc bao nhiêu thì ngược lại những nhân vật chính diện như Pôn Mát-ri, Lê-na,... ngòi bút của ông lại ưu ái bấy nhiêu. Ở Pôn lúc nào chúng ta cũng bắt gặp niềm khát khao vươn tới công bằng trong xã hội.
Xuất bản tiểu thuyết Lưỡi gươm công lý, Nhà xuất bản Pháp lý muốn cung cấp cho bạn đọc trong ngành một kinh nghiệm xương máu, một bài học mẫu mực mà bất cứ một nền Pháp lý nào cũng phải suy nghĩ và lý giải nhằm tránh những sai sót đáng tiếc, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội. Đồng thời qua Lưỡi gươm công lý, với sự phê phán nghiêm khắc, có tính giai cấp nền pháp luật Tư sản nói riêng, xã hội Tư bản nói chung, bạn đọc có điều kiện so sánh để càng thấy rõ hơn tính ưu việt của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và của chế độ xã hội chủ nghĩa."